Thoái hóa khớp là một trong những bệnh lý điển hình về xương khớp có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy ít có khả năng làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng thoái hóa khớp có thể dẫn đến nguy cơ tàn phế suốt đời. Trước đây, thoái hóa khớp chủ yếu xảy ra ở những người trên 50 tuổi trở lên. Nhưng bây giờ bệnh ngày càng có sự trẻ hóa về độ tuổi mắc bệnh nên mọi người cần chú ý phòng ngừa điều trị bệnh kịp thời, tránh để xảy ra những biến chứng nặng nề cho sức khỏe.
Thoái hóa khớp là gì?
Thoái hóa khớp là thuật ngữ trong y học hiện đại dùng để chỉ tình trạng lớp sụn khớp bị bào mòn, mỏng dần. Đến một mức độ nào đó, lớp sụn này bị biến mất hoàn toàn. Lúc này, hai đầu xương sẽ lộ ra và ma sát trực tiếp với nhau gây ra hiện tượng cứng khớp, đau nhức rất khó chịu.
Theo chia sẻ của các chuyên gia y tế, thoái hóa khớp là dạng bệnh mãn tính, diễn ra âm thầm trong thời gian dài nên khó được phát hiện sớm.
Theo nghiên cứu và số liệu thống kê, bệnh thoái hóa khớp bắt đầu xuất hiện từ độ tuổi 50. Trong đó, tỷ lệ người mắc bệnh ở nữ giới chiếm đến 80% tổng số ca bệnh. Điều này cho thấy giới tính là một trong những yếu tố điển hình làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở phụ nữ.
Mặc dù thoái hóa khớp ít gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được can thiệp kịp thời và có phác đồ điều trị hiệu quả, căn bệnh này có thể dẫn đến tình trạng teo cơ, bại liệt. Người bệnh sẽ mất hoàn toàn khả năng vận động, các sinh hoạt thường ngày phải phụ thuộc vào người thân, rất bất tiện, phiền toái và trở thành gánh nặng cho gia đình cũng như toàn xã hội.
Nguyên nhân của thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là tổn thương âm thầm do sụn khớp bị bào mòn trong quá trình vận động, sinh hoạt. Từ đó khiến hai đầu xương bị tổn thương và thoái hóa.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, những nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thoái hóa khớp gồm:
Tuổi cao
Càng về già, khả năng tổng hợp, chuyển hóa chất dinh dưỡng của các cơ quan trên cơ thể càng trở nên kém hiệu quả. Xương khớp, dây chằng, mô cơ,… dần trở nên lỏng lẻo, căng giãn và mất đi sự dẻo dai, linh hoạt như bình thường. Sụn khớp cũng không tránh khỏi sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, tuổi tác được xem là yếu tố điển hình nhất dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
Yếu tố cân nặng
Sự tăng cân mất kiểm soát khiến xương khớp phải chịu áp lực rất lớn để nâng đỡ, cân bằng và duy trì các hoạt động thường ngày của cơ thể. Một trong những vị trí chịu nhiều áp lực nhất đó là cột sống và các khớp gối. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến dây chằng, sụn khớp bị tổn thương nặng nề và dẫn đến thoái hóa.
Làm việc hoặc hoạt động thể chất quá sức
Lao động nặng, làm việc với cường độ cao hoặc luyện tập thể chất quá giới hạn chịu đựng của cột sống và xương khớp sẽ khiến các bộ phận này bị tổn thương nghiêm trọng. Nếu không có biện pháp cải thiện và chăm sóc sức khỏe đúng cách sẽ đẩy nhanh tốc độ lão hóa xương khớp, hệ quả dẫn đến là mắc bệnh thoái hóa khớp khi còn trẻ tuổi.
Làm việc, nghỉ ngơi không đúng tư thế
Ngồi làm việc sai tư thế, nghỉ ngơi không hợp lý, nằm cong lưng, cúi gập người, ngủ gục trên bàn,… đều là những thói quen xấu tác động tiêu cực đến chức năng xương khớp. Từ đó khiến hệ cơ xương dễ bị tổn thương và lão hóa sớm dẫn đến bệnh thoái hóa khớp.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Để có một thể chất khỏe mạnh với sức khỏe tốt nhất, cơ thể cần được bổ sung đa dạng các nhóm dinh dưỡng như canxi, vitamin D, glucosamine, chất xơ, kẽm, sắt,…. Đồng thời hạn chế dung nạp các thực phẩm giàu chất béo, chất kích thích,… tránh gây thừa cân béo phì và bảo vệ hệ miễn dịch cho cơ thể.
