Đĩa đệm là một thành phần quan trọng trong cấu trúc xương cột sống của cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cấu tạo đĩa đệm như thế nào, chức năng đối với cơ thể là gì? Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những thông tin xoay quanh đĩa đệm nhé.
Đĩa đệm là gì?
Trong cơ thể người, đĩa đệm là một cấu trúc có hình tròn đồng tâm chắc chắn với dạng sợi bao xung quanh bên ngoài, bên trong là nhân keo gelatin. Đĩa đệm có vai trò giảm chấn động, hoặc giảm xóc cho cơ thể, đặc biệt là xương cột sống khi làm việc, sinh hoạt, đồng thời cũng giúp cho cơ thể vận động được linh hoạt hơn.
Theo các chuyên gia chia sẻ: Trong cơ thể con người có tổng cộng 23 đĩa đệm. Một khi đĩa đệm vì một nguyên nhân nào đó mà bị hư tổn hoặc bị tác động mạnh sẽ có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ xương khớp.
Cấu tạo của đĩa đệm
Đĩa đệm được cấu tạo từ ba thành phần chính, bao gồm có: Nhân nhầy gelatin, bao xơ và tấm sụn tận cùng.
Nhân nhầy
Nhân nhầy gelatin hay nhân keo thực chất là một loại dịch hạt với tính chất hơi nhầy do có chứa một lượng nước nhất định trong cấu trúc của nhân nhầy, chúng trong suốt và dường như là không có màu. Theo các nghiên cứu y học, nhân nhầy được cấu tạo chủ yếu từ những proteoglycans. Trong khi đó, thành phần của proteoglycans lại là: Chondroitin sulphate, kratos sulphate và hyaluronic.
Tuy vậy, đa phần thể tích trong nhân nhầy là để chứa nước. Với khoảng 80% thể tích nhân nhầy là nước ở trẻ nhỏ và khi về già là 60%, nhân nhầy được cho là một bộ phận có tính chất ngậm nước, Đồng thời lượng nước này sẽ giảm theo tuổi tác của con người. Chính vì lượng nước giảm nhiều, nên nhân nhầy ở người lớn tuổi cũng bắt đầu có dấu hiệu suy yếu, cứng và giòn hơn nên cũng dễ bị tổn thương và gây ra nhiều căn bệnh liên quan đến xương cột sống.
Bao xơ
Bao xơ chính là vỏ bao bọc bên ngoài của nhân nhầy. Đặc điểm của bao xơ là có nhiều lớp và thông thường chúng có hình dạng chung là elip. Trong đó, thành phần phổ biến của các bao xơ là các vòng sợi collagen có tính rất dẻo dai, đàn hồi tốt.
Vị trí của bao xơ cụ thể như sau: Phần phía bên ngoài bao xơ sẽ trực tiếp bám vào màng xương và gián tiếp bám vào các đốt sống. Phần phía trong của bao xơ thì lại bám vào bề mặt sụn của thân đốt sống thắt lưng.
Bao xơ có hai nhiệm vụ chính đó là bảo vệ cho nhân xơ và đảm bảo cho cột sống luôn giữ vững đúng trục tự nhiên của cơ thể.
Tấm sụn tận cùng
Tấm sụn tận cùng được cấu tạo từ canxi, collagen, nước và cả proteoglycans. Vị trí cụ thể của bộ phận này chính là nằm giữa lớp ngoài cùng của bao xơ và mâm sụn thân sống.
Nhiệm vụ chính của nó là đảm bảo cho bề mặt sụn và thân đốt sống không bị nhân nhầy chèn ép được. Kèm theo đó, tấm sụn tận cùng còn có một nhiệm vụ khác, chính là bảo vệ đĩa đệm khỏi nhiễm trùng có thể xảy ra.
Chức năng của đĩa đệm
Đĩa đệm là thành phần quan trọng trong cấu trúc của hệ thống xương cột sống với 3 chức năng chính, cụ thể:
Liên kết các đốt xương
Đĩa đệm nằm ở vị trí giữa hai đốt của xương cột sống, các sợi collagen của bao xơ bám vào dính chặt vào các đốt xương, chúng tạo ra một kết cấu vững chắc xen kẽ giữa hai tính chất cứng của đốt xương và mềm của đĩa đệm. Đồng thời các sợi collagen của bao xơ còn có thể kiểm soát được các hoạt động của cơ thể, hạn chế tối đa các hoạt động quá mức gây tổn hại cho hệ thống xương cột sống.
Ngoài ra, để đảm bảo cho sự cứng cáp của kết cấu này, các dây chằng và gân cơ cũng được bổ sung để kết nối các thành phần lại với nhau. Tuy cứng cáp, nhưng cột sống cũng rất linh hoạt do có sự xuất hiện của đĩa đệm, giúp cho hoạt động xoay, vặn cơ thể được thực hiện tốt.
Chịu lực và phân tác lực cơ thể
Khi cơ thể hoạt động hoặc vận động, luôn luôn có một lực nhất định tác động vào xương cột sống, gây ra áp lực đối với xương cột sống, đè nén các đĩa đệm lại với nhau. Trong trường hợp này, vì đã có các đĩa đệm ở giữa nên các đốt xương sẽ không phải đèn nén trực tiếp vào nhau tránh tình trạng tổn hại các đốt xương, đồng thời do có tính chất đàn hồi của đĩa đệm các đốt xương không bị lệch khỏi vị trí của chúng và vẫn giữ được sự ổn định cho hệ thống xương cột sống.
Không chỉ vậy, nhân nhầy trong đĩa đệm khi chịu lực lớn từ các đốt xương đè nén, sẽ thực hiện cơ chế lan tỏa lực ép bằng cách giảm lượng nước trong nhân ra xung quanh rồi chia đều cho bao xơ và các thành phần khác. Điều này giúp giảm và tiêu biến đi lực gây sức ép cho xương, bảo vệ cấu trúc hệ thống xương cột sống. Đến khi các đốt xương không còn phải chịu lực tác động nữa, sức ép lên đĩa đệm giảm đi, các nhân nhầy sẽ lại tích tụ lượng nước và khôi phục trạng thái ban đầu.
Ngoài ra, sự sắp xếp khoa học của cấu trúc xương cột sống theo hình dạng cong đặc biệt đã làm cho cấu trúc này có một khả năng chịu lực rất cao và phân bố áp lực một cách tinh vi đi vào cơ thể, giảm được trọng lượng lớn tác động vào xương cột sống.
Hỗ trợ cho quá trình trao đổi các dưỡng chất
Đĩa đệm tuy không có những mạch máu cụ thể như những thành phần khác của cơ thể nhưng chúng vẫn có khả năng hỗ trợ vào quá trình trao đổi chất, cụ thể: Khác với các thành phần khác của cơ thể, đĩa đệm thực hiện quá trình trao đổi chất dựa theo nguyên lý của lực hút thẩm thấu đối với màng, vòng sợi và nhân nhầy.
Trên đây chính là nội dung chính của chủ đề nói về đĩa đệm, cấu tạo đĩa đệm là gì. Hy vọng qua những thông tin này sẽ giúp bạn có thể hiểu biết về thành phần quan trọng trong cơ thể. Từ đó, chú trọng hơn trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân.
Có thể bạn quan tâm:
- Thoát vị đĩa đệm cổ c4 c5 c6 c7 gây ra nhiều biến chứng
- Đai cột sống Hàn Quốc hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm