Đau thượng vị là bệnh lý rất nhiều mắc phải. Do đó, việc hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu bệnh để có giải pháp điều trị kịp thời là vô cùng cần thiết. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi tổng kết các thông tin hữu ích về đau thượng vị bạn nhé!
Đau vùng thượng vị là gì?
Thượng vị được xác định ở giữa 2 bên xương sườn, trên vị trí rốn và dưới phần xương ức. Đây được đánh là khu vực rất quan trọng khi nó tập trung nhiều cơ quan gồm gan, dạ dày, ống thực quản, tụy, tá tràng.
Bệnh đau thượng vị không phải hiếm gặp. Bệnh gây ra những cơn đau bụng vô cùng khó chịu. Các cơn đau lúc âm ỉ, lúc thì quặn thắt và lan tỏa toàn bộ phần bụng. Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc.
Nguyên nhân đau thượng vị
Theo nhiều khảo sát và nghiên cứu, các nguyên nhân gây ra đau thượng vị bao gồm:
Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa
Cơ thể gặp các vấn đề về tiêu hóa sẽ gây ra các cơn đau tại vùng thượng vị. Nguyên nhân gây ra rối loạn tiêu hóa điển hình là do việc sử dụng quá nhiều các thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh, đồ đóng hộp chứa nhiều chất bảo quản,…
Khó tiêu, rối loạn tiêu hóa còn có thể đi kèm một vài biểu hiệu khác như ợ hơi, chán ăn, nôn mửa, khó chịu tại vùng bụng,…
Các bệnh liên quan đến dạ dày
Các bệnh liên quan đến dạ dày cũng là nguyên nhân gây ra đau thượng vị. Có rất nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày có thể gây ra các cơn đau khó chịu.
- Bệnh viêm dạ dày: Viêm dạ dày là căn bệnh khá phổ biến. Khi mắc bệnh này, phần niêm mạc dạ dày bị các vi khuẩn Hp tấn công gây ra các rối loạn và các ổ tổn thương. Triệu chứng thông thường của viêm dạ dày là khó chịu, tức ngực, buồn nôn, nôn ra máu (xuất huyết dạ dày), đi ngoài ra máu, chán ăn, mệt mỏi,…
- Thủng dạ dày: Đây là biến chứng nguy hiểm từ bệnh viêm loét dạ dày. Khi gặp tình trạng này, phần thượng vị sẽ đau quặn thắt và khiến người bệnh không đi lại được. Trường hợp xấu nhất, người bệnh cần chuyển đi cấp cứu nếu dạ dày bị thủng đúng vị trí mạch máu.
- Trào ngược dạ dày: Lượng acid trong dạ dày trào ngược lên thực quản cũng khiến phần thượng vị đau tức rất khó chịu. Người bệnh cần thăm khám và có phác đồ điều trị kịp thời nếu có các dấu hiệu của trào ngược dạ dày thực quản (đau rát cổ họng, ngực, đau tức vùng thượng vị, ho, mắc nghẹn cổ và đôi khi có acid trào ra trong miệng,…)
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Bệnh lý này gây ra các cơn đau thượng vị kèm các triệu chứng như nôn mửa, đầy bụng, chảy máu dạ dày, chán ăn, ăn ít nhưng có cảm giác no,…
Thoát vị cơ hoành
Thoát vị cơ hoành có thể là nguyên nhân gây ra các cơn đau tại vùng thượng vị. Điều này được lý giải là do cấu trúc cơ hoành yếu, tai nạn gây ảnh hưởng đến cơ hoành,… kèm các triệu chứng như đau họng, ợ hơi, khó nuốt, cơn đau lau sang ngực, lưng,…
Vấn đề về tuyến mật
Rối loạn tuyến mật (viêm túi mật, sỏi mật) gây ra các cơn đau tại vùng thượng vị. Khi mắc các triệu chứng liên quan đến túi mật, người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau tại vùng thượng vị (thông thường sẽ đau nhiều tại thượng vị bên phải), da vàng, chán ăn, đầy bụng, khó tiêu,…
Cơ thể thiếu hụt Lactose
Lactose là đường có trong sữa. Chất này có tác dụng mang đến đường glucose và galactose đến cơ thể con người. Khi không dung nạp đủ lactose sẽ làm cơ thể gặp khó khăn khi tiêu hóa sữa hoặc các chế phẩm từ sữa. Và đây cũng là nguyên nhân gây ra đau tại vùng thượng vị.
Thông thường, các triệu chứng thường gặp sau khi cơ thể dung nạp sữa và có các biểu hiệu cụ thể như: Đầy hơi, khó tiêu, nôn mửa, đi ngoài, đau thượng vị,…
Vấn đề ở thực quản: Viêm thực quản hoặc barrett thực quản khiến đau tức vùng thượng vị. Khi mắc các triệu chứng này, người bệnh cần thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ của các bác sĩ.