Vì vậy, nếu chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, cơ thể không được bổ sung đầy đủ các nhóm chất thiết yếu sẽ khiến xương khớp bị yếu đi. Từ đó dẫn đến tình trạng loãng xương, giòn xương, giảm mật độ dịch khớp,…. cuối cùng sẽ gây ra bệnh thoái hóa khớp.
Ngoài các nguyên nhân nêu trên, thoái hóa khớp còn có thể xảy ra do yếu tố di truyền, chấn thương trong luyện tập thể thao, tai nạn lao động,… hoặc có dị tật bẩm sinh tại khớp.
Như vậy có thể thấy rằng ngoài yếu tố tuổi tác thì bệnh thoái hóa khớp còn có thể mắc phải do rất nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy mọi người cần lưu ý đến vấn đề này đẻ có biện pháp phòng ngừa bệnh đúng cách và hiệu quả.
Triệu chứng thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp là bệnh diễn tiến chậm và xảy ra âm thầm trong nhiều tháng, nhiều năm. Vì thế đa số các dầu hiệu bệnh trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng, khó nhận biết sớm. Chỉ đến khi triệu chứng bệnh có dấu hiệu tăng nặng, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng lao động thì mới được chú ý.
Dưới đây là một số triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh thoái hóa khớp mà mọi người cần lưu ý:
Đau nhức khớp
Đau nhức xương khớp là một trong những dấu hiệu điển hình nhất của bệnh thoái hóa khớp. Người bệnh thường gặp phải cảm giác đau nhức, mỏi và tê bì quanh khớp. Một số vị trí có dấu hiệu đau đặc trưng và dữ dội hơn.
Thời gian đầu, đau khớp chỉ xảy ra khi lao động nặng hoặc vận động nhiều. Càng về sau, triệu chứng thoái hóa càng trầm trọng hơn, cơn đau có thể xuất hiện cả trong giấc ngủ, làm ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Khớp thoái hóa có dấu hiệu sưng tấy
Khi bệnh diễn tiến sang giai đoạn nặng, hoạt dịch trong khớp sẽ tràn ra ngoài gây ra tình trạng sưng đau. Rất khó chịu và làm hạn chế khả năng cử động của khớp.
Khớp bị cứng
Cứng khớp xảy ra do lượng dịch khớp ngày càng giảm cộng với việc lớp sụn khớp bị bào mòn. Điều này khiến hai xương liền kề ma sát trực tiếp với nhau và khớp mất đi sự linh hoạt cũng như khả năng đàn hồi thông thường. Do đó người bệnh sẽ gặp phải tình trạng cứng khớp, triệu chứng bệnh tăng nặng hơn về buổi sáng sớm và trước khi đi ngủ. Đến một mức độ nào đó sẽ dẫn đến nguy cơ bại liệt.
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp
Tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hóa khớp được đề ra bởi Hội thấp khớp học Hoa Kỳ (ACR) gồm 5 triệu chứng cơ bản và 2 triệu chứng có thể xảy ra. Cụ thể như sau;
5 triệu chứng cơ bản:
- Chụp phim X-quang thấy có gai xương mọc ra ở rìa khớp
- Dịch khớp có dấu hiệu thoái hóa
- Người bệnh ngoài 38 tuổi
- Người bệnh bị cơ cứng khớp dưới 30 phút/ lần
- Khớp phát ra tiếng lục cục khi cử động
2 triệu chứng có thể xảy ra:
- Có dấu hiệu tràn dịch ở khớp gối
- Đầu gối có dấu hiệu biến dạng
Để chẩn đoán thoái hóa khớp dựa vào các tiêu chuẩn đề ra, y học sử dụng các phương pháp sau:
- Siêu âm khớp: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh phản ánh tình trạng sụn sớm thông qua các biểu hiện như: Tính chất màng dịch khớp, có bị tràn màng dịch khớp hay không, có xuất hiện mảnh vụn của khớp thoái khóa hay không,…
- Chụp MRI: Phương pháp này giúp bác sĩ phát hiện và nhận diện được các tổn thương ở dây chằng, sụn khớp và lớp màng hoạt dịch
- Chụp X-quang: Thông qua phim chụp, bác sĩ sẽ có căn cứ để kết luận bệnh thoái hóa khớp đang ở mức độ nào. Từ đó có cơ sở vững chắc để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
- Nội soi khớp: Nội soi là kỹ thuật giúp bác sĩ quan sát được những tổn thương, hư hại do thoái hóa khớp gây ra. Nhờ vậy, bác sĩ sẽ chẩn đoán được mức độ bệnh và đưa ra phương pháp cắt lọc hiệu quả.
