Hẹp môn vị (tắc môn vị) là bệnh lý xảy ra phổ biến ở trẻ em duwois 6 tuổi, đặc biệt là các bé nam? Hẹp môn vị là gì? Nguyên nhân hẹp môn vị? Cách điều trị hẹp môn vị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin đầy đủ và chính xác nhất về bệnh lý này.
Hẹp môn vị là gì?
Môn vị là bộ phận nằm ở giữa dạ dày và hành tá tràng. Môn vị có khả năng co bóp linh hoạt, chúng nhận nhiệm vụ vận chuyển thức ăn từ dạ dày đến ruột non để thực hiện bước tiêu hóa tiếp theo.
Hẹp môn vị là tình trạng thức ăn từ dạ dày không xuống được ruột non do phần môn vị bị hẹp hoặc bị cản trở bởi dị vật. Hẹp môn vị gây nên tình trạng ứ đọng thức ăn trong thời gian dài, khiến dạ dày bị giãn ra và phình to.
Nguyên nhân gây hẹp môn vị
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp môn vị. Đối với nguyên nhân lành tính việc chữa trị sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nguyên nhân ác tính có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bé nên bố mẹ cần lưu ý khi thấy con có dấu hiệu của bệnh hẹp môn vị.
- Dạ dày là một thể thống nhất bao gồm các bộ phận: Tâm vị, phình vị, thân vị, hang vị, môn vị. Khi một bộ phận bị tổn thương thì các bộ phận khác cũng bị ảnh hưởng theo. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp môn vị, đó là:
- Yếu tố di truyền: Nếu bé có người thân từng mắc bệnh hẹp môn vị thì có nhiều nguy cơ bé cũng sẽ gặp tình trạng này.
- Viêm dạ dày hoặc tá tràng: Hẹp môn vị có thể xuất phát do tình trạng viêm dạ dày hoặc tá tràng. Khi điều trị khỏi tình trạng viêm này thì bệnh hẹp môn vị cũng biến mất.
- Loét hành tá tràng xơ chai: Một số tình trạng viêm tá tràng gây nên loét bờ cong nhỏ gần môn vị làm cho bộ phận này bị xơ hóa, co kéo gây hẹp môn vị.
- Ung thư hang vị, môn vị dạ dày: Đây là bệnh lý nguy hiểm, các khối u khiến phần môn vị bị chít hẹp kèm theo tình trạng viêm nhiễm khiến thức ăn không thể đi qua, gây đau đớn cho người bệnh.
Một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng hẹp môn vị kể đến như:
- Trong dạ dày: U lành tính vùng môn vị, sa hang vị; seo cơ hang vị; sa tụt niêm mạc dạ dày qua lỗ môn vị; hẹp phì đại môn vị; sẹo bỏng dạ dày do uống phải acid, kiềm; hạch trong bệnh Hodgkin.
- Ở ngoài dạ dày: Tụy vòng lạc chỗ vùng môn vị, tá tràng; u tụy xâm lấn môn vị; sau phẫu thuật cắt túi mật; viêm dính quanh tá tràng do viêm túi mật;…
Dấu hiệu hẹp môn vị
Bệnh hẹp môn vị khi bắt đầu sẽ có những dấu hiệu rõ ràng, dễ nhận biết như sau:
- Đầy hoặc nặng phần dạ dày sau khi ăn. Sau ăn một thời gian ngắn có thể xuất hiện tình trạng nôn mửa.
- Đau vùng trên rốn, đau mạnh sau khi ăn, nôn ra sẽ bớt đau hơn.
- Tình trạng đau quặn có thể diễn ra đột ngột khiến người bệnh bị đổ mồ hôi trộm, nhiệt độ cơ thể không còn được kiểm soát.
- Khi chụp X-quang sẽ nhìn thấy lượng dịch ứ đọng rất nhiều trong dạ dày.
- Đau thường xuyên và có cảm giác trướng bụng, khó chịu.
- Nôn ra dịch xanh đen có mùi hôi tanh khó chịu.
- Có cảm giác thèm ăn nhưng không dám ăn do ăn vào sẽ lại đau đớn.
- Tần suất đi vệ sinh ít hơn, không dám đi vệ sinh nhiều do khi dùng sức ở phần cơ bụng sẽ gây đau đớn.
Hẹp môn vị có nguy hiểm không?
Hẹp môn vị ở trẻ nhỏ nếu được cứu chữa kịp thời sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe cũng như nguy hiểm đến tính mạng. Nếu cha mẹ thấy bé có biểu hiện như: Trướng bụng, đầy hơi, đau thượng vị, nôn,…. thì cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được khám và chữa trị kịp thời.
Khi bệnh phát triển nặng hơn, bé sẽ phải chịu những cơn đau, nóng xung quanh vùng môn vị. Người bệnh nhanh chóng gầy gò, xanh xao do ruột non không thể hấp thụ dưỡng chất. Cơn đau mạnh hơn khi người bệnh ăn vào và thay đổi tư thể.
Khi đau, người bệnh có thể nôn ra thức ăn do dạ dày không còn khả năng chứa kèm theo dịch vị có mùi hôi tanh nồng nặc. Việc nôn quá nhiều dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải, da khô ráp, sức khỏe xuống cấp trầm trọng.
Điều trị hẹp môn vị dạ dày
Tùy theo nguyên nhân gây nên tình trạng hẹp môn vị để xác định được phương pháp điều trị thích hợp. Đối với tình trạng hẹp môn vị cơ năng, người bệnh chỉ cần điều trị nội khoa là được. Ngược lại, hẹp môn vị do nguyên nhân thực thể thì cần dùng đến biện pháp phẫu thuật để làm nở môn vị. Hiện nay, có 2 phương pháp phẫu thuật được áp dụng phổ biến là:
Phẫu thuật nội soi
Đối với những tình trạng hẹp môn vị nhẹ, người bệnh có thể thực hiện phẫu thuật nội soi mà không cần đến phương pháp đặt bong bóng. Phương pháp này được thực hiện bằng cách đưa ống dẫn có phần đầu chứa bong bóng vào dạ dày bằng đường miệng. Sau đó, bong bóng sẽ được bơm và môn vị giúp môn vị nở ra. Ưu điểm của phương pháp này là thực hiện đơn giản, ít xảy ra biến chứng, không gây đau đớn cho người bệnh, hồi phục nhanh chóng.
Mổ hở
Mổ hở thường áp dụng cho tình trạng hẹp môn vị nhẹ, khi môn vị đã sưng lên, các tế bào cơ tập trung làm dày môn vị. Mổ hở nhằm mục đích loại bỏ phần môn vị bị sưng và dày, làm giãn và rộng môn vị.
Phương pháp này điều trị trực tiếp vào môn vị nên thường để lại biến chứng sau phẫu thuật như: Đau đớn, hồi phục lâu, có thể xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nếu không được chăm sóc và theo dõi kỹ lưỡng.
Trên đây là những thông tin về bệnh lý hẹp môn vị. Đây là bệnh lý có liên quan mật thiết đến hệ tiêu hóa của con người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Do đó, người bệnh và người thân xung quanh không nên chủ quan. Khi gặp những dấu hiệu đầu tiên của bệnh, người bệnh cần được đưa đến các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Viêm hang vị dạ dày có khỏi được không? Cách điều trị hiệu quả
-
Co thắt dạ dày là gì? Có nguy hiểm không và phải làm sao?