Ho có đờm là một triệu chứng khá thường gặp và là một dấu hiệu thường dùng để nhận biết các bệnh lý có liên quan đến đường hô hấp. Bệnh lý này khá nguy hiểm, nếu như không được quan tâm và xử lý đúng cách thì bệnh có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở do đờm tích tụ ở mũi và cổ họng.
Ho có đờm là gì?
Trước khi tìm hiểu về ho có đờm chúng ta phải biết đờm là một loại chất dịch bao gồm hồng cầu, bạch cầu mủ, chất nhầy và các chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp. Các chất dịch này được khí phế quản, phế nang, họng, xoang trán,… tiết ra.
Còn ho là một phản xạ để giúp cơ thể đẩy các dị vật và các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể bằng đường miệng, mũi.
Về cơ bản, tình trạng ho có đờm hầu hết đều bắt đầu từ nguyên nhân lành tính. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều trường hợp ho có đờm có thể là triệu chứng báo hiệu nhiều bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm họng, viêm thanh khí quản, hen phế quản,…
Tùy vào từng trường hợp mà các bác sĩ có thể xếp tình trạng ho có đờm là một tình trạng mãn tĩnh hoặc cấp tính. Trong đó, ho có đờm mãn tình là tình trạng ho có đờm kéo dài từ 3 tuần trở lên.
Phân loại tình trạng ho có đờm
Khi người bệnh có các dấu hiệu ho có đờm, tùy thuộc vào màu của đờm sau khi được khạc ra mà ho có đờm được chia thành 3 loại khác nhau, mỗi loại đều có nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
- Nếu ho có đờm đặc màu xanh hoặc ho có đờm vàng thì đây là cơ chế bảo vệ cơ thể khi bị virus, vi khuẩn xâm nhập. Lúc này, hệ miễn dịch sản sinh ra các bạch cầu để loại bỏ những tác nhân này ra khỏi cơ thể. Những tế bào bạch cầu này có chứa protein có sắc tố đặc trưng nên làm người bệnh ho ra đờm có màu xanh, vàng. Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ho có đờm vàng hoặc xanh đó là cảm cúm, viêm phế quản, viêm phổi.
- Ho có đờm màu đỏ hoặc nâu thì rất có thể người bệnh đang mắc phải hiện tượng xuất huyết hoặc nhiễm trùng máu. Để bảo đảm sự an toàn của bản thân, nếu phát hiện cơ thể có dấu hiệu ho ra đờm có màu đỏ hoặc nâu thì hãy ngay lập tức đến các cơ sở y tế trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, lao phổi và ung thư phổi cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ho có đờm màu đỏ nhưng nguyên nhân này khá hiếm gặp.
- Ho có đờm trắng, trong: Đây là tình trạng ho có đờm bình thường và hoàn toàn lành tính. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chủ quan, hãy theo dõi xem nếu tình trạng này xảy ra trong thời gian dài thì hãy đi kiểm tra tại các bệnh viện để nhận được sự tư vấn từ các bác sĩ.
Nguyên nhân ho có đờm thường gặp
Thông thường, các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ho có đờm là do ốm, cảm cúm, cảm lạnh hoặc bị dị ứng.
Tuy vậy, ho có đờm cũng có thể là dấu hiệu của rất nhiều các triệu chứng khác nhau.
Giãn phế quản
Bệnh lý này là một trong nhiều nguyên do dẫn đến tình trạng gây ho có đờm và ho ra máu. Giãn phế quản thông thường được chia thành hai loại chính đó là giãn phế quản ướt và khô. Trong đó, giãn phế quản ướt là tình trạng chính dẫn đến việc sản sinh đờm.
Lao phổi
Nếu bạn bị ho có đờm kéo dài lâu ngày không khỏi và kèm theo các triệu chứng như ho ra lẫn máu, khó thở, đau ngực,… thì rất có thể bạn đã mắc phải lao phổi.
Bệnh lý này nếu như không được cứu chữa một cách nhanh chóng và kịp thời thì khi tình trạng bệnh trở nên xấu hơn sẽ đến hiện tượng áp xe phổi, suy hô hấp hay thậm chí là cả tử vong.
Ung thư phổi
Đây là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Theo nhiều thông tin từ các nhà nghiên cứu, chuyên gia về lĩnh vực hô hấp thì ho có đờm lâu ngày cũng chính là một trong những triệu chứng của ung thư phổi. Ngoài ra, bệnh còn gây ra tình triệu chứng như đau tức ngực, khàn tiếng.
Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là căn bệnh nguy hiểm thường gây ho có đờm kéo dài. Người bệnh khi mắc phải bệnh lý này thường có tình trạng ho và khạc đờm có màu trắng. Bệnh thường xuất hiện ở người phải thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm hoặc có thói quen hút thuốc trong thời gian dài.
Bệnh có các triệu chứng khá giống với hen suyễn nên thường bị nhầm lẫn với căn bệnh này.
Các triệu chứng của bệnh đó là khó thở do bị hẹp đường thở, hay tức ngực vào buổi sáng,..
