Gai đôi cột sống là bệnh lý cột sống bẩm sinh rất hiếm gặp nhưng lại có nguy cơ gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để có biện pháp điều trị tốt nhất.
Gai đôi cột sống là gì?
Gai đôi cột sống hay gai đôi s1 là một bệnh lý cột sống bẩm sinh phát triển ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Gai đôi s1 là tình trạng cột sống của trẻ bị tách làm đôi ở vị trí đốt sống s1 và vùng “bản lề” thắt lưng L5 do quá trình phân bào cột sống khiến ống sống và dây thần kinh không được khép kín. Đây là một tình trạng bệnh rất hiếm gặp.
Bệnh gai đôi cột sống s1 là bệnh lý bẩm sinh nên bất kỳ trẻ em nào cũng có nguy cơ mắc phải. Theo kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ cứ 1000 trẻ sinh ra thì có 2 trẻ bị mắc bệnh. Con số trẻ bị mắc bệnh gai đôi s1 là khoảng 166 nghìn bé.
Gai đôi cột sống là một bệnh lý cột sống bẩm sinh nên rất khó phát hiện từ sớm. Bệnh chỉ được phát hiện khi người bệnh có dấu hiệu đau như cơn đau âm ỉ hoặc đau dữ dội cấp tính, tình cờ đi chụp X-quang.
Ngoài nguyên nhân do bẩm sinh, bạn có thể bị gai đôi cột sống s1 do một số nguyên nhân khác như:
- Trong thời gian thai kì, người mẹ không cung cấp đủ các loại dưỡng chất cho sự phát triển bình thường của thai nhi.
- Quá trình thoái hóa tự nhiên của cơ thể, thường xảy ra đối với những người ở độ tuổi trung niên.
- Người làm những công việc nặng nhọc, mang vác nặng, thường xuyên phải cúi người.
Triệu chứng gai đôi cột sống s1
Bệnh gai đôi cột sống s1 thường có những triệu chứng phổ biến như đau vùng thắt lưng cùng. Khi người bệnh ấn nhẹ sẽ có cảm giác đau tăng lên, cơn đau có thể lan xuống chân hoặc ngược lên cánh tay.
Vận động khó khăn, đặc biệt là những tư thế có liên quan đến cột sống. Nhiều trường hợp, cơ cạnh sống lưng bị co cứng dẫn đến mất đường cong sinh lý cột sống. Gai đôi s1 có thể gây ra những triệu chứng rối loạn vận động hoặc phản xạ do bị chèn ép rễ thần kinh.
Những triệu chứng của bệnh gai đôi cột sống thường không rõ ràng và giống một số triệu chứng của bệnh ls khác. Do đó, người bệnh rất khó khăn trong việc nhận biết và điều trị sớm bệnh. Khi người bệnh phát hiện ra bệnh thì bệnh đã ở giai đoạn nặng hoặc có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
Gai đôi s1 có nguy hiểm không?
Gai đôi cột sống có gây nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng không là câu hỏi mà rất nhiều người đang quan tâm. Người bệnh nên bình tĩnh khi được chẩn đoán bị mắc bệnh gai đôi cột sống s1. Vì mức độ nguy hiểm của bệnh còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh nặng hay nhẹ, điều trị có đúng phương pháp không.
Nếu tình trạng gai đôi cột s1 nhẹ thì người bệnh chị bị những cơn đau nhức ở vùng thắt lưng, ảnh hưởng phần nào đến cuộc sống. Những nếu tình trạng bệnh nặng thì là vấn đề mà người bệnh đáng phải lo lắng, người bệnh có thể sẽ phải nhận những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như:
Thoát vị đĩa đệm
Bệnh gai đôi cột sống s1 sẽ khiến phần cột sống ở vị trí s1 tách ra làm đôi. Tình trạng này có thể khiến các đĩa đệm dễ bị tổn thương và thoát vị ra khỏi vị trí bình thường dẫn đến làm nhân nhầy chảy ra ngoài chèn ép lên rễ dây thần kinh và ống sống.
Thoát vị đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh và ống sống gây ra những cơn đau nhức khó chịu. Nếu không được điều trị kịp thời, thoát vị đĩa đệm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác như giảm khả năng vận động và tàn phế hoàn toàn.
Đau thần kinh liên sườn
Gai đôi cột sống s1 cũng có thể gây ra biến chứng đau thần kinh liên sườn. Khi đó, người bệnh sẽ phải chịu những cơn đau nhức vùng dây thần kinh liên sườn kèm đau tức vùng ngực, xương ức. Đặc biệt khi người bệnh ho, hắt hơi mạnh hoặc vận động mạnh sai tư thế thì cơn đau sẽ tăng lên.
