Đau nhức xương khớp sau sinh là tình trạng mà phần lớn các chị em đều gặp phải. Vậy tình trạng này do nguyên nhân nào? Có nguy hiểm không? Cách điều trị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc này.
Nguyên nhân đau nhức xương khớp sau sinh
Theo các thống kê, có đến hơn 50% phụ nữ mắc chứng đau nhức xương khớp sau sinh. Cơn đau nhức thường xuất hiện chủ yếu ở phần lưng, hông và đầu gối.
Sự thay đổi lớn của cơ thể
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị đau nhức xương khớp sau sinh là do những sự thay đổi lớn của cơ thể sau khi em bé chào đời như: Cấu trúc xương bị thay đổi, nồng độ estrogen tăng đột biến, xuất hiện tắc nghẽn, chèn ép khớp,…Mặt khác, trong quá trình phụ nữ mang thai, thai nhi gây chèn ép vào hệ thống xương khớp, dây thần kinh xung quanh và phần xương chậu, xương cụt,… Quá trình chèn ép lâu ngày gây biến dạng xương khớp cùng các cơn đau từ âm ỉ đến dữ dội.
Thay đổi nội tiết tố
Bên cạnh đó, khí huyết của người phụ nữ sau quá trình sinh đẻ cũng thay đổi khác nhiều. Nếu người mẹ không được chăm sóc kỹ lưỡng, không chú ý giữ ấm cơ thể, tránh gió lạnh thì rất dễ gặp tình trạng đau nhức, buốt xương khớp kéo dài.
Thiếu hụt canxi, vitamin D
Một nguyên nhân phổ biến là do sau sinh, người mẹ bị thiếu hụt canxi và vitamin D do người mẹ phải chia sẻ những chất dinh dưỡng này cho thai nhi. Điều này khiến mật độ xương giảm, xương khớp yếu hơn, dễ bị tổn thương và đau nhức khi trở trời.
Tuổi tác trên 30 tuổi
Mặt khác, những phụ nữ trên 30 tuổi sẽ dễ gặp tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh hơn. Do trong độ tuổi này, xương khớp đã bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu lão hóa, chức năng hệ xương cũng giảm thiểu rõ rệt. Đối với phụ nữ trên 30 tuổi, các chuyên gia khuyên rằng nên nghỉ ngơi, không vận động mạnh ít nhất là 6 tuần sau khi sinh em bé.
Thai nhi quá lơn chèn ép dây thần kinh tọa, sau sinh chưa kịp phục hồi
Bên cạnh đó, nếu bào thai quá lớn sẽ gây chèn ép vào hệ thống dây thần kinh tọa. Đây là hệ thống dây thần kinh lớn nhất của cơ thể. Sau sinh, dây thần kinh này bị tổn thương, chưa kịp hồi phục nên mẹ sẽ thấy tình trạng đau nhức lưng kèm theo tê bì tay chân thường xuyên. Tùy vào cơ địa của mỗi người, tình trạng đau nhức, tê bì này có thể kéo dài đến 18 tháng sau khi sinh đẻ.
Đau nhức xương khớp sau sinh có nguy hiểm không?
Tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh không phải là bệnh lý nguy hiểm. Nếu người mẹ được chăm sóc khoa học thì tình trạng đau nhức sẽ được giảm thiểu và nhanh chóng hồi phục.
Tuy nhiên, nếu người mẹ không được chăm sóc, ăn uống thiếu chất, vận động mạnh thì tình trạng đau nhức có thể biến chứng thành các bệnh lý về xương khớp mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn hơn, chức năng xương khớp không thể hồi phục, thậm chí là tàn phế, dị tật xương nếu không được điều trị kịp thời.
Đau nhức xương khớp sau sinh phải làm sao?