- Xét nghiệm dịch khớp: Đây là phương pháp chẩn đoán thông thương được chỉ định với người bệnh bị tràn dịch màng khớp. Lấy cơ sở để đánh giá và điều trị bệnh lý về khớp phù hợp với từng người.
Thoái hóa khớp có nguy hiểm không?
Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến, thường gặp nhiều ở người cao tuổi, gây hiện tượng sưng, đau và cứng khớp. Căn bệnh này làm cản trở các hoạt động thường ngày của bệnh nhân như đi lại, lên cầu thang.
Đây là bệnh lý được xếp vào nhóm các bệnh mạn tính, hiện tượng sưng đau có thể kéo dài, dẫn đến viêm khớp và khiến cơ thể người bệnh ngày càng suy nhược. Ngoài ra, người mắc căn bệnh thoái hóa khớp có thể gặp phải các vấn đề về tâm lý như rối loạn lo âu, trầm cảm,…
Báo cáo thống kê cho biết, người bệnh thoái hóa khớp có nguy cơ gặp phải các tình trạng nguy hiểm sau:
- Bệnh nhân thoái hóa khớp có nguy cơ bị ngã và nguy cơ gãy xương cao hơn người bình thường lần lượt là 30% và 20%.
- So với người bình thường, các bệnh nhân mắc chứng bệnh trên, đặc biệt là bệnh nhân cao tuổi có nguy cơ chấn thương hoặc ngã cao hơn đến 2,5 lần.
- Tình trạng đau nhức và viêm khớp làm hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng đến nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện tượng thiếu vận động kéo dài sẽ làm tích tụ canxi ở sụn khớp, dẫn đến viêm khớp và tình trạng sưng đau sẽ càng trầm trọng hơn.
- Trong trường hợp thoái hóa khớp gây gãy xương hoặc viêm có thể kéo theo tình trạng xuất huyết và nhiễm trùng các vùng quanh khớp và bên trong khớp. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bệnh nhân mắc viêm khớp và nguy cơ tàn phế cũng tăng lên.
- Nguy cơ bị đứt các dây chằng quanh khớp hoặc đứt gân của bệnh nhân thoái hóa khớp cũng cao hơn so với người khác.
- Hiện tượng chèn ép dây thần kinh có thể xảy ra do sụn, xương bị ảnh hưởng và tạo áp lực lớn lên dây thần kinh. Các dây thần kinh bị tổn thương khó có thể hoạt động bình thường, làm cho các triệu chứng bệnh trở nên trầm trọng hơn, gây tê, suy yếu khớp và ngứa ran.
Ngoài ra, khi điều trị chứng bệnh này bằng thuốc chống viêm không Steroid, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, viêm loét dạ dày hoặc xuất huyết dạ dày. Một số tác dụng không mong muốn khác có thể xảy ra gồm thiếu máu cục bộ, suy giảm chức năng gan, thận, rối loạn tim mạch, nhồi máu cơ tim.
Thoái hóa khớp là căn bệnh khá phổ biến, tiến triển âm thầm, lâu dài và có nguy cơ dẫn đến tàn tật. Vì vậy, khi có bất kì dấu hiệu nào của bệnh lý này người bệnh nên đến cơ sở y tế để làm xét nghiệm và có hướng điều trị kịp thời, phù hợp.
Thuốc chữa thoái hóa khớp
Các loại thuốc Tây thường được chỉ định điều trị bệnh thoái hóa khớp gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau dạng uống: Thuốc có khả năng phát huy tác dụng nhanh. Có thể sử dụng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc kết hợp với thuốc bôi ngoài da có dạng gel để giúp giảm đau nhanh. Mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh và có thể cử động khớp linh hoạt hơn.
