Đau lưng giữa hay đau giữa lưng là tình trạng rất phổ biến thường gặp ở nhiều người. Tình trạng này gây ra những cơn đau nhức khó chịu ở khu vực cột sống ngực, dưới cổ, hai bả vai và lan sang lồng ngực. Để tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn cần nắm rõ những nguyên nhân và triệu chứng từ đó lựa chọn được cách chữa phù hợp nhất.
Triệu chứng đau lưng giữa cột sống
Cột sống lưng giữa bao gồm 12 đốt sống, ký hiệu từ T1 – T12, liên kết với hai dải xương sườn hình thành lồng ngực có tác dụng bảo vệ bộ phận nội tạng. Chính vì vậy, đau giữa lưng hay còn gọi là đau lưng ở ngực, cơn đau thường xảy ra nhiều ở các đốt sống ngực, đỉnh cột sống thắt lưng và giữa đáy cổ.
Khi bạn bị đau ở giữa lưng thì sẽ có những triệu chứng như:
- Đau cơ
- Đau âm ỉ
- Một cảm giác nóng bỏng
- Đau nhói hoặc đâm
- Căng cơ hoặc cứng cơ
Nguyên nhân gây đau giữa lưng cột sống
Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mang đồ nặng, bong gân căng cơ, lão hóa, tập thể dục thể thao quá sức, tập thể dục thể thao quá sức,…là nguyên nhân gây đau lưng giữa.
- Vận động sai tư thế: Những cơn đau ở giữa lưng có thể xuất hiện khi cột sống lưng giữa phải chịu những áp lực liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. Những cơn đau cũng có thể xảy ra khi các cơ và dây chằng bị giãn do làm việc quá sức.
- Thừa cân, béo phì: Tình trạng đau ở giữa lưng cũng có thể xuất hiện do bị thừa cân, béo phì. Vì cột sống của những người bị thừa cân, béo phì thường xuyên phải chịu nhiều áp lực quá lớn từ trọng lượng cơ thể.
- Lối sống không khoa học: Những người có lối sống chưa khoa học như không tập thể dục thể thao, ít vận động, chơi thể thao quá sức sẽ khiến các cơ bắp bị yếu có thể gây đau.
- Dùng chất kích thích: Những người có thói quen hút thuốc và sử dụng chất kích thích hay bị đau nhức ở giữa lưng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho các đĩa đệm cột sống dẫn đến nguy cơ đau, thoái hóa và chấn thương.
- Căng cơ, bong gân: Đau lưng giữa cũng có thể xuất hiện khi các cơ ở giữa lưng bị căng hoặc bông gần. Tình trạng này khiến phần lưng giữa bị hạn chế khả năng vận động và gây đau.
- Chấn thương: Đau ở giữa lưng cũng có thể xuất hiện khi bạn bị những chấn thương liên quan đến cột sống như ngã mạnh từ cầu thang hoặc trên cao, tai nạn giao thông, tai nạn thể thao.
- Tâm lý bất ổn: Những người có tâm lý bất ổn, căng thẳng, lo lắng, stress,… cũng có nguy cơ cao bị đau lưng giữa.
Đau lưng giữa là triệu chứng của bệnh lý nào?
Đau ở giữa lưng cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc những bệnh lý nguy hiểm, cụ thể như sau:
- Loãng xương: Khi cơ thể không đáp ứng đủ chất dinh dưỡng để tạo ra xương mới bù đắp cho phần xương đã bị lão hóa có thể gây đau ở giữa lưng.
- Vẹo cột sống: Khi cột sống bị vẹo sẽ khiến việc chia sẻ sức ép phân bổ không đều có thể gây đau.
- Thoát vị đĩa đệm: Đau lưng giữa kèm các triệu chứng tê hoặc ngứa ran có thể xảy ra do thoát vị đĩa đệm. Điều này xảy ra khi nhân nhầy và đĩa đệm thoát vị ra ngoài chèn ép lên ống sống và rễ dây thần kinh gây đau.
- Viêm xương khớp: Khi các phần sụn khớp bao quanh cột sống bị rạn nứt hoặc mài mòn dẫn đến hai đầu xương cọ xát với nhau gây đau.
- Khối u: Những cơn đau ở giữa lưng có thể xuất hiện do những khối u phát triển từ xương cột sống hoặc từ những bộ phận khác có thể chèn ép lên dây thần kinh và tủy sống, cơ và dây chằng gần đó.
