Thận được đánh giá là cửa ngõ sinh mệnh của mỗi người. Do vậy những bệnh xuất phát từ thật luôn khiến cho người bệnh không khỏi lo lắng, trong đó có bệnh thận yếu. Đây là căn bệnh khá nguy hiểm, tác động trực tiếp lên sức khỏe những ai mắc phải. Do vậy ngay bây giờ hãy trang bị cho bản thân những kiến thức về bệnh để từ đó phát hiện và chữa trị kịp thời.
Thận yếu là gì?
Cơ quan thận trong cơ thể đảm nhiệm chức năng giúp loại bỏ độc tố, chất cặn bã hay nước thừa đi ra ngoài. Đặc biệt thận còn giúp điều tiết nồng độ của các chất điện giải, tăng sinh hồng cầu, kiểm soát sự ổn định của huyết áp,…
Thận yếu chính là tình tình chức năng thận đang bị suy giảm. Bệnh không những tác động xấu đến sức khỏe mà còn là nguyên nhân dẫn đến việc hình thành nhiều căn bệnh khác như tiểu đêm nhiều, tiểu không tự chủ, yếu sinh lý ở nam giới,…
Dấu hiệu thận yếu
Suy giảm chức năng thận như đã đề cập là chúng ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe của người bệnh. Điều này có nghĩa là nếu những ai xuất hiện một trong những dấu hiệu sau đây nên tìm cách chữa trị nhanh nhất có thể:
- Tiểu đêm nhiều: Thận đảm nhận chức năng chính là lọc nước tiểu. Khi bạn bị thận yếu sẽ làm cho tần suất số lần đi tiểu tăng lên, đặc biệt là về đêm thì đi tiểu còn thấy rát, khó chịu hơn.
- Cơ thể thấy mệt mỏi: Khi thận khỏe nó sẽ sản sinh ra một lượng hormon Erythropoietin để làm tăng lượng hồng cầu. Nhưng khi thận yếu thì lượng hormone này giảm đáng kể, gây thiếu máu và mệt mỏi.
- Sinh lý, tình dục suy giảm: Thận đảm nhiệm vai trò điều hòa hormone sinh dục nam giới. Khi thận yếu, hormone thay đổi, chức năng sinh dục sẽ bị suy yếu gây rối loạn cương dương, giảm ham muốn,…
- Đau lưng: Người bị thận yếu sẽ luôn cảm thấy mỗi khi đứng thẳng hoặc khom lưng thường bị đau. Cộng với đó có thể xuất hiện đau nhức ở gót chân và cả bàn chân.
Nguyên nhân thận yếu
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc hình thành căn bệnh thận yếu. Tuy nhiên đại đa số những ai mắc bệnh này thường do một số nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Bị tiểu đường: Đây chính là một nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận yếu.
- Khói thuốc là hoặc các chất kích thích: Việc hít phải khói thuốc từ nguồn trực tiếp hay thụ động đều có thể gây ra căn bệnh thận yếu. Đặc biệt việc sử dụng ma túy tổng hợp còn gia tăng thêm chất độc có hại cho cơ thể mà thận không thể bài tiết được.
- Do béo phì, thừa cân, lười vận động: Do lượng mỡ tích tụ trong cơ thể dư thừa, gây ra sự chèn ép lên thận cũng như ngăn cản quá trình máu lưu thông đến thận. Từ đó làm cho chức năng thận bị suy giảm.
- Lạm dụng các loại thuốc Tây: Với một số loại thuốc giảm đau như Motrin, Advil,.. hay thuốc NSAIDs,… sẽ làm cho mạch máu bị co lại, thận bị tổn thương nghiêm trọng.
Thận yếu có nguy hiểm không?
Bệnh thận yếu sẽ được phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn sẽ xuất hiện các triệu chứng riêng biệt. Do vậy người bệnh nên chủ động nắm bệnh, nhất là khi các triệu chứng mới khởi phát thì việc chữa trị sẽ đơn giản hơn, ít nguy hiểm đến tính mạng.
Căn bệnh này có đặc trưng là phát triển chậm. Thường thì khi bệnh đã bị nặng rồi thì người bệnh mới phát hiện ra, lúc đấy tiến hành chữa trị thì bệnh đã bước sang giai đoạn mãn tính rồi, việc chữa dứt điểm là rất khó. Từ đó có thể hình thành một số biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh tim, tiểu đường, viêm niệu đạo, ung thư bàng quang,…
Thận yếu có chữa được không?
Thận yếu có chữa khỏi được hay không thì còn phụ thuộc nhiều vào giai đoạn mà người bệnh đang mắc. Với giai đoạn đầu của bệnh thận yếu thì chỉ xuất hiện việc suy giảm chức năng thận từ vài giờ cho đến vài ngày mà thôi.
Do vậy, nếu nhận biết được sớm và chữa trị đúng cách thì bệnh hoàn toàn có thể hồi phục lại như bình thường. Kết hợp với đó là xây dựng chế độ ăn uống khoa học để bồi bổ chức năng thận và đặc biệt tránh lạm dụng thuốc Tây quá nhiều để tránh bệnh diễn biến xấu hơn.
Các cách trị thận yếu
Thận yếu là căn bệnh gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tâm lý của mỗi người bệnh. Trong trường hợp bệnh phát hiện muộn, không chữa trị được kịp thời có thể dẫn đến bệnh suy thận mãn tính cực nguy hiểm, đe dọa tính mạng bất cứ lúc nào. Còn bệnh thận yếu phát hiện sớm thì có thể lựa chọn các cách chữa trị sau đây:
Điều trị thận yếu bằng thuốc Tây y
Đây chính là một phương pháp chữa trị tích cực và phổ biến được nhiều bệnh nhân áp dụng. Khi mà người bệnh được chẩn đoán bị bệnh thận yếu thì các bác sĩ sẽ cho uống một số loại thuốc như thuốc điều hòa huyết áp, cân bằng axit uric, lợi tiểu và chống thiếu máu,… Đây sẽ là nhóm thuốc hỗ trợ chữa trị bệnh nhanh chóng, giảm sự đau đớn và giảm số lần đi tiểu đêm cho người bệnh.
Tuy nhiên khi sử dụng thuốc Tây thì người bệnh nên thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ và không được tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào đó. Để tránh việc nhờn thuốc hoặc xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.
Điều trị thận yếu bằng thuốc Đông y
Ngoài chữa trị bằng Tây y thì các bài thuốc Đông y cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng và cho thấy hiệu quả tích cực. Đây được đánh giá là một phương pháp an toàn, chữa trị đúng căn nguyên phát bệnh để từ đó phục hồi được sức khỏe và ngăn ngừa tái phát.
Một số vị thuốc quý có thể kể đến như ba kích, phục linh, sơn thù, ngưu tất, thục địa, kỷ tử, tang ký sinh, sơn dược,… Đây là các vị thuốc có tác dụng bổ thận, cân bằng âm dương, chữa trị chứng âm lưỡng hư và khí âm lưỡng hư – nguồn dẫn đến bệnh suy thận. Để mang đến hiệu quả cao nhất thì người bệnh nên kiên trì sử dụng kết hợp với một chế độ ăn uống khoa học.
Trên đây là một số thông tin về bệnh thận yếu mà chúng tôi muốn chia sẻ đến với bạn đọc. Mong rằng bài viết đã cung cấp đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất để từ đó biết cách nhận biết và hướng điều trị phù hợp. Mỗi người bệnh nên thường xuyên đi thăm khám để phát hiện bệnh càng sớm thì tỷ lệ chữa trị thành công là rất cao