Thấp khớp là bệnh về xương khớp, gặp phổ biến ở lứa tuổi 40 – 60. Bệnh gây đau nhức, cứng khớp, sưng tấy rất khó chịu. Vậy thấp khớp là bệnh gì? Có nguy hiểm hay không, nguyên nhân và biểu hiện của bệnh ra sao? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé.
Thấp khớp là bệnh gì?
Thấp khớp còn có tên gọi là bệnh phong thấp một bệnh tự miễn nhiễm, liên quan đến hệ thống tự miễn dịch của cơ thể. Căn bệnh này gây ra những cơn đau nhức xương khớp, sưng tấy và làm cứng khớp, ảnh hưởng cả cơ bắp, xương khớp. Lớp màng hoạt dịch bao bọc các đầu xương chính là nơi bị tổn thương.
Tùy thuộc vào biểu hiện, bệnh được chia thành 2 dạng:
- Thấp khớp cấp: Bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A vùng hầu họng gây ra. Bệnh không chỉ gây ra những tổn thương đến xương mà có thể tác động đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể như thần kinh, da, tim hay thận. Lứa tuổi thường mắc là trẻ em từ 6 đến 15 tuổi.
- Thấp khớp mãn tính: 40 đến 60 tuổi – lứa tuổi trung niên là thường gặp nhất, những cơn đau âm ỉ, cứng khớp kéo dài.
Nguyên nhân gây bệnh thấp khớp
Nguyên nhân gây ra thấp khớp hiện chưa được các bác sĩ xác định rõ ràng, tuy nhiên có thể có những nguyên nhân cơ bản sau:
- Do tuổi tác: Lứa tuổi càng cao, nguy cơ mắc thấp khớp càng lớn.
- Do nhiễm khuẩn: Khớp bị viêm nhiễm, các vi khuẩn lúc này xâm nhập phá hủy sụn, xương khớp lâu ngày gây biến dạng.
- Lối sống không lành mạnh, nghỉ ngơi không hợp lý, thừa cân, béo phì và thường xuyên sử dụng thuốc lá là những người có nguy cơ mắc bệnh thấp khớp cao hơn so với những người bình thường.
- Nghiên cứu và thống kê cho thấy những người già và phụ nữ có nguy cơ mắc thấp khớp cao hơn nhiều so với nam giới.
- Tiền sử gia đình: Bệnh có các yếu tố di truyền. Nếu gia đình bạn đã có người từng mắc bệnh thì nguy cơ bạn thấp khớp sẽ cao hơn so với những gia đình không có ai mắc.
Triệu chứng bệnh thấp khớp
Những triệu chứng có thể dễ dàng bắt gặp gồm có:
Biểu hiện thường thấy của bệnh
Thấp khớp tạo ra những cơn đau, sưng, cứng tại các khớp. Đau có thể cùng lúc ở nhiều khớp và có tính chất đối xứng Các khớp nhỏ như ngón tay, bàn tay, bàn chân, ngón chân thường sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên, khi bệnh nặng hơn sẽ lan sang các khớp lớn trên cơ thể như khuỷu tay, vai, hông, đầu gối. Nguy hiểm hơn có thể là mắt, da, tim, phổi, thận,…
Những dấu hiệu nhận biết bệnh thấp khớp cấp hay mãn tính:
- Khớp xương cứng, đau nhiều vào sáng và sau khi không vận động, kéo dài từ 1-2 giò thậm chí là cả ngày.
- Khớp ấm, yếu và sưng tấy.
- Khớp có dấu hiệu biến dạng do sụn và nang khớp tổn thương nghiêm trọng. Đây là tình trạng xảy ra khi bệnh thấp khớp không được phát hiện và chữa trị kịp thời.
- Ngoài ra, người bệnh có thể bị sụt cân, sốt và cơ thể mệt mỏi.
Biến chứng có thể gặp phải
Ngày nay với sự phát triển của công nghệ hiện đại, các bác sĩ có thể dễ dàng phát hiện bệnh thấp khớp ngay từ những giai đoạn sớm. Tuy nhiên, do chủ quan, bệnh thương phát hiện muộn rất khó chữa trị, thậm chí mắc các biến chứng nguy hiểm như: Loãng xương, nhiễm trùng khớp, biến dạng khớp, hội chứng ống cổ tay, khô mắt, miệng hay mắc các bệnh liên quan đến phổi, tim mạch.
Cách điều trị bệnh thấp khớp
Để chữa trị thấp khớp hiện nay, các bác sĩ thường áp dụng một trong 2 phương pháp đông y hoặc tây y, ngoài ra các biện pháp đi kèm như chườm nóng, chườm lạnh, tập thể dục mỗi ngày một cách nhẹ nhàng cũng cần được áp dụng.
Điều trị bệnh thấp khớp bằng bài thuốc tây y
Các thuốc được sử dụng chủ yếu là thuốc chống viêm, chống thấp khớp như steroid (kháng viêm, giảm đau); DMARDS (làm chậm quá trình phá hủy khớp, bảo vệ khớp và các mô).
Ưu điểm của thuốc tây là tác dụng nhanh chóng, tuy nhiên nó lại tiềm ẩn những tác dụng phụ không đáng có như: ù tai, đau dạ dày, tổn thương tim, gan hay thận, gây béo phì, tiểu đường và tăng khả năng mắc các bệnh truyền nhiễm.
Điều trị thấp khớp bằng đông y
Mặc dù không tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nhưng sử dụng các bài thuốc đông y lại yêu cầu người dùng phải kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
Các bài thuốc thường được sử dụng như:
Bài thuốc 1: Mỗi ngày 1 thang: Khương hoạt, Phòng phong, Quế chi, Hoàng Kỳ, Đương quy, Xích thược, mỗi loại 6g, Sinh khương 5 lát, Cam thảo 4g, Đại táo 2g.
Bài thuốc 2: 12 gam mỗi loại: thổ phục linh, Dây gắm, Hy thiêm, Dây đau xương và 16g xấu hổ.
Thấp khớp là bệnh lý nguy hiểm nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Chúng ta có thể phòng chống bệnh bằng cách sống lành mạnh, tập thể dục mỗi ngày và thăm khám định kỳ sức khỏe. Ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của bệnh hãy tới gặp bác sĩ ngay tránh lâu ngày bệnh nặng dẫn đến biến chứng nguy hiểm.