- Bệnh thận: những bệnh lý liên quan về thận như thận hư, nhiễm trùng thận, sỏi thận có thể gây đau giữa lưng kèm theo những triệu chứng sốt, khó tiểu, đau khi tiểu, ớn lạnh và buồn nôn.
Đau giữa lưng khi nào cần đi khám bác sĩ?
Người bệnh cần đi khám bác sĩ ngay lập tức nếu có xuất hiện những cơn đau ở giữa lưng kèm biến chứng sau đây:
- Ngứa ran hoặc tê ở chân, tay hoặc ngực
- Đau ngực
- Yếu ở chân hoặc tay
- Mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang
- Không tự chủ
Cách chẩn đoán đau giữa lưng
Dưới đây là những phương pháp chẩn đoán tình trạng đau ở giữa lưng tốt nhất, bao gồm:
- Khám sức khỏe:Bác sĩ sẽ khám các bộ phận như cột sống, đầu, xương chậu, bụng, cánh tay và chân.
- Kiểm tra.Bác sĩ thường sẽ yêu cầu người bệnh xét nghiệm thần kinh và hình ảnh như chụp X-quang, CT-Scan, Mri, siêu âm.
Cách chữa đau giữa lưng hai bả vai cột sống hiệu quả
Có rất nhiều cách đẩy lùi những cơn đau nhức ở giữa lưng nhưng phổ biến hơn cả là những cách sau:
Cách chữa tại nhà
Những phương pháp chữa đau lưng giữa hiệu quả và đơn giản tại nhà bao gồm:
- Chườm nóng hoặc lạnh
- Sử dụng thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil) và naproxen (Aleve)
- Tập các bài tập kéo giãn cơ
Chữa bằng những bài tập
- Cat-Cow Pose
- Cobra Pose
- Xoay người ngồi
- Các hoạt động tác động thấp
- Bài tập tăng cường cốt lõi
Điều trị y tế
Nếu tình trạng đau giữa lưng kéo dài hơn 72 giờ và các biện pháp khắc phục tại nhà không làm giảm cơn đau thì cần áp dụng:
- Vật lý trị liệu
- Thuốc giảm đau theo toa
- Chăm sóc thần kinh cột sống
- Tiêm steroid
Phẫu thuật
Một số phẫu thuật có thể bao gồm:
- Cắt ghép
- Cán màng
- Phẫu thuật cắt bỏ
Cách phòng ngừa đau giữa lưng
Những phương pháp giúp phòng tránh đau lưng giữa hiệu quả bao gồm:
- Thay đổi tư thế ngủ
- Điều chỉnh tư thế của bạn
- Xem một nhà trị liệu vật lý
- Nâng một cách thận trọng
- Duy trì cân nặng khỏe mạnh
- Tránh trượt chân
- Giữ vai của bạn trở lại khi đứng
- Nghỉ giải lao nếu bạn ngồi trong thời gian dài
- Nếu ngồi làm việc văn phòng thì cần phải điều chỉnh độ cao của ghế phù hợp với màn hình máy tính, bàn phím và vị trí chuột đều có thể cho phép tư thế tốt.
Đau lưng giữa có phải mang thai không?
Đau lưng giữa hay đau giữa lưng có phải mang thai không được nhiều bà mẹ đang mong có con quan tâm. Giải đáp vấn đề này, các chuyên gia sản khoa hàng đầu cho biết, hiện tượng này là một trong số dấu hiệu cho biết phụ nữ mang thai sớm. Chị em có thể dễ dàng cảm nhận được vùng lưng ở vị trí giữa thắt lưng bị đau nhức hoặc những cơn mỏi dọc sống lưng khó chịu. Nguyên nhân là do dây chằng lưng giãn ra để phù hợp với sự lớn dần của tử cung.
Tuy nhiên, nếu chỉ có triệu chứng này thì cũng chưa khẳng định được là chắc chắn mang thai mà cần phải có nhiều dấu hiệu đi kèm khác.
Bên cạnh đó, đau giữa lưng còn do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể là triệu chứng của bệnh lý nguy hiểm nào đó.
Những thông tin về tình trạng đau lưng giữa trên mong rằng sẽ giúp ích cho nhiều người bệnh trong việc phát hiện, điều trị và phòng ngừa bệnh. Chúc sức khỏe bạn!
Xem thêm:
- Đau lưng bên trái
- Đau lưng cấp có nguy hiểm không? Cách nhận biết và điều trị