- Thuốc giảm đau dạng tiêm: Trong trường hợp thuốc giảm giảm đường uống không mang lại hiệu quả bác sĩ sẽ chỉ định tiêm thuốc. Thuốc mang lại tác dụng trong thời gian, mỗi liệu trình sử dụng tối đa là 7 ngày
- Thuốc chống thoái hóa tác dụng chậm: Một số loại thuốc giúp bổ sung canxi, tăng cường chức năng sụn khớp thường được sử dụng là glucosamin Sulfat, glucosamin kết hợp chondroitin, chondroitin Sulfat, diacerhein,…Loại thuốc này có thể sử dụng trong thời gian dài nhưng cần tuân thủ nghiêm túc hướng dẫn của bác sĩ
- Thuốc bổ sung dịch khớp: Acid hyaluronic dưới dạng natri hyaluronate, Hyasyn, Hyalgan,….là các thành phần hoạt chất rất cần thiết có tác dụng thẩm thấu chất dinh dưỡng nuôi dưỡng tế bào sụn. Từ đó giúp duy trì độ nhầy cần thiết để các khớp vận động linh hoạt, trơn tru, dễ dàng và chịu được áp lực tốt hơn.
Ngoài ra, trong từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ kê đơn thêm một số loại thuốc chuyên biệt khác. Hầu hết các loại thuốc chữa thoái hóa khớp đều có thể phát huy tác dụng nhanh, cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
Tuy nhiên, chữa thoái hóa khớp bằng thuốc Tây thường tiềm ẩn một số tác dụng phụ như: Buồn nôn, tức ngực, đau đầu, viêm loét dạ dày, làm giảm chức năng thận,… Vì vậy, trong mọi trường hợp điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc đều cần sử dụng thuốc theo đúng liều lượng và liều dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp
Phác đồ điều trị thoái hóa khớp cần được xây dựng theo nguyên tắc sau:
- Giảm đau nhanh trong các đợt triệu chứng bệnh tiến triển.
- Hồi phục chức năng vận động, tăng cường sự linh hoạt cho khớp. Nhằm hạn chế và ngăn chặn nguy cơ biến dạng khớp.
- Nắm rõ và phòng tránh tác dụng phụ ngoài ý muốn khi sử dụng thuốc tây. Lưu ý về khả năng tương tác thuốc và thận trọng trong điều trị bệnh bằng thuốc Tây với người cao tuổi, người có bệnh lý nề
- Thay đổi tư duy, nâng cao kiến thức về bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Phác đồ điều trị bệnh cụ thể:
Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp
Vật lý trị liệu chữa thoái hóa khớp thường được áp dụng phương pháp siêu âm, chườm nóng, hồng ngoại, tắm suối khoáng, tắm nước nóng hoặc tắm bùn,… đều giúp thư giãn xương khớp, mang lại hiệu quả tích cực.
Sử dụng thuốc
Sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng thoái hóa khớp mang lại tác dụng nhanh:
* Thuốc uống và thuốc bôi:
- Khi có dấu hiệu đau khớp: Sử dụng thuốc giảm đau thông dụng là paracetamol hàm lượng 1g – 2g trong ngày. Với trường hợp đau nghiêm trọng có thể chỉ định thuốc giảm đau bậc 2 kết hợp paracetamol và tramadol với hàm lượng 1g-2g trong ngày.
- Thuốc chống viêm và giảm đau: Có thể sử dụng một số loại thuốc như: Etoricoxib hàm lượng 30mg đến 60 mg mỗi ngày, thuốc celecoxib hàm lượng 200mg mỗi ngày hoặc meloxicam 7,5 đến 15mg trong ngày.
- Một số thuốc chống viêm không có steroid khác: Có thể sử dụng diclofenac với hàm lượng 50 đến 100mg mỗi ngày hoặc piroxicam với hàm lượng 20mg trong ngày.
- Thuốc chữa thoái hóa khớp dạng bôi ngoài da: Sử dụng mỗi ngày 2 – 3 lần, bôi tại chỗ khớp bị thoái hóa.