Một vài nguyên nhân khác
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý được liệt kê ở phần trên, đau thượng vị còn gây ra bởi một vài vấn đề khác. Cụ thể:
- Ăn uống không điều độ: Việc ăn uống không khoa học cũng là một nguyên nhân gây ảnh hưởng tới dạ dày dẫn đến đau thượng vị. Ăn quá nhiều hoặc ăn không đúng giờ giấc làm dạ dày hoạt động không nhịp nhàng. Lúc này, chúng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh vùng bụng và làm các cơn đau vùng thượng vị đau nhức.
- Sử dụng các đồ uống chứa chất kích thích (bia, rượu, cafe,…): Các loại đồ uống chứa cồn là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị. Sử dụng quá nhiều hoặc quá thường xuyên bia, rượu, cafe (đặc biệt là khi bụng đói) gây tổn thương đến dạ dày và khiến cơ thể mắc nhiều bệnh khác nữa.
- Mang thai: Nhiều phụ nữ mang thai thường đau tại vùng thượng vị. Vấn đề này có thể lý giải là do lúc mang bầu, tử cung của người phụ nữ phát triển và gây áp lực lên các bộ phận khác. Đây được coi là nguyên nhân gây ra đau thượng vị.
Dấu hiệu đau vùng thượng vị
Vị trí của thượng vị có liên quan đến các cơ quan gồm gan, dạ dày, thực quản,… Do đó, chỉ cần một bộ phận nhỏ cũng gây ra các cơn đau. Theo các nghiên cứu, bên cạnh dấu hiệu điển hình là các cơn đau tại vị trí thượng vị, bệnh nhân có thể kèm theo các vấn đề sau:
- Ợ hơi, ợ chua, phần ngực luôn cảm thấy nóng rát, khó chịu
- Đầy hơi, chậm tiêu, chướng bụng
- Đau tức dạ dày, đau khi di chuyển
- Chán ăn, cơ thể mệt mỏi, vàng da,…
Người bệnh cần lưu ý khi các cơn đau kéo dài và cấp độ gia tăng thì cần có phương pháp điều trị y tế để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Đau thượng vị có chữa khỏi không?
Đau thượng vị được đánh giá là căn bệnh nguy hiểm. Các cơn đau gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và công việc.
Tuy nhiên, người bệnh cũng không cần quá lo lắng. Bởi nếu phát hiện kịp thời và có giải pháp điều trị đúng hướng thì bệnh hoàn toàn có khả năng đẩy lùi. Do đó, ngay khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh, bạn cần ghé thăm khám sớm nhất tại các cơ sở y tế uy tín.
Cách chữa đau thượng vị
Có nhiều cách chữa đau thượng vị, phổ biến hơn cả là sử dụng thuốc tây y và các bài thuốc dân gian. Cụ thể như sau:
Điều trị bằng thuốc tân dược
Đau vùng thượng vị do nhiều nguyên nhân gay ra, vì thế cần kết hợp các loại thuốc khác nhau để có thể khắc phục và kiểm soát các triệu chứng bệnh. Các loại thuốc tân dược thường được bác sĩ kê đơn gồm:
- Thuốc có tác dụng giảm tiết Acid dạ dày: Tác dụng kiểm soát được axit dạ dày giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn. Điển hình như thuốc Omeprazole, Esoameprazole, Rapeprazole…
- Nhóm thuốc kháng acid: Tác dụng trung hòa axit trong dạ dày, điều chỉnh nồng độ pH về mức cân bằng, sau đó tái tạo niêm mạc dạ dày, đẩy lùi những cơn đau khó chịu và làm lành vết viêm loét. Những loại thuốc háng acid gồm có thuốc Sucralfat, Mucosta, Rebamipide…
- Thuốc diệt khuẩn HP: Những trường hợp người bệnh bị đau thượng vị do nhiễm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh dùng kháng sinh điều trị vi khuẩn HP như Amoxicillin, Clarithromycin…
Bên cạnh những loại thuốc trên, bác sĩ cũng có thể kê thêm một số loại thuốc giúp tạo ra một lớp lót để bảo về niêm mạc dạ dày như thuốc Silicate Mg, Silicate AI….
Chữa đau thượng vị bằng mẹo dân gian
Người bệnh có thể tham khảo một số mẹo dân gian chữa đau thượng vị được lưu truyền trong dân gian sau:
- Dùng mật ong kết hợp với nghệ
- Sử dụng chuối hột kết hợp với mật ong
- Dùng banking soda
- Nước ép bắp cải và muối
- ….
Như vậy, bài viết đã tổng kết những thông tin cơ bản về chứng bệnh đau thượng vị. Hy vọng bài viết đã đem đến những kiến thức hữu ích dành cho bạn đọc. Chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh!