Thoái hóa khớp gối là căn bệnh thường gặp nhất ở người cao tuổi, bệnh có khả năng gây tàn phế cho người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn các thắc mắc xoay quanh nguyên nhân, phương pháp điều trị và các bài thuốc điều trị thoái hóa khớp gối tốt nhất hiện nay.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Theo thời gian, tuổi càng cao thì chức năng xương khớp của con người càng bị suy giảm. Đi kèm theo đó là dịch bôi trơn tại các khớp cũng khó được tái tạo lại dẫn tới hiện tượng khô khớp. Lâu dần, một số người mắc phải căn bệnh thoái hóa khớp gối.
Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp bị nứt, thay đổi hình dạng, khô khớp hay xuất hiện các gai tại vùng khớp gối. Tình trạng này xuất hiện do cơ thế bị mất sự cân bằng giữa quá trình tổng hợp và thoái hóa của sụn, xương dưới sụn.
Thoái hóa khớp tại vùng gối thường gặp nhiều ở nữ giới với tỷ lệ nữ giới chiếm khoảng 80%.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối
Việc nhận biết được nguyên nhân gây bệnh là vô cùng cần thiết. Dựa trên nguyên nhân sẽ giúp người bệnh có thể ngăn ngừa và phòng tránh sớm căn bệnh này. Bệnh thoái hóa khớp gối được chia làm hai loại chính là thoái hóa nguyên phát và thoái hóa thứ phát. Mỗi loại lại được gây ra bởi những nguyên nhân khác nhau. Cụ thể:
Thoái hóa nguyên phát
Nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng thoái hóa khớp gối nguyên phát bao gồm:
- Tuổi tác: Bệnh chiếm phần lớn ở người cao tuổi, nhất là người bệnh từ 60 tuổi trở lên. Bệnh có thể gặp ở một hoặc nhiều vị trí khớp khác nhau, quá trình phát triển chậm theo thời gian. Nguyên nhân là do ở người cao tuổi các sụn khớp bị bào mòn, khả năng gánh chịu lực giảm và độ đàn hồi kém.
- Nội tiết tố thay đổi: Khi cơ thể mắc phải một số bệnh lý như đái đường, mãn kinh khiến nội tiết tố trong cơ thể bị suy giảm. Điều này gây ra các bệnh về xương khớp, đây cũng là nguyên nhân lý giải cho việc tại sao nữ giới chiếm tỉ lệ lớn trong số những người bệnh bị thường bị thoái hóa khớp gối.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình, nếu như bố mẹ, anh chị em ruột bị mắc bệnh thoái hóa liên quan tới xương khớp vùng gối thì bạn cũng sẽ có khả năng cao bị mắc phải bệnh lý này.
Thoái hóa thứ phát
Khác với thoái hóa nguyên phát, thoái hóa thứ phát có thể gặp ở mọi độ tuổi với nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Giới tính: Bệnh hay gặp ở nữ giới, nguyên nhân thường do sự thay đổi nội tiết tố và estrogen.
- Chủng tộc: Các nghiên cứu chỉ ra rằng người châu Phi có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa khớp gối lớn hơn so với các chủng tộc khác, đặc biệt là nữ giới.
- Do các chấn thương: Tai nạn giao thông, chơi thể thao hay hoạt động mạnh là những nguyên nhân thường thấy dẫn tới các chấn thương tại vùng khớp gối. Những chấn thương này mang tới những biến chứng như: Rách dây chằng, u bao hoạt dịch, viêm gân bánh chè, viêm khớp…..
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng thừa cân béo phì khiến cơ thể luôn phải gánh trọng lượng lớn, gây áp lực lên xương khớp. Lâu ngày khiến xương khớp bị đè nén, biến dạng.
- Do yếu tố bẩm sinh: Một số ít người bệnh bị viêm khớp, thoái hóa khớp gối do yếu tố di truyền, bẩm sinh khiến khớp gối bị quá duỗi, bị quay vào trong…..
- Thiếu vitamin D: Thiếu D cũng dẫn tới tình trạng loãng xương, viêm xương khớp, trong đó có viêm khớp gối. Tình trạng viêm nhiễm, tổn thương khớp gối nếu không được điều trị triệt để, tận gốc dễ dẫn tới thoái hóa khớp gối.
Triệu chứng thoái hóa khớp gối
Người bị bệnh thoái hóa khớp nói chung và phần khớp gối nói riêng thường có các triệu chứng sau:
Đau vùng khớp gối
Đây được xem là triệu chứng nổi bật và thường thấy nhất ở nhiều người bệnh. Các cơn đau có tính cơ học, xuất hiện khi người bệnh hoạt động, vận động hay thay đổi tư thế. Cơn đau giảm dần khi người bệnh nghỉ ngơi, có tư thế nằm, ngồi phù hợp. Tuy nhiên các cơn đau chỉ thuyên giảm về mức độ và vẫn tái phát thường xuyên. Mức độ có thể âm ỉ hoặc đau nhói với mức độ đau tăng dần.