Đau dây thần kinh tọa
Gai đôi cột sống s1 có thể gây chèn ép dây thần kinh tọa dẫn đến đau dây thần kinh tọa. Biến chứng này sẽ khiến người bệnh có cảm giác đau nhức dọc cột sống thắt lưng. Đặc biệt, nếu tình trạng đau thần kinh tọa không được điều trị sớm. Cơn đau có thể lan xuống mông, đùi và cẳng bàn chân.
Biến chứng nguy hiểm khác
Ngoài những biến chứng phổ biến ở trên, gai đôi s1 có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm ít phổ biến khác như:
- Vẹo cột sống
- Rối loạn tiểu tiện, đại tiện
- Liệt chi
- Viêm, nhiễm trùng màng não
- …
Gai đôi cột sống s1 có di truyền không?
Gai đôi cột sống có di truyền từ bố mẹ sang con cái không cũng là vấn đề được rất nhiều người bệnh quan tâm. Câu trả lời là vẫn chưa có kết quả kết luận chính xác rằng bệnh có di truyền hay không.
Tuy nhiên, theo một số trường hợp đã ghi nhận thì bệnh có thể di truyền được. Đã có một số trường hợp bố mẹ bị gai đôi cột sống s1 và con cái khi sinh ra cũng được xác định là bị bệnh. Nhiều trường hợp anh, chị, em đều bị mắc bệnh gai đôi s1. Do đó, mọi người không nên chủ quan mà nên thường xuyên cho trẻ đi khám sức khỏe để phát hiện sớm bệnh.
Cách chữa gai đôi cột sống s1
Bệnh gai đôi cột sống s1 hiện chưa có phương pháp chữa trị dứt điểm nên người bệnh nên chủ động phòng ngừa bệnh từ trước. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên đi khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là phần xương cột sống để phát hiện sớm bệnh. Khi đó, việc điều trị bệnh sẽ đơn giản và có tỉ lệ chữa khỏe cao hơn.
Dưới đây là 4 cách chữa bệnh gai đôi cột sống s1 phổ biến và hiệu quả hiện nay:
Nếu tình trạng gai đôi cột sống s1 nhẹ thì người bệnh nên áp dụng những phương pháp chữa trị bảo tồn như:
- Các loại thuốc giảm đau và giảm triệu chứng
- Thuốc kháng viêm không steroid
- Các loại thuốc giãn cơ
- Các biện pháp vật lý trị liệu
Những phương pháp này sẽ giúp người bệnh giảm đau, cải thiện chức năng cột sống, giảm bớt những gánh nặng lên các đốt sống hiệu quả.
Cách phòng ngừa gai đôi s1
Cách phòng ngừa gai đôi cột sống s1 cho trẻ tốt nhất là ngay từ khi ở trong bụng mẹ. Bạn sẽ được uống acid folic trước khi có bầu để ngăn ngừa bệnh bẩm sinh cho thai nhi.
Đối với những người chưa được uống acid folic trong quá trình mang thai thì cần đợi bé sinh ra và kiểm tra cột sống xem có dị tật gì không.
Ngoài việc phòng ngừa ngay từ trong bụng mẹ, mọi người cũng nên áp dụng những biện pháp phòng ngừa bệnh sau đây:
- Nên thường xuyên tập thể dục như đi bộ, bơi lội, đạp xe, tập yoga
- Bổ sung đầy đủ thực phẩm giàu acid folic như các loại ngũ cốc, các loại đậu, măng tây, các loại rau sẫm màu, các loại hải sản
- Tránh thức khuya, nghỉ ngơi đúng giờ giấc, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá
- Cần có lối sống lành mạnh, không được mang vác vật nặng sai tư thế
- Không ngồi nằm nhiều một vị trí
- Không mang giày cao gót trong thời gian dài
- Tránh căng thẳng stress
- Hạn chế tập luyện vận động mạnh
Có thể bạn quan tâm:
- Gai đốt sống cổ uống thuốc gì?
- Vôi hóa cột sống là gì?
Gai đôi cột sống kiêng ăn gì?
Những người bị gai đôi cột sống cần phải kiêng hoặc hạn chế ăn những loại đồ ăn sau:
- Các loại thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ
- Đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhanh
- Tránh ăn đồ quá ngọt hoặc quá mặn
- Cần tránh xa nội tạng động vật
- Các loại thịt đỏ
- Bia rượu, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas
Như vậy chúng tôi đã chia sẻ những kiến thức về bệnh gai đôi cột sống s1 là gì. Hy vọng với những kiến thức về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh sẽ giúp mọi người phát hiện sớm bệnh từ đó có được phương pháp điều trị phù hợp nhất.