Cơ địa của người mẹ sau sinh thường rất nhạy cảm. Do đó, việc sử dụng thuốc hỗ trợ giảm đau, kháng viêm cần được sự cho phép của bác sĩ chuyên môn. Ngoài ra, người mẹ nên ưu tiên những biện pháp giảm đau tại nhà như: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, duy trì thói quen sống lành mạnh, giữ ấm cơ thể thật tốt,…
Tập luyện thể dục
Trong quá trình thai kỳ, việc tập luyện các bài tập nhẹ nhàng không chỉ giúp mẹ và bé khỏe hơn mà còn hạn chế được tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh. Sau khi sinh bé khoảng 4 – 8 tuần, mẹ có thể tập luyện các bài tập thể dục đơn giản, yoga. Ngoài ra, việc đi bộ cũng giúp xương khớp khỏe mạnh và linh hoạt hơn.
Giữ tư thế đúng trong mọi hoạt động
Trong các hoạt động hàng ngày như cho bé bú, bế bé hay làm việc nhà, mẹ cần chú ý giữ thẳng lưng, không cong lưng. Bên cạnh đó, người mẹ không nên duy trì một tư thế trong thời gian quá lâu. Khi ngủ, mẹ nên chuẩn bị gối và nệm có hỗ trợ điều trị xương khớp.
Chườm muối
Để giảm cơn đau nhức xương khớp, người mẹ có thể sử dụng biện pháp chườm muối nóng như sau: Chuẩn bị một chén muối biển và rang nóng lên trong khoảng từ 5 – 10 phút. Sau đó, dùng khăn bọc lại và chườm lên vị trí đau lưng. Cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm, tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu hơn cho mẹ.
Xoa bóp gừng
Gừng có tác dụng đả thông khí huyết, kháng viêm và làm ấm cơ thể hiệu quả. Người mẹ có thể sử dụng gừng để xoa bóp với cách làm như sau: Lấy một củ gừng tươi, rửa sạch, cắt lát, đập nát. Sau đó, ngâm gừng tươi vào rượu trắng từ 1 – 3 tháng là có thể sử dụng được.
Sau khi ngâm rượu gừng thành công, bạn cho ra tay một ít rượu gừng và xoa bóp nhẹ nhàng vào vị trí đau nhức xương khớp. Duy trì biện pháp này khoảng 2 lần/1 ngày thì cơn đau sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Duy trì chế độ ăn uống khoa học
Sau khi sinh, cơ thể người mẹ thường suy nhược, thiếu dưỡng chất. Do đó, trong bữa ăn hàng ngày, cần được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, đặc biệt là vitamin D, canxi và khoáng chất.
Một số thực phẩm mà người mẹ nên ăn sau sinh: Cá hồi, sữa ít béo, thịt bò nạc, cây họ đậu, quả việt quất, trái cây, trứng, bánh mì nguyên chất, rau lá xanh, ngũ cốc nguyên hạt, nước,…
Những thực phẩm mà người mẹ nên tránh sau sinh: Rượu, Caffeine, hải sản, nước ngọt có ga, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
Bên cạnh đó, người mẹ cần ăn dặm thêm các bữa phụ, không để bụng đối. Chế độ ăn cân đối để vừa cung cấp đủ dưỡng chất cho mẹ vừa tạo ra nguồn sữa dinh dưỡng để nuôi bé.
Thăm khám bác sĩ định kỳ
Nếu người mẹ gặp tình trạng đau nhức xương khớp thường xuyên, bạn nên theo dõi và thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín. Việc điều trị theo liệu trình sẽ giúp tình trạng đau nhức xương khớp nhanh chóng thuyên giảm và ngăn chặn các biến chứng không mong muốn có thể xảy ra.
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau nhức xương khớp sau sinh. Hy vọng những thông tin này có thể giúp người mẹ xây dựng được một kế hoạch chăm sóc cơ thể toàn diện sau sinh, giảm thiểu các biến chứng gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
>> Xem thêm:
- Bác sĩ xương khớp giỏi ở Hà Nội và TPHCM
-
Đau nhức xương khớp ở người trẻ dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh nguy hiểm