Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, có nên tập yoga không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều người bệnh đang thắc mắc và muốn có câu trả lời. Vì những bài tập thể dục hàng ngày là một phần của phác đồ điều trị bệnh. Để có câu trả lời chi tiết nhất, mời các bạn cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.
Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?
Thoái hóa khớp gối gây đau nhức khiến người bệnh hạn chế di chuyển. Điều này càng khiến cho khớp trở nên kém linh hoạt hơn, các dây chằng và gân bị co cứng, máu lưu thông kém dẫn đến tình trạng bệnh nặng hơn. Câu trả lời của các chuyên gia đối với câu hỏi bị “thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không” chính là nên đi bộ thường xuyên nhưng phải đi đúng cách.
Sụn khớp không nhận chất dinh dưỡng từ máu mà được nuôi dưỡng từ những dịch khớp. Mà đi bộ chính là một trong những phương pháp vận động nhẹ nhàng tạo nên dịch khớp. Đồng thời việc đi bộ thường xuyên còn giúp giảm tình trạng khô khớp, bôi trơn khớp gối, ngăn ngừa cứng khớp. Vì thế người bị thoái hóa khớp đầu gối nên đi bộ thường xuyên sẽ cải thiện những triệu chứng đau nhức rất tốt.
Hướng dẫn đi bộ đúng cách cho người bị đau khớp gối
Qua những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã biết được thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không. Mặc dù người bệnh nên đi bộ nhưng cần phải đi bộ đúng cách. Đó là:
Khoảng cách đi bộ: Người bệnh nên bước đi vừa phải, không nên đi quá chậm hoặc bước đi quá nhanh, quá dài. Điều này sẽ làm tăng áp lực lên khớp gối khiến tình trạng thoái hóa khớp càng trở nên nghiêm trọng hơn.Khoảng cách đi bộ thích hợp nhất chính là 1 hoặc 2 bước chân tùy chiều cao của mỗi người.
Thời gian đi bộ: Người bệnh nên dành thời gian đi bộ mỗi ngày khoảng 30 – 60 phút tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và điều kiện thời gian. Tuy nhiên không nên đi bộ liền một lúc mà hay chia nhỏ ra, mỗi đi đi khoảng 15 – 20 phút, nên đi vào sáng sớm và chiều tối.
Một số lưu ý khi đi bộ:
- Nếu có dấu hiệu đau tăng lên, đầu gối sưng to trong quá trình đi bộ thì người bệnh cần dừng ngay. Giảm cơn đau bằng cách lấy đá bọc vào khăn sau đó chườm lên đầu gối, về nhà nghỉ ngơi 1-2 ngày cho cơn đau giảm dần.
- Trước khi đi bộ người bệnh thoái hóa khớp gối nên làm nóng các khớp gối bằng những động tác khởi động, co duỗi hoặc xoa bóp nhẹ nhàng.
- Nếu người bệnh bị thoái hóa khớp gối nặng thì tuyệt đối không nên đi bộ. Vì lúc này khớp gối rất yếu, nếu cố tình đi bộ sẽ khiến khớp gối phải chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể.
- Người bệnh cũng có thể lựa chọn thêm một số môn thể thao khác như bơi, đạp xe… Những môn thể thao này không gây nhiều áp lực lên khớp gối.
- Tuyệt đối tránh xa những môn thể thao đòi hỏi sự di chuyển nhiều như bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đẩy tạ,…
Thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
Bên cạnh thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không, người bệnh cũng thắc mắc có nên tập yoga không. Theo chuyên gia, việc điều trị bệnh thoái hóa khớp gối thường được kết hợp giữa thuốc uống bên trong, chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện. Trong đó, chế độ tập luyện là rất cần thiết dành cho người bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn các bài tập luyện trong nhà, những động tác chuyên biệt. Vậy còn Yoga, liệu người bị thoái hóa khớp gối có nên tập yoga không?
Yoga là một môn tập thể dục với nhiều động tác tốt cho sức khỏe, tăng cường sự linh hoạt cho sụn khớp. Vì thế, các chuyên gia khẳng định tập yoga là cần thiết với người bị thoái hóa khớp gối.
Người bệnh hoàn toàn có thể lựa chọn tập yoga như một phương pháp tăng cường sự dẻo dai cho sụn khớp. Hệ thống bài tập yoga cũng vô cùng đa dạng, mỗi một bệnh lý sẽ có những bài tập phù hợp.
Tuy nhiên, yoga cũng có một số động tác sử dụng cơ, dây chằng và khớp rất mạnh có thể làm đau hay nặng tình trạng thoái hóa.
Người bị thoái hóa khớp gối nên tập các động tác sau:
Bài tập 1: Đẩy ngực ra phía trước
- Bước 1: Đứng thẳng, hai bàn chân chạm sàn, hai mũi chân chạm nhau còn gót chân cách xa nhau khoảng 5 – 10cm
- Bước 2: Nâng và mở rộng ngón chân của bạn, và đặt chúng xuống trên sàn nhà
- Bước 3: Xòe hai tay ra rộng, buông hờ xuống dưới như hình
- Bước 4: Đẩy người về phía trước đầu và cổ vẫn giữ nguyên, lấy mũi chân làm trụ
- Bước 5: Tiếp tục ngả nhẹ người về phía sau, lấy gót chân làm trụ sau đó nhấc mũi chân lên
- Bước 6: Đảm bảo khớp gối thẳng để tất cả cơ, khớp và sụn được hoạt động
Bài tập 2: Tư thế chiến binh
- Bước 1: Từ một vị trí đứng, bước chân của bạn khoảng 4 bước lên phía trước
- Bước 2: Đẩy đầu gối trước của bạn gập xuống, chân sau duỗi thẳng đồng thời đưa hai tay vươn ra ngang vai, mắt nhìn về phía trước
- Bước 3: Thu chân về, hai chân đứng thẳng và tay buông xuống
- Bước 4: Tiếp tục lặp lại động tác trên khoảng 1 phút
Bài tập 3: Di chuyển đầu gối
- Bước 1: Ngồi trên sàn nhà, hai lòng bàn chân úp vào nhau tạo cho chân thành một vòng khép kín
- Bước 2: Dùng tay ôm lấy hai cổ chân, kéo hai cổ chân vào phía trong đồng thời hai lòng bàn chân vẫn úp vào nhau, mắt nhìn thẳng
- Bước 3: Thực hiện liên tiếp trong vòng 1 phút để dây chằng và khớp gối được hoạt động trơn tru
Bài tập 4: Động tác gập duỗi đầu gối
- Bước 1: Ngồi xuống sàn nhà, hai chân duỗi thẳng khép sát vào nhau, hai tay duỗi ra khoảng 45 độ so với thân mình, lòng bàn tay hướng ra phía trước, các ngón tay duỗi chạm sàn
- Bước 2: Dùng đùi của bạn làm lực kéo đầu gối lên trên khoảng 20 cm, đồng thời đẩy ngực về phía trước
- Bước 3: Tiếp đến thả đầu gối xuống và ngực ưỡn ra đằng sau
Bài viết trên đây chúng tôi đã giải đáp hai câu hỏi thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không và có nên tập yoga không. Hy vọng với những kiến thức ở bài viết này có thể giúp mọi người có thể trả lời được câu hỏi này.