* Thuốc chữa thoái hóa khớp dạng tiêm:
- Sử dụng thuốc Hydrocortison acetat tiêm cách nhau 5 đến 7 ngày mỗi đợt. Không được sử dụng quá 3 mũi tiêm trong mỗi đợt. Trong 12 tháng không được dùng quá 3 đợt.
- Thuốc tiêm chống thoái hóa tác dụng chậm: Mỗi mũi tiêm cách nhau 6 đến 8 tuần. Một năm không được dùng quá 3 đợt.
Điều trị ngoại khoa
Trong trường hợp bệnh thoái hóa khớp diễn tiến nghiêm trọng hoặc không đáp ứng điều trị bằng thuốc người bệnh sẽ được chỉ định điều trị bằng phương pháp ngoại khoa.
Các kỹ thuật ngoại khoa có thể áp dụng:
- Khoan khớp kích thích quá trình tái tạo mật độ xương
- Cấy ghép tế bào sụn khớp sửa chữa những tổn thương, hư hại ở sụn khớp
- Phẫu thuật thay khớp nhân tạo
Lưu ý: Không phải lúc nào cách chữa thoái hóa bằng phẫu thuật cũng mang lại thành công. Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật cũng tiêu tốn một số tiền khá lớn của người bệnh. Do đó, phương pháp này chỉ được chỉ định khi thực sự cần thiết cho từng trường hợp bệnh cụ thể.
Thoái hóa khớp nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý chính là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thoái hóa khớp. Vì vậy, để hỗ trợ điều trị bệnh và hạn chế tổn thương do thoái hóa khớp gây ra. Người bệnh nên ăn nhiều các loại thực phẩm sau:
- Hải sản
Tôm, ghẹ, cua, sò, ốc,…. đều là những thực phẩm chứa hàm lượng lớn magie, canxi, photpho,… Đây đều là những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho việc tái tạo sụn khớp, tăng mật độ xương và giúp xương khớp dẻo dai, khỏe mạnh hơn. Do đó, người bệnh nên ăn nhiều hải sản để sửa chữa tổn thương khớp hiệu quả.
- Sữa, trứng và các chế phẩm được làm từ sữa
Đây là nhóm thực phẩm chứa rất nhiều canxi và vitamin D giúp hệ cơ xương săn chắc và dẻo dai hơn.
- Các loại cá béo
Cá thu, cá hồi, cá ngừ,… đều là những loại cá béo rất giàu Omega 3 và Omega 6 giúp chống viêm, giảm đau rất tốt cho người mắc bệnh thoái hóa khớp.
- Các loại ngũ cốc
Đậu đen, đậu nành, hạt hạnh nhân, hạt vừng,… cũng là nguồn dinh dưỡng chứa rất nhiều Omega 3 giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm đau, chống viêm và cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả.
- Các loại thịt trắng và xương động vật
Các loại thịt trắng và xương động vật có chứa hàm lượng chondroitin và glucosamine rất cao. Giúp tăng cường mật độ xương, giúp cho sụn khớp chắc khỏe và linh hoạt hơn. Chính vì vậy, nếu còn băn khoăn không biết bị thoái hóa khớp nên ăn gì thì thịt trắng như gà, vịt, ngan, cá chép và nước hầm xương là đáp án rất chính xác dành cho người bệnh.
- Các loại hoa quả tươi và rau xanh:
Rau xanh và hoa quả tươi như táo, cam, đu đủ, lê, dâu tây, việt quất, cà rốt, cần tây, bông cải xanh, súp lơ,… đều là các thực phẩm cung cấp cho cơ thể nguồn vitamin phong phú và chất chống oxy hóa dồi nào.
Không chỉ giúp hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn mà còn giúp sửa chữa tổn thương sụn khớp, tăng cường sức đề kháng và cải thiện triệu chứng đau nhức, cứng khớp rất tốt. Đây chính là lý do vì sao người mắc bệnh thoái hóa khớp nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi để có sức khỏe tốt nhất.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về triệu chứng, nguyên nhân và phác đồ điều trị bệnh cũng như các thực phẩm tốt cho người bị thoái hóa khớp. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ đã giúp mọi người phòng ngừa, điều trị bệnh hiệu quả và an toàn hơn. Chúc sức khỏe!