Viêm khớp vảy nến khiến người bệnh thường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều đến các bộ phận khác trên cơ thể. Như lẽ thông thường, thì người bị bệnh vảy nến sẽ bị ảnh hưởng bởi các chi dưới. Cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ hơn về bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!
Viêm khớp vảy nến là gì?
Là một căn bệnh viêm khớp mãn tính, được phát triển bệnh từ những người bị bệnh vảy nến. Người bị bệnh này thường có nguy cơ dẫn đến việc phá hủy khớp hoàn toàn, mất đi chức năng vận động của cơ thể và nguy cơ tàn phế suốt đời.
Theo như một nghiên cứu gần đây nhất cho thấy cứ 100 người mắc chứng bệnh vảy nến sẽ có tới 20 người mắc bệnh bị viêm khớp. Đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, chính vì vậy bạn cần phải có phương pháp phòng chống bệnh một cách hiệu quả nhất nhé.
Triệu chứng viêm khớp vảy nến
Đối với những người mắc bệnh viêm khớp vảy nến, những triệu chứng hay gặp sẽ được nêu ra ở dưới đây, giúp bạn sớm phát hiện ra và phòng bệnh sớm nhất có thể nhé:
- Biểu hiện đầu của bệnh thường là rất nhẹ, sau đó nặng dần sẽ dẫn đến những triệu chứng như sưng đau, cứng khớp, thường không đối xứng với một vài khớp, và điển hình nhất lại là khớp ngón tay.
- Ngón tay, ngón chân của người bệnh bị sưng toàn bộ hoặc có thể là một vài ngón tay, ngón chân. Thường thì ngón chân sẽ gặp phải đau nhiều hơn so với những ngón tay.
- Có những biểu hiện chấm đỏ hoặc những mảng trên nền viêm đỏ thường được phủ nhiều lớp và rất dễ bong, có thể bị tróc vảy và màu trắng đục như nến. Thường gặp ở những mặt trước của tay, chân, da đầu… và một số chỗ khác nữa trên cơ thể.
- Biểu hiện ở trên những ngón tay, như việc đổi màu ngón tay, có những vết rỗ như tổ ong bất thường hoặc cũng có trường hợp bị bong móng nữa nhé.
- Các biểu hiện hay gặp khác như viêm kết mạc, loét miệng, loét niệu đạo…
- Thiếu máu: Đây là hiện tượng hay gặp ở người bệnh do sự thiếu hụt hồng cầu trong cơ thể, dẫn đến hiện tượng khó thở và là nguyên nhân chính dẫn đến đau đầu. Chính vì vậy nếu có hiện thiếu máu, bạn cần phải bổ sung ngay những thực phẩm có chứa nhiều sắt, giúp cơ thể sớm ổn định lại được bình thường nhé.
- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi và cảm giác rất khó chịu trong người.
- Đau khớp lưng, cổ: Đối với những người bị bệnh viêm khớp vảy nến thường sẽ có thể dẫn đến những bệnh như viêm cột sống, gây đau lưng và cả những đốt sống đi xung quanh nó.
Nguyên nhân viêm khớp vảy nến
Đây có thể được coi là một căn bệnh khá nghiêm trọng, ảnh hưởng rất nhiều đối với đời sống của bạn sau này. Chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh viêm khớp vảy nến để từ đó có thể phòng tránh được bệnh một cách tốt nhất:
Bệnh do di truyền
Thường những bệnh nhân đã mắc viêm khớp vảy nến, sẽ có người nhà bị bệnh hoặc tiền sử của bệnh vảy nến. Đây cũng có thể một trong những lý do mắc bệnh này mà không phải do bất cứ yếu tố từ bên ngoài nào khác.
Viêm khớp vảy nến do môi trường
Đây là yếu tố do tác động từ những yếu tố từ bên ngoài, như tiếp xúc với những chất phóng xạ, chất độc hại, nhiễm virus hoặc vi khuẩn… Chính vì đây là yếu tố bên ngoài, nên bạn dễ dàng có thể phòng tránh bằng cách thường xuyên đeo khẩu trang. Rửa tay sạch sẽ, sau khi đi ra ngoài, không đến những nơi có môi trường ô nhiễm, bầu không khí không trong sạch.
Độ tuổi dễ bị mắc bệnh
Đối với những người mắc bệnh, thường xuất hiện chủ yếu ở độ tuổi 30 cho đến 35. Người bị mắc bệnh sẽ không phân biệt nam, nữ. Cả nam và nữ đều có khả năng mắc bệnh là hoàn toàn giống nhau.
Cách điều trị bệnh viêm khớp vảy nến hiệu quả
Hiện nay, các bác sĩ cho hay vẫn chưa có một phương pháp nào điều trị được bệnh được một cách hiệu quả và dứt điểm được. Tuy nhiên, vẫn có một vài phương pháp giúp bạn tạm thời khống chế được căn bệnh nguy hiểm này. Cùng chúng tôi tìm hiểu những phương pháp đó qua những điều dưới đây nhé:
Trước khi bước đến quá trình khám để điều trị bệnh, người bệnh cần phải:
- Chụp X- quang với mục đích chính để xác định được sự biến dạng của khớp.
- Chụp MRI để giúp bạn thường xuyên theo dõi sự phát triển về bệnh của bản thân bạn.
- Xác định những yếu tố cần thiết để xem bản thân có thật sự bị thấp khớp không. Thường những yếu tố như dạng thấp RF chỉ xuất hiện ở những người bị thấp khớp chứ không phải bị viêm khớp vảy nến.
Người bệnh cần hết sức chú ý đến việc uống thuốc, bệnh nhân cần uống thuốc đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa nhé. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc ngoài tiệm thuốc khi không được sự hướng dẫn của bác sĩ nhé.
Sau khi khám tại các phòng khám, những bệnh viện và đã xác định chính xác được bệnh. Bệnh nhân cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ: Retinoids, Calcipotriene, Acitretin, Corticosteroid, Isotretinoin. Có thể dùng tia UVB, PUVA (psoralen + UVA) để điều trị.
Một số lưu ý khi bị bệnh viêm khớp vảy nến
- Người bệnh cần có những phương pháp chăm sóc cơ thể một cách tốt nhất tại nhà. Có hướng phát triển hơn khi áp dụng vật lý trị liệu, theo đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, luôn giữ cho bản thân một sức khỏe dồi dào để tránh bị nhiễm bệnh nặng hơn.
- Cần phải kiểm soát cân nặng một cách hợp lý, vì tình trạng thừa cân cũng rất dễ là nguyên nhân dẫn đến bệnh này.
- Để có thể giảm đau nhanh chóng, bạn cần dùng đến phương pháp như chườm nóng, chườm lạnh để giảm đau một cách hiệu quả nhé.
- Tránh tiếp xúc da nhiều với ánh nắng mặt trời, chú ý khi đi ra ngoài cần phải che chắn thật kỹ nhé.
- Tránh sử dụng những chất kích thích, nhằm giảm khả năng miễn dịch với bệnh như: rượu, bia, thuốc lá
Người bị bệnh viêm khớp vảy nến, thường không có khả năng chữa khỏi được hoàn toàn. Hy vọng, qua bài viết trên có thể giúp các bạn phần nào biết được nguyên nhân cũng như cách phòng tránh bệnh một cách hiệu quả nhất nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh và có một sức khỏe như ý nhé.
>> Tìm hiểu:
- Viêm khớp cổ tay là gì? Cách chữa viêm khớp cổ tay phù hợp nhất
-
Viêm khớp nhiễm khuẩn tiêu chuẩn chẩn đoán và phác đồ điều trị hiệu quả