Đau vai trái là một trong những tổn thương rất thường gặp liên quan đến hệ xương khớp có thể xảy ra ở nhiều đối tượng. Trong đó người già và những người thường xuyên phải lao động nặng nhọc dễ gặp phải tình trạng này nhất. Để biết triệu chứng đau vai trái là bệnh gì và khắc phục như thế nào mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Đau vai trái là bệnh gì?
Đau khớp vai trái có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đa phần các trường hợp bị đau vai trái kéo dài đều do bệnh lý gây ra. Trong đó, những căn bệnh thường gặp nhất là:
- Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là dạng bệnh mãn tính xảy ra khi xương khớp bị lão hóa. Sự bào mòn và thoái hóa tự nhiên của xương khớp khiến các đốt sống cổ bị khô và cạn kiệt dịch nhầy bôi trơn khớp.
Điều này khiến cho các đầu xương ma sát trực tiếp với nhau và liên tục chèn ép lên rễ dây thần kinh tại vai gáy. Từ đó gây ra triệu chứng đau vai trái, cơn đau có xu hướng tăng nặng hơn về ban đêm khiến người bệnh mất ngủ, khó ngủ, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
- Vôi hóa khớp vai
Vôi hóa khớp vai là tổn thương xương khớp thường xảy ra khi người bệnh vận động sai tư thế hoặc làm việc với cường độ cao. Tình trạng này khiến xương khớp bị tổn thương và giảm mật độ canxi trong xương. Hệ quả dẫn đến việc khớp vai bị vôi hóa gây ra những cơn đau vai trái âm ỉ hoặc dữ dội đột ngột tùy vào từng trường hợp cụ thể.
- Trật khớp vai
Trật khớp vai là chấn thương rất phổ biến trong cuộc sống khi người bệnh lâu động nặng nhọc hoặc chơi thể thao quá sức, không khởi động cẩn thận khi tập luyện,…Khi khớp vai bị trật khỏi vị trí ban đầu, người bệnh sẽ gặp phải cơn đau nhói rất khó chịu ở khớp bả vai, cơn đau trở nên trầm trọng hơn khi cử động.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ cũng là một trong những căn bệnh thường gặp gây ra tình trạng đau vai trái. Bệnh xảy ra khi các đĩa đệm ở cột sống cổ bị trượt ra khỏi vị trí tiếp nối giữa hai đốt sống liền kề. Lúc này đĩa đệm sẽ va chạm và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh vùng cổ vai và gáy cổ. Từ đó gây ra các cơn đau vai trái, đau vai gáy lan tỏa sang bả vai, cánh tay, cẳng tay,…
Mẹo chữa đau vai trái
Để khắc phục nhanh triệu chứng đau vai trái, người bệnh có thể tham khảo áp dụng một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc Tây chữa đau vai trái
Dùng thuốc Tây chữa trị là một trong những giải pháp khắc phục tình trạng đau vai trái mang lại hiệu quả nhanh chóng được nhiều người lựa chọn. Một số loại thuốc chữa đau vai trái thường được chỉ định gồm:
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau thông dụng như paracetamol thường được sử dụng kết hợp với thuốc chống viêm không Steroid để ức chế và kiểm soát triệu chứng đau nhức. Mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh, giúp người bệnh có thể sinh hoạt, làm việc bình thường.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng giải phóng áp lực dây chằng và cơ bắp, khắc phục tình trạng căng cứng cơ. Từ đó giúp cơ và khớp vai vận động linh hoạt và dễ dàng hơn.
- Thuốc giảm đau dạng tiêm: Thường được chỉ định cho người bị đau vai trái dữ dội mà thuốc giảm đau đường uống không mang lại hiệu quả như mong muốn. Thuốc giảm đau dạng tiêm sẽ được sử dụng với hàm lượng và liệu trình theo chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý: Trong mọi trường hợp, người bệnh không nên tự ý mua thuốc Tây điều trị tại nhà khi chưa có sự thăm khám, chẩn đoán của bác sĩ để tránh gặp phải những tác dụng phụ ngoài ý muốn. Gây ảnh hưởng tiêu cực cho sức khỏe.
Vật lý trị liệu giúp giảm đau vai trái
Một số biện pháp vật lý trị liệu giúp giảm đau nhức vùng vai trái gồm:
Bài tập chữa đau vai trái
Bài tập 1:
- Người bệnh nắm chặt hai bàn tay ra sau đó duỗi thẳng tay về phía trước
- Từ từ nâng hai tay lên cao rồi từ từ hạ thấp tay xuống. Trong quá trình thực hiện cần kết hợp khom lưng để tạo thành góc vuông 90 độ so với cơ thân dưới
- Kiên trì thực hiện bài tập hàng ngày để triệu chứng đai vai trái sớm được khắc phục
Bài tập 2:
- Người bệnh đứng thẳng với hướng đối tiện vào tường
- Duỗi thẳng hai tay đến khi chống vào tường
- Từ từ đu người xuống dưới
- Thực hiện bài tập 5 – 7 lần mỗi ngày, sau khoảng 10 ngày, triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể
Phương pháp trị liệu
Trong cách chữa đai vai trái bằng vật lý trị liệu, có thể bác sĩ sẽ tư vấn hướng dẫn người bệnh áp dụng các phương pháp chiếu tia hồng ngoại, sóng ngắn, châm cứu bấm huyệt kết hợp massage, điện trị liệu,…Các kỹ thuật này đều mang lại tác dụng giảm đau nhanh nhưng cần được thực hiện đúng cách và kiên trì trong một thời gian dài.
Chườm đá giảm đau vai trái
Hướng dẫn thực hiện
- Người bệnh cho vài viên đá vào chiếc khăn mỏng rồi xoắn chặt các đầu khăn để đá không bị lọt ra ngoài
- Chườm chiếc khăn bọc đá lên vị trí vai bị đau nhức khoảng 15 – 20 phút. Thực hiện ngắt quãng 1 – 2 phút giữa hai lần liên tiếp để tránh nguy cơ bị bỏng lạnh
- Áp dụng liệu pháp đều đặn trong vòng 10 ngày triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện rõ rệt
Mẹo dân gian chữa đau vai trái
* Bài thuốc 1: Chữa đau vai gáy bằng gừng tươi
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh cạo vỏ 10 củ gừng rồi đem rửa sạch
- Cho nguyên liệu vào cối, giã nát
- Đổ gừng vào ấm, đun sôi với 1 lít nước
- Chiết nước gừng uống trực tiếp khi còn ấm, có thể cho thêm chút mật ong để dễ uống hơn
- Kiên trì thực hiện bài thuốc trong khoảng 10 ngày để gừng phát huy hiệu quả chữa bệnh tốt nhất
* Bài thuốc 2: Rễ đinh lăng chữa đau vai gáy
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 30g rễ đinh lăng rồi sắc với 2 lít nước đến khi nước cạn còn khoảng 1 lít thì dừng
- Dùng nước rễ đinh lăng thay trà hàng hàng
- Kiên trì thực hiện bài thuốc mỗi ngày để triệu chứng đau nhức sớm được cải thiện
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về hiện tượng đau vai trái và các mẹo cải thiện triệu chứng hiệu quả đang được áp dụng. Hy vọng với những kiến thức được chia sẻ đã giúp mọi người bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!