Dấu hiệu cứng khớp
Hiện tượng cứng khớp xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi vừa ngủ dậy hoặc sau một giấc ngủ dài. Phần khớp gối co cứng, người bệnh khó hoạt động, cần thời gian xoa bóp để giãn cơ, khớp để khớp có thể hoạt động bình thường. Hiện tượng cứng khớp thường diễn ra trong khoảng 20 – 30 phút.
Khớp có tiếng kêu khi hoạt động
Khi người bệnh ngồi xuống đột ngột khi đang đứng sẽ nghe thấy tiếng kêu từ vùng khớp gối. Tiếng kêu này dễ phát hiện và là triệu chứng ban đầu cho căn bệnh thoái hóa khớp ở vùng gối.
Ngoài ra để chắc chắn hơn, người bệnh có thể tiến hành thăm khám để xác định rõ bệnh lý. Bác sĩ chuyên khoa sẽ đặt 4 ngón tay xung quanh phần xương bánh chè và tiến hành di chuyển bánh chè theo trục của xương để phát hiện tiếng kêu. Người bị thoái hóa sẽ có tiếng lại xạo khi di chuyển xương bánh chè.
Các hoạt động liên quan tới vùng chân, gối bị hạn chế
Người bệnh khó duỗi, gặp khó khăn trong việc co khớp gối và khó khăn khi di chuyển. Ngoài ra cảm giác đau nhói khi ngồi, đi cũng phổ biến và kèm theo sự co cơ.
Biến dạng vùng gối
Người bệnh sẽ sờ thấy phần gai, xương chồi ra xung quanh khớp gối. Khi nhấn tay vào thấy sự bập bềnh của xương bánh chè trong dịch khớp.
Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
Bệnh làm suy giảm chức năng và khả năng hoạt động của vùng gối, mang tới những phiền toái không nhỏ cho người bệnh. Là bệnh lý hình thành dựa trên các yếu tố tự nhiên như tuổi tác, di truyền và bẩm sinh nên nhiều người bệnh thắc mắc không biết thoái hóa khớp gối có chữa được không.
Tính đến hiện nay, để điều trị bệnh lý này khỏi hoàn toàn là điều không thể. Các phương pháp điều trị chỉ giúp giảm triệu chứng, giảm đau và phục hồi một phần chức năng của khớp. Bên cạnh đó các phương pháp điều trị đều đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh, thời gian chữa trị lâu dài.
Điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả
Các phương pháp đang được sử dụng để điều trị hiệu quả căn bệnh này có thể kể đến như:
Thoái hóa khớp gối uống thuốc gì?
Thoái hóa khớp không còn xa lạ và hiếm gặp, vì vậy nhiều loại thuốc đã được nghiên cứu để điều trị và đẩy lùi căn bệnh này. Vậy thoái hóa khớp gối nên sử dụng thuốc nào?
Nếu mới chỉ vào giai đoạn đau khớp gối, bạn có thể sử dụng một số dòng thuốc như: Non steroid để cải thiện tình trạng viêm nhiễm, Glucocorticoid được chỉ định sử dụng trong thời gian ngắn ngày, giúp chống viêm, giảm đau đối với người bị các cơn đau cấp tính. Paracetamol, paracetamol + codein: Các dòng thuốc giảm đau thông thường giúp làm dịu cơn đau, lành tính và ít tác dụng phụ.
Khi bị thoái hóa khớp lâu ngày do sự mất cân bằng của cơ thể, người bệnh có thể sử dụng một số nhóm thuốc sau:
- Các dòng thuốc giảm đau nhanh: paracetamol, các thuốc bôi ngoài da như Profenid gel, Voltaren Emulgel…có công dụng giảm đau nhanh chóng và không có tác dụng phụ.
- Thuốc tiêm đối với người bị đường nội khớp, bị thoái hóa khớp ở giai đoạn nặng. Người bệnh được chỉ định tiêm trực tiếp thuốc vào khớp gối, mỗi liệu trình từ 2 – 3 mũi tiêm, các mũi tiêm cách nhau tối thiểu 5 – 7 ngày.
- Thuốc điều trị theo cơ chế bệnh: Đặc điểm của dòng thuốc này là có tác dụng chậm nhưng có hiệu quả cao. Thời gian điều trị thường kéo dài một tháng, sau thời gian này người bệnh vẫn tiếp tục duy trì việc điều trị.
- Thuốc bổ sung dịch nhầy cho khớp: Người bệnh có thể chủ động bổ sung dịch nhầy cho khớp thông qua các sản phẩm như: Acid hyaluronic..Đây là hợp chất cần thiết trong quá trình tái tạo và nuôi dưỡng dịch khớp. Tạo độ trơn cho khớp trong quá trình hoạt động và làm chậm quá trình thoái hóa của xương khớp theo độ tuổi.
Điều trị thoái hóa khớp gối bằng thuốc Nam
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây thì điều trị bằng các bài thuốc Nam cũng mang lại hiệu quả nhất định.