Viêm phế quản mãn tính
Viêm phế quản mãn tình là một bệnh lý gây ra sự sản sinh các loại đờm nhớt ở bên trong phế quản.
Người bệnh khi mắc phải bệnh lý này sẽ thường xuyên khạc nhiều vào buổi sáng nhưng số lượng đờm rất ít, thời gian ho khạc ít nhất khoảng 90 ngày trong vòng 1 năm và diễn biến liên tiếp trong vòng 2 năm trở lên.
Đờm của người mắc viêm phế quản mãn tính thường có màu trắng đục, và dần dần chuyển sang màu vàng.
Cách trị ho có đờm hiệu quả được bác sĩ chia sẻ
Để chữa trị tình trạng ho có đờm, các bác sĩ sẽ dựa vào bệnh án và nguyên nhân gây bệnh để có thể đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất cho người bệnh. Sau đây là những phương pháp điều trị thường được bác sĩ cho người bệnh sử dụng.
Sử dụng các loại thuốc Tây y
Sử dụng các loại thuốc Tây y là cách điều trị thường được các bác sĩ cho người bệnh sử dụng nhất để có thể nhanh chóng cải thiện các triệu chứng và biến chứng của bệnh. Những loại thuốc hay được bác sĩ chỉ định cho người bệnh sử dụng đó là:
- Bromhexin hydroclorid: Loại thuốc này có công dụng làm loãng các chất nhầy ở trong hệ thống hô hấp, làm cho các chất nhầy bớt dính và có thể dễ dàng bị loại bỏ hơn. Người bệnh sẽ sử dụng thuốc trong vòng từ 8-10 ngày.
- Terpin hydrat: Loại thuốc này cũng có tác dụng đó là làm loãng dịch đờm. Tuy nhiên, chỉ nên sử dụng thuốc trong 3 – 5 ngày hoặc theo các chỉ dẫn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ.
- Acetylcystein: Thường được dùng để làm tiêu các chất nhầy. Trong quá trình sử dụng, thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như phát ban, viêm miệng, nhức đầu,… Vì vậy, tốt nhất, người bệnh hãy sử dụng thuốc theo đúng sự chỉ định của bác sĩ
Ngoài ra, còn một số thuốc điều trị ho có đờm khác thường được sử dụng đó là: Mucomyst, Rinathiol Promethafine,….
Lưu ý:
- Trong khi sử dụng thuốc, người bệnh nên sử dụng theo sự chỉ định của bác sĩ. Không tự ý sử dụng thuốc hay sử dụng quá liều.
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, tìm hiểu kỹ các thành phần của thuốc đễ xem mình có bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc hay không.
- Không nên sử dụng thuốc trước khi đi ngủ vì điều này sẽ gây ra ảnh hưởng lớn tới sức khỏe.
Có thể bạn quan tâm: 5 cách trị ho tại nhà hiệu quả cho người lớn
Sử dụng thuốc Đông y trị ho có đờm
Bên cạnh việc chữa trị bằng việc sử dụng các loại thuốc Tây, các bạn cũng có thể áp dụng thử các bài thuốc Đông y chữa trị ho có đờm. Khác với thuốc Tây, các nguyên liệu chính của các bài thuốc này đều đến từ thiên nhiên nên sẽ đảm bảo an toàn với sức khỏe người sử dụng.
Sau đây là một vài bài thuốc Đông y trị ho có đờm mà bạn nên tham khảo:
Người bệnh có triệu chứng sốt và ho có đờm
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Ma hoàng 6g,
- Hạnh nhân 8g,
- Quế chi 4g,
- Cam thảo 4g.
Cách thực thiện:
- Đem tất cả nguyên liệu mang đi sắc uống ngày một thang.
- Chắt lấy nước uống
Sử dụng 2 lần/ ngày và dùng bữa ăn từ 1- 2 giờ. Sau khi uống, các bạn cần chú ý nếu mồ hôi toát ra thì cần phải lau khô ngay để hạn chế cảm lạnh. và tránh tiếp xúc với nước lạnh.
Ho có nhiều đờm do cảm lạnh
Nguyên liệu chuẩn bị gồm:
- Mật rắn 1g,
- Trần bì 6g.
Cách làm:
- Trần bì đem đi rửa sạch và thái nhỏ
- Đem trần bì đã được thái nhỏ đi sao khô và tán bột thật mịn.
- Sau đó cho lấy mật rắn vào bột và trộn đều.
Sử dụng 3 lần/ngày, uống trước mỗi bữa ăn từ 1-2 giờ.
Ho có đờm do viêm phế quản
Nguyên liệu:
- Mật rắn 1g,
- Xuyên bối mẫu 6g.
Cách làm
- Xuyên bối đem đi rửa sạch và thái nhỏ
- Đem Xuyên bối đã được thái nhỏ đi sao khô và tán bột thật mịn.
- Sau đó cho lấy mật rắn vào bột và trộn đều.
