Giải phẫu khớp vai giúp chúng ta có thêm nhiều kiến thức y học hữu ích về cơ thể. Từ đó có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường xảy ra và có kế hoạch khám chữa bệnh kịp thời. Nếu mọi người còn chưa hiểu rõ về đặc điểm sinh lý của khớp vai, đừng quên theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Giải phẫu khớp vai
Mỗi một cấu tạo khớp trên cơ thể đều giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc duy trì các cử động thường ngày, giúp các hoạt động của cơ thể trở nên linh hoạt, hiệu quả hơn. Một trong những khớp chịu trách nhiệm khá lớn trong các chuyển động của hai chi trên đó là khớp vai.
Theo giải phẫu khớp vai, cơ quan này được cấu tạo từ nhiều bộ phận nhỏ như xương quanh vai, sụn khớp, gân cơ, dây chằng,…Tất cả những bộ phận này kết hợp với nhau một cách nhịp nhàng, linh hoạt để thực hiện nhiệm vụ chuyển động khớp, các cử động cánh tay và duy trì các hoạt động thường ngày của phần thân trên cơ thể.
Cụ thể, giải phẫu khớp vai được y học nghiên cứu như sau:
Các xương quanh vai
Xương quanh vai là những bộ phận chịu trách nhiệm định hình vai, đảm bảo cấu trúc bình thường của cơ thể. Nó bao gồm:
- Xương cánh tay: Đâu là chiếc xương lớn nhất ở khớp vai. Phần đầu xương có hình thái dạng tròn, tương tự như quả bóng tennis có nhiệm vụ kết nối phần lõm ở vai vào bả vai
- Xương bả vai: Xương này thường có hình tam giác, có nhiệm vụ kết nối xương đòn với các phận khác ở phần trước cơ thể
- Xương đòn: Nằm kéo dài từ xương ức trước vai đến đoạn xương cánh tay. Có vai trò ổn định chuyển động bình thường của vai
Khớp vai
Bình thường, một khớp vai được tạo thành từ 4 khớp có cấu tạo nhỏ hơn. Bao gồm:
- Khớp ổ chảo và phần cánh tay: Có nhiệm vụ thực hiện các di chuyển thông thường như đưa tay ra, nâng lên cao, hạ xuống và xoay cánh tay theo chuyển động tròn.
- Khớp ở giữa xương đòn và phần xương ức: Đây là liên kết duy nhất giữa xương khớp vai và các xương khác trên cơ thể. Có tác dụng ổn định và thực hiện các hoạt động như đưa tay sang ngang, nâng cao tay lên qua đầu một cách nhịp nhàng, linh hoạt
- Khớp ở giữa bả vai và phần lồng ngực: Đóng vai trò hỗ trợ các hoạt động bình thường của khớp ở ổ chảo cánh tay và khớp. Đây là khớp có biên độ và phạm vi cử động rộng nhất trong giải phẫu khớp vai
- Khớp ở giữa xương cùng vai và phần xương đòn: Khớp này có nhiệm vụ hỗ trợ các hoạt động của tay khi nâng cao đưa qua đầu.
Vòng bít (chóp xoay)
Vòng bít trong khớp vai được cấu tạo từ các khối cơ và gân bao quanh khớp ở ổ chảo và phần cánh tay. Đây là bộ phận giữ vai trò rất quan trọng trong các hoạt động ngày thường của một cơ thể người.
Một khi bị tổn thương, bạn sẽ thấy đau bả vai rất dữ dội. Đặc biệt là đau khi cử động cánh tay, cơn đau có thể xâm chiếm và vào giấc ngủ khiến cơ thể rất mệt mỏi, khó chịu.
Cấu tạo phần viên nang vai (bao khớp vai)
Đây là lớp ngăn cách khớp vai với các bộ phận khác trên cơ thể. Viên nang vai chứa dịch nhầy khớp, tạo sự linh hoạt và dẻo dai cho các cử động đa chiều của khớp vai.
Nếu bị viêm viên nang vai hoặc bộ phận này bị rách, người bệnh sẽ thấy cánh tay dường như bị tê liệt, căng cứng khớp và rất đau nhức khi cử động.
Giải phẫu khớp vai phần sụn
Sụn khớp vai còn được gọi là labrum nằm bao quanh các khớp và các xương chính ở vai. Nó có nhiệm vụ ổn định xương và khớp. Duy trì sự dẻo dai và tính đàn hồi của xương vai, cũng như cánh tay. Khi sụn khớp bị tổn thương hoặc bị bào mòn sẽ gây ra những cơn đau âm ỉ khó chịu, tầm vận động khớp vai bị hạn chế. Từ đó khiến các hiệu quả lao động và chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cơ bắp vai
Một cấu tạo khớp vai bình thường sẽ có khoảng 8 khối cơ bám vào xương đòn và phần xương cánh tay. Tạo thành một hàng rào chắn bên ngoài bảo vệ khớp. Đồng thời giúp duy trì các hoạt động bình thường của khớp vai.
Cơ bắp vai là một trong những bộ phận trong giải phẫu khớp vai có biên độ vận động lớn và phạm vi cử động rộng nhất. Có thể chịu được trọng tải nặng để thực hiện các công việc thường ngày như bưng bê, mang vác vật nặng trên vai.
Khi cơ bắp phải phải hoạt động quá sức với cường độ cao thì bạn sẽ gặp phải các cơn đau cơ âm ỉ, nhức nhói rất khó chịu. Do có cấu tạo lớn nên cơ bắp vai cũng là bộ phận rất dễ bị tổn thương do các tác động bên ngoài như té ngã, vận động thể lực quá sức hoặc nâng vật nặng trên vai,….
Từ các bộ phận nhỏ cấu tạo nên khớp vai hoàn chỉnh, chúng ta có thể nhận thấy, vai trò, nhiệm vụ của từng bộ phận trên khớp vai như sau:
- Xương quanh vai giúp duy trì các cử động bình thường của vùng bả vai và cánh tay
- Viên nang khớp vai được xem như một lớp đệm, giúp làm giảm sự ma sát giữa đầu khớp và bảo vệ khớp vai khỏi sự bào mòn và lão hóa của cơ thể
- Vòng bít (chóp xoay) có nhiệm vụ chủ yếu là tạo điều kiện thuận lợi cho khớp vai có thể di chuyển nhịp nhàng, linh hoạt
- Sụn vai có nhiệm vụ nâng đỡ và hạn chế sự ma sát giữa các điểm kết nối trên khớp vai.
Tất cả những bộ phận này sẽ phối hợp nhuần nhuyễn, linh hoạt với nhau để giúp khớp vai có thể cử động trơn tru, hiệu quả. Mỗi một bộ phận đều giữ những nhiệm vụ đặc biệt quan trọng nên chỉ cần một tổn thương xảy ra ở các bộ phận nhỏ này đều làm ảnh hưởng trực tiếp đến tầm vận động và hiệu quả lao động của con người.
Như vậy bài viết trên đây đã chia sẻ đến bạn đọc một số kiến thức về giải phẫu khớp vai. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ đã giúp mọi người biết cách chăm sóc, bảo vệ khớp vai tốt hơn. Chúc sức khỏe!
>> Tìm hiểu thêm: Đau vai trái biểu hiện của bệnh gì? Các mẹo chữa an toàn và hiệu quả