Ưu điểm của các bài thuốc Nam trị thoái hóa khớp gối là lành tính, an toàn và dễ kiếm, giá thành rẻ, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên nhược điểm của các bài thuốc Nam là đòi hỏi thời gian điều trị lâu dài, các triệu chứng không thuyên giảm ngay mà cần một thời gian nhất định.
Tùy thuộc vào cơ địa và sự đáp ứng thuốc của mỗi người bệnh mà các bài thuốc Nam có thể cải thiện đáng kể tình trạng thoái hóa, mang tới cho người bệnh sự thoải mái về cả tinh thần và sức khỏe.
Một số bài thuốc Nam chữa thoái hóa khớp bạn đọc có thể tham khảo như:
Chữa thoái hóa gối với lá lốt
Được sử dụng nhiều trong các bữa ăn, lá lốt ngoài là món ăn ngon và bổ dưỡng thì còn có tác dụng trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Lá lốt giúp giảm đau hiệu quả, đẩy lùi tình trạng đau nhức lâu ngày.
Bạn cần có 200 gam lá lốt, 2 lít nước. Lá lốt rửa sạch, ngâm với muối để loại bỏ vi khuẩn. Lá lốt vò nát hoặc giã nát cho vào nồi sắc cùng hai lít nước và đun cạn đến khi còn khoảng 2 cốc nước. Chắt lấy nước, để nguội và sử dụng trong ngày. Kiên trì thực hiện từ 10 – 15 ngày để thấy hiệu quả rõ rệt.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng cây đinh lăng
Đinh lăng được xem là cây nhân sâm đối với người nghèo vì mang tới những công dụng vượt bậc với sức khỏe con người. Đinh lăng có chứa nhiều loại vitamin giúp tăng hệ miễn dịch, sức đề kháng và dẻo dai cho xương khớp.
Để thực hiện bài thuốc người bệnh cần chuẩn bị 30 gam rễ đinh lăng, 2 lít nước lọc. Rễ đinh lăng rửa sạch, ngâm cùng muối để mềm rễ, để ráo nước. Cho rễ đinh lăng lên sao vàng trên chảo nóng. Sau đó đem sắc cùng nước lọc đến khi cạn bớt. Chắt nước uống và sử dụng trong ngày.
Chữa thoái hóa khớp gối bằng ngải cứu
Ngải cứu từ lâu đã được biết đến là loại dược liệu mang tới nhiều công dụng cho sức khỏe con người. Với thành phần có chứa nhiều tinh dầu và các chất kháng viêm tự nhiên, ngải cứu giúp kháng viêm, giảm đau xương khớp rất hiệu quả.
Bài thuốc như sau:
Chuẩn bị 300 gam ngải cứu tươi, 1 lít mật ong rừng nguyên chất. Ngải cứu rửa sạch, để ráo, vò nát hoặc giã nát. Lấy 1 lít mật ong đã chuẩn bị trộn cùng lá ngải cứu vừa giã nát. Cho hỗn hợp thu được vào khăn sạch sau đó vắt lấy nước, chắt vào chai sạch và bảo quản nơi thoáng mát. Mỗi ngày bạn có thể uống từ 1 – 2 cốc để điều trị bệnh lý thoái hóa khớp.
Sau thời gian 7 – 10 ngày người bệnh sẽ cảm nhận được công dụng rõ ràng của bài thuốc này.
Tập các bài tập vật lý trị liệu
Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất trong việc điều trị các bệnh lý về xương khớp. Các bài tập có mức độ vừa phải, phù hợp với tình trạng bệnh lý của từng người bệnh. Hầu hết các bài tập sẽ chủ yếu tập trung vào phần cơ đùi, khớp gối để tăng sự dẻo dai, linh hoạt cho khớp gối.
Với người bị thoái hóa nhẹ, có thể tham gia các môn thể thao như: Đi bộ, bơi lội, chạy bộ….tăng cường sự dẻo dai cho cơ khớp và giúp phần khớp gối linh hoạt hơn.
Can thiệp ngoại khoa
Khi bệnh vào giai đoạn nặng, các phương pháp thông thường không giúp cải thiện được tình trạng của người bệnh thì các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa.
Bác sĩ sẽ dùng các chất liệu, vật liệu y khoa để bọc hai phần đầu xương của khớp gối để giảm thiểu bớt áp lực lên vùng khớp này.
Đây được xem là biện pháp cuối cùng và chỉ được sử dụng khi thật sự cần thiết. Can thiệp ngoại khoa giúp cải thiện tình trạng của người bệnh nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Trang thiết bị tiên tiến và kỹ thuật hiện đại cũng là những điểm hạn chế của phương pháp này, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể đáp ứng được.
Những thông tin chi tiết về căn bệnh thoái hóa khớp gối đã được cung cấp tới bạn đọc qua nội dung bài viết. Hi vọng bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin bổ ích và lựa chọn được cho mình bài thuốc phù hợp nhất. Chúc bạn đọc sẽ sớm đẩy lùi được căn bệnh thoái hóa khớp phiền toái này.