Sử dụng 3 lần/ngày, uống trước mỗi bữa ăn từ 1-2 giờ.
Phương pháp chữa ho có đờm bằng các mẹo dân gian
Điều trị ho có đờm bằng các việc sử dụng mẹo dân gian cũng là một cách điều trị khá hay và có hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, cách điều trị này chỉ sử dụng trong trường hợp bệnh còn nhẹ hoặc kết hợp thêm với cách điều trị thông thường.
Một vài cách chữa ho có đờm bằng mẹo dân gian mà các bạn có thể tham khảo.
Chữa ho có đờm bằng mật ong
Mật ong và gừng là hai loại dược liệu nổi tiếng trong Đông y với tác dụng giảm ho, chống viêm, tiêu đờm,…Vì thế, các bạn có thể kết hợp mật ong và gừng để chữa trị ho có đờm.
Cách sử dụng gừng và mật ong để chữa trị ho có đờm:
- Cho 20 – 40g lát gừng tươi vào một cốc nước nóng.
- Đổ mật ong vào cốc rồi khuấy đều lên và sử dụng
Sử dụng mỗi ngày từ 2 – 3 lần. Kiên trì sử dụng đến khi bệnh khỏi hẳn
Bên cạnh các chữa trị trên, các bạn cũng có thể sử dụng các cách chữa ho có đờm bằng mật ong khác như chanh ngâm mật ong, mật ong và giấm táo, tỏi và mật ong,… Các biện pháp này cũng mang lại hiệu quả điều trị rất tốt.
Nước ép củ cải trắng
Củ cải trắng là một loại dược liệu trong Đông y có vị thanh, tính mát. Củ cải trắng thường được dùng để chữa trị các bệnh lý như viêm phế quản, khó tiêu, tiêu đờm, giảm ho
Bên cạnh đó, loại củ này còn được sử dụng để trị thổ huyết, chảy máu cam, hội chứng lý, khàn tiếng, đái tháo đường,…
Sử dụng củ cải trắng để trị ho có đờm các bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như sau:
- 1kg củ cải trắng,
- 250ml gừng,
- 300ml mật ong.
Cách thực hiện:
- Mang củ cải trắng rửa sạch với nước sau đó bỏ vỏ và thái nhỏ rồi cho vào máy ép để lấy nước.
- Gừng rửa sạch, bỏ vỏ và thái lát mỏng
- Bỏ gừng và nước ép củ cải trắng vào nồi và đun sôi nhỏ lửa.
- Sau khi sôi khoảng 10 phút, tắt bếp và cho mật ong vào, khuấy đều rồi tiếp tục đun.
- Đun đến khi nước sôi trở lại, tắt bếp, để cho nguội và cho vào lọ thủy tinh để bảo quản.
Sử dụng 2 lần mỗi ngày và mỗi lần uống 5ml.
Lá húng chanh
Lá húng chanh theo Y học cổ truyền có vị cay, tính ấm và mùi thơm nhẹ. Lá húng chanh thường được sử dụng để tiêu đờm, khu hàn, sát khuẩn và chữa trị viêm họng, giải cảm và trị ho.
Sử dụng lá húng chanh để chữa ho có đờm cũng vô cùng đơn giản, các bạn chỉ cần thực hiện như sau:
- Đem vào là húng chanh đi rửa sạch rồi thái nhỏ cho vào một chiếc bát.
- Đổ mật ong, đường phèn vào rồi trộn đều lên.
- Đem hỗn hợp trên đi hấp cách thủy.
Sử dụng 2 lần/ ngày và liên tục cho đến khi các triệu chứng giảm dần.
Nước muối
Sử dụng nước muối để điều trị ho có đờm là một phương pháp đơn giản được rất nhiều người sử dụng vì nước muối có tác dụng sát trùng, diệt khuẩn rất cao.
Các bạn chỉ cần sử dụng một ít muối tinh rồi hòa tan vào nước ấm. Súc miệng và họng bằng nước ấm trước khi đi ngủ và vào mỗi buổi sáng sớm thường xuyên thì bạn sẽ thấy các triệu chứng của tình trạng ho có đờm giảm đi rất nhiều.
Biện pháp phòng tránh ho có đờm
Ho có đờm là một tình trạng không quá hiếm gặp nhưng nếu bạn chủ quan trước các triệu chứng của bệnh sẽ có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe. Ngoài ra, bên cạnh việc điều trị thì bận cũng cần phải phòng tránh ho có đờm bằng những biện pháp như:
- Hạn chế sử dụng thuốc lá, các chất kích thích thích như bia rượu
- Cân bằng chế độ dinh dưỡng, không nên ăn đồ ăn quá cay, quá mặn hay quá nóng,
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe.
Trên đây là bài viết về những thông tin có liên quan đến tình trạng ho có đờm đang được rất nhiều người quan tâm. Mong rằng, với những thông tin mà chúng tôi mang lại sẽ được các bạn vận dụng để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người thân và chính bạn. Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi. Chúc các bạn luôn luôn mạnh khỏe.