Đau lưng cấp là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở lưng kéo dài từ vài ngày tới vài tuần không khỏi. Bệnh chữa trị khác với tình trạng đau nhức lưng thông thường. Tuy nhiên rất nhiều người không thể nhận biết và phân biệt được bệnh đau lưng cấp như thế nào. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết băn khoăn đó và mách bạn một số cách điều trị căn bệnh này hiệu quả.
Đau lưng cấp là gì? Cách nhận biết
Đau lưng cấp là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở lưng kéo dài từ vài ngày tới vài tuần không khỏi.
Cách nhận biết như sau:
- Đau lưng cấp thường gây ra những cơn đau ngắn, có khi đau nhói như bị dao dâm hoặc đau cơ nhẹ. Khi bị đau lưng cấp, người bệnh không thể đứng thẳng người và các hoạt động khác cũng bị hạn chế.
- Những cơn đau xuất hiện đột ngột sau khi thực hiện một số vận động mạnh, làm việc sai tư thế, bê vác đồ vật nặng. Đẩy xe lên dốc, ngồi nghiêng người để với một vật trên cao yêu cầu cơ thể cần phải vặn mình sẽ có nguy cơ cao dẫn đến đau lưng cấp tính.
- Tình trạng này có thể khiến cho người bệnh bị đau giữa cột sống hay ở các vị trí xung quanh cột sống. Đặc biệt là vùng thắt lưng thường bị đau nhiều nhất, có khi cơn đau còn lan sang 2 bên.
- Bị đau lưng sau khi thời tiết thay đổi đột ngột kèm theo cảm giác cơ thể mệt mỏi, cơn đau ngày càng lan rộng sang hai bên cột sống lưng thì bạn có thể đã mắc phải đau lưng cấp.
- Dây thần kinh vùng lưng bị giãn ra, các mạch máu, dây chằng và các cơ bị ảnh hưởng gây ra đau lưng.
Khi phát hiện mình bị đau lưng cấp thì các bạn hãy thực hiện chữa trị càng sớm càng tốt. Nếu như bệnh kéo dài sẽ phát triển thành đau lưng mãn tính rất nguy hiểm.
Tại sao lại bị đau lưng cấp?
- Đau lưng cấp có thể là do một số căn bệnh về xương khớp gây ra như: trượt đốt sống, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đôi cột sống, lao xương, ung thư xương,…
- Chế độ ăn uống không cân đối, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết khiến cho xương khớp bị suy yếu, lão hóa và giòn hơn. Nếu như thiếu các chất thiết yếu như magie, photpho, kali, canxi thì nhiều khả năng sẽ gây ra bệnh loãng xương.
- Thường xuyên đi dép cao gót, giày cao: đây là nhóm nguyên nhân nhiều người mắc phải nhưng lại không để ý tới. Các chuyên gia y khoa cho biết, khi mang giày dép cao gót khiến cho trọng lượng cơ thể dồn xuống bị mất cân bằng. Trọng lượng cơ thể bị dồn quá nhiều về phía trước khiến cho cột sống không được giữ thẳng phải cong theo để gánh vác trọng lượng cơ thể. Các đốt sống có nguy cơ bị lệch khỏi vị trí mặc định của nó khiến cho mạch máu và dây thần kinh bị ảnh hưởng, gây ra đau đớn vùng lưng.
- Làm việc nặng: đối tượng người lao động làm những ngành đòi hỏi mang vác nặng như công nhân xây dựng, nông dân có khả năng bị đau lưng rất cao. Tư thế khi làm việc sai cũng là một tác nhân gây ra đau lưng cấp tính.
- Đứng, ngồi, nằm, đi, đứng sai tư thế trong thời gian dài, lặp đi lặp lại nhiều ngày.
- Thừa cân, béo phì hoặc khi mang thai khiến trọng lượng cơ thể tăng lên và tăng áp lực cho xương cột sống gây đau lưng cấp.
- Lười vận động: Đây là nguyên nhân xuất hiện phổ biến trong những năm gần đây. Đặc biệt nó xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Lười vận động khiến cho hệ tuần hoàn hoạt động không được trơn tru, chất dinh dưỡng đi nuôi xương, tủy không đủ không được hấp thụ tối đa gây ra đau lưng cấp.
- Thay đổi thời tiết: Đây là nguyên nhân mà ai cũng có thể bị ảnh hưởng, đặc biệt là ở người già xương khớp yếu do bị thoái hóa. Mỗi khi trái gió trở trời thì tình trạng đau lưng cấp có thể xuất hiện do các cơ, mạch máu, dây thần kinh, dây chằng bị giãn ra quá mức.
Đau lưng cấp tính có nguy hiểm không?
Bệnh đau lưng cấp tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng sẽ gây ra các triệu chứng đau lưng với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau khiến suy giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng. Một số vận động bị kìm hãm, tăng nguy cơ mắc phải các hội chứng như trầm cảm, không tập trung, trí nhớ giảm sút, cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, yếu sinh lý.
Cách chữa trị đau lưng cấp tính
Khi bị những cơn đau nhức lưng cấp tính hành hạ, người bệnh cần áp dụng những cách chữa trị sau:
Đau lưng cấp uống thuốc gì?
Thông thường, thuốc giảm đau thường được các bệnh nhân đau lưng cấp sử dụng để kìm hãm những cơn đau dữ dội. Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc giảm đau thì các bạn nên tham khảo sự tư vấn từ các bác sĩ. Chú ý thận trọng, người bệnh đau lưng cấp không nên lạm dụng thuốc vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm.
Nếu như các cơn đau xuất hiện với cường độ không quá nặng và không kéo dài thì các bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên dùng thuốc giảm đau.
Thực hiện các bài tập chữa đau lưng cấp
Các chuyên gia cho biết: việc tập thể dục có thể khiến lưng bị đau hơn tức thời nhưng sau đó các cơ xương được giãn ra và tình trạng bệnh đau lưng cấp sẽ được cải thiện nhanh hơn. Nhưng khi tập người bệnh cần phải lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình, tránh tập quá nặng không giảm mà còn khiến cơn đau tăng nặng hơn.
Bấm huyệt, xoa bóp chữa đau lưng cấp
Bấm huyệt là phương pháp tác động vào các huyệt đạo trong cơ thể đẻ đã thông kinh lạc, lưu thông khí huyết, giảm đau lưng cấp hiệu quả. Kết hợp xoa bóp với bấm huyệt sẽ tạo thành cách giảm đau nhanh chóng và cải thiện bệnh đau lưng cấp rất tốt. Ngoài ra thực hiện cách này còn giúp tủy xương hấp thụ được các dưỡng chất tốt hơn.
Chườm nóng để giảm đau lưng cấp
Cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần chuẩn bị 1 túi chườm nóng hoặc chai nước nóng để chườm lên vùng lưng bị đau trong vòng nửa tiếng. Thực hiện thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm các triệu chứng đau nhức, mạch máu lưu thông.
Áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học, đủ chất
Nên ăn nhiều rau củ quả, các loại thực phẩm chứa nhiều omega3, các loại vitamin B1, B2, B12, B6, K, D, C. Các chất này sẽ giúp xương khớp khỏe mạnh hơn đồng thời giảm đau lưng, kháng viêm rất tốt.
Xem thêm:
- Đau lưng bên trái
- Sút lưng có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách chữa
Đau lưng cấp nếu không được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh. Chính vì thế, người bệnh khi đã áp dụng những biện pháp điều trị được gợi ý ở trên mà không thuyên giảm, hãy đến gặp bác sĩ để xác định được nguyên nhân và có biện pháp điều trị phù hợp.