Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Tập luyện thể dục, thể thao là phương pháp quan trọng trong việc điều trị thoát vị, tuy nhiên không phải ai cũng biết nên tập gì. Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp 10 bài tập được các chuyên gia khuyên dùng để cải thiện bệnh hiệu quả.
Thoát vị đĩa đệm nên tập gì?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng các đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí thông thường, gây chèn ép vào cột sống, dây thần kinh khiến người bệnh gặp những cơn đau khó chịu. Để điều trị hiệu quả bệnh thoát vị đĩa đệm, người bệnh cần kết hợp linh hoạt các phương pháp. Trong đó, điều trị bệnh bằng các bài tập luôn được khuyên dùng vì tính an toàn và hiệu quả cao, lâu dài.
Khi bị thoát vị đĩa đệm người bệnh có thể tập luyện các bài tập như:
Đi bộ
Đi bộ thích hợp với mọi tình trạng bệnh liên quan đến xương khớp. Đây là bài tập đơn giản, dễ thực hiện và không gây tác động mạnh đến xương khớp. Đi bộ thường xuyên sẽ tăng sự vững chắc và linh hoạt cho xương khớp, tăng cường tuần hoàn máu và nâng cao sức khỏe rõ rệt.
Yoga
Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Tập Yoga không chỉ hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp mà còn giúp cơ thể dẻo dai, phòng ngừa được nhiều căn bệnh nguy hiểm. Tập Yoga sẽ giúp giãn cơ, giảm tình trạng căng cơ và tê bì chân tay, giảm áp lực lên vùng đĩa đệm.
Bơi lội
Bơi lội cũng là câu trả lời thoát vị đĩa đệm nên tập gì. Đây là bộ môn giúp thư giãn gân cốt, tăng sự linh hoạt ở các khớp xương, giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh thoát vị đĩa đệm chỉ nên tập bơi vừa sức, không nên bơi quá lâu hoặc bơi với những tư thế khó gây ảnh hưởng cột sống.
10 bài tập yoga cho người thoát vị đĩa đệm cột sống
Những bài tập yoga giải đáp thoát vị đĩa đệm nên tập gì gồm có:
Tập Yoga nhẹ nhàng
Bài tập này, người bệnh chỉ cần ngồi khoang chân trên một chiếc thảm Yoga chuyên dụng. Bạn để tay thả lỏng kết hợp với việc hít thở đều đặn, nhịp nhàng. Bài tập này giúp bạn cân bằng cơ thể, thư giãn và giảm đau hiệu quả. Bạn có thể tập mỗi ngày, mỗi lần tập không nên ngồi quá 10 phút. Bài tập Yoga nên thực hiện vào buổi sáng sớm để mang đến hiệu quả điều trị tốt nhất.
Tư thế hít đất
Bạn sử dụng một chiếc thảm Yoga và nằm sấp lên thảm. Đặt 2 khủy tay xuống sàn và kiễng mũi chân lên để tạo thăng bằng cho cơ thể. Sau đó, từ từ điều chỉnh cho để lưng thẳng, giữ yên tư thế trong khoảng 30 phút và lặp lại 10 lần.
Bài tập nâng chân
Bạn thực hiện bằng cách nằm ngửa trên sàn nhà, để tay duỗi thẳng, hóp cơ bụng. Sau đó, co một chân lên tạo hình tam giác với sàn nhà, chân kia từ từ đưa lên và duỗi thẳng trên không. Bạn giữ nguyên tư thế đó trong 10 giây rồi thực hiện tương tự đối với chân kia.
Sau khi bạn đã quen với bài tập, bạn có thể kết hợp nâng chân cùng với tay để tăng hiệu quả cải thiện tình trạng bệnh. Mỗi lần tập, bạn chỉ nên tập trong khoảng 10 phút.
Động tác gập người
Bạn nằm ngửa trên một mặt phẳng, co 2 chân tạo thành hình tam giác với mặt sàn. Tiếp theo, bạn duỗi thẳng 2 tay lên phía trước, từ từ nâng đầu và vai lên, giữ tư thế trong khoảng 5 giây rồi từ từ hạ người xuống. Bạn thực hiện khoảng 10 lần trong một lần tập.
Nếu bạn chưa quen với động tác này, bạn có thể để tay ra phía sau gáy để nâng cơ thể lên dễ dàng hơn.
Bài tập hình cánh cung
Bạn thực thiện bằng cách nắp úp xuống sàn, chống 2 tay lên sàn và từ từ nâng cả cơ thể lên cao hết mức có thể, giữ nguyên tư thế này trong 5 giây rồi mới hạ xuống. Trong khi thực hiện, bạn cần giữ thẳng lưng, tay và đầu.
Bài tập nghiêng đầu
Bài tập nghiêng đầu phù hợp với những người đang bị thoát vị đĩa đệm cổ. Bạn ngồi khoanh chân trên một mặt phẳng, giữ thẳng lưng. Tiếp theo, thực hiện nghiêng đầu sang bên phải kết hợp với kéo vai phải xuống, giữ nguyên tư thế trong 10 giây. Sau đó, thực hiện tương tự với phần vai còn lại. Mỗi lần tập hay lặp lại động tại khoảng 5 lần cho mỗi vai.
Bài tập kéo trái tay
Đặt tay trái ôm lên phía sau đầu, sau đó kéo đầu từ từ nghiêng về phía vai trái cho đến khi bạn cảm thấy phần cổ đã được kéo giãn thoải mái, giữ nguyên tư thế này trong 10 giây. Thực hiện tương tự cho bên phải, lặp lại bài tập khoảng 10 lần.
Bài tập thể dục thoát vị đĩa đệm
Bạn đứng trên một mặt phẳng, dang 2 chân rộng bằng tay, để 2 tay dang ngang 2 bên. Tiếp theo, bạn giữ nguyên tư thế, xoay người 90 độ sang bên phải và để yên trong 10 giây. Sau đó, quay ngược trở lại và thực hiện tương tự cho bên trái.
Xem thêm Thoát vị đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng ăn những loại thực phẩm gì
Bài tập chống đẩy nhịp điệu
Bạn chuẩn bị tư thế nằm sấp trên một mặt bằng, đặt 2 bàn tay úp xuống mặt sàn nhà, giữ các ngón chân chạm xuống sàn nhà. Từ từ đưa lưng lên cao, hóp bụng và hít vào, rồi lại rồi hạ xuống, thở ra, để cơ thể được thả lỏng. Thực hiện động tác liên tục khoảng 45 lần.
Bài tập chống đẩy nhịp điệu chỉ nên dùng cho người bị thoát vị đĩa đệm giai đoạn đầu. Những người bị thoát vị đĩa đệm nặng không nên sử dụng bài tập này vì có thể gây tổn thương đến phần cột sống.
Tư thế co người
Bạn ngồi trên một chiếc thảm, giữ mông làm trụ, gập chân co lại phía bụng, lấy 2 tay ôm lấy chân, sao cho phần cột sống tạo thành một hình cung, giữ nguyên tư thế trong vòng 10 giây. Sau đó, bạn từ từ duỗi chân ra. Thực hiện liên tục như vậy 10 lần trong một lần tập, kết hợp với việc hít thở đều đặn.
Thoát vị đĩa đệm nên tập gì? Bài tập nào phù hợp với người bị thoát vị đĩa đệm? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc này. Bệnh thoát vị đĩa đệm muốn điều trị hiệu quả cần kết hợp các bài tập với các phương pháp khác được bác sĩ chỉ định.