Đau lưng bên phải là hiện tượng phần lưng ở bên phải như eo, hạ sườn, thắt lưng, phía trên hoặc vùng gần mông… bị đau nhức khó chịu. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc căn bệnh nào đó. Vì thế, để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thì cần biết được chính xác nguyên nhân và cách điều trị phù hợp. Cùng tìm hiểu, hiện tượng này là biểu hiện của căn bệnh gì, cách chữa như thế nào ngay sau đây.
Đau lưng bên phải là triệu chứng bệnh gì?
Đau lưng ở phía bên phải có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm, mỗi vị trí đau sẽ cảnh báo những bệnh lý khác nhau. Phần lưng bên phải được chia thành nhiều vị trí khác nhau như thắt lưng, eo lưng, lưng bên phải gần mông và hạ sườn,…
Đau lưng bên phải gần eo
Các cơn đau nhức vùng eo lưng phía bên phải thường âm ỉ, rồi lan dần sang bên trái rồi xuống mông và háng. Tình trạng này có thể là triệu chứng của những bệnh lý sau đây:
- Viêm ruột thừa: Đau lưng phía bên phải ở phần eo kèm những cơn đau ở vùng rốn trước hố chậu phải trong vài ngày, sốt nhẹ, ấn tay vào rốn thấy đau là triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa.
- Đau thận phải: Khi thận phải bị tổn thương sẽ gây đau eo lưng bên phải. Những cơn đau thường xuất hiện đột ngột, dữ dội, đau thường xuất hiện sau quá trình luyện tập thể thao và lao động nặng nhọc và lan từ trên xuống dưới.
- Thoát vị đĩa đệm: Đau lưng phía bên phải có thể là triệu chứng của bệnh thoát vị đĩa đệm xảy ra ở cột sống lưng. Các đĩa đệm và nhân nhầy thoát vị ra ngoài chèn ép lên ống sống và dây thần kinh gây đau.
- Đau dây thần kinh liên sườn: Đau eo lưng bên phải có thể là triệu chứng của bệnh đau thần kinh liên sườn. Bệnh xảy ra do dây thần kinh liên sườn bị đè nén hoặc mắc bệnh Zona thần kinh.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu: Bệnh gây ra những cơn đau lưng phía bên phải và eo lưng kèm các triệu chứng đau cơ bụng bên phải, sốt và buồn nôn.
Đau ở thắt lưng bên phải
Những cơn đau lưng ở bên phải khu vực thắt lưng cũng giống như triệu chứng đau eo lưng bên phải. Tình trạng đau này cũng cảnh báo bạn đang mắc một số bệnh lý như sỏi thận, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau ruột thừa, thoát vị đĩa đệm, hội chứng ruột kích thích.
Đau nhói sau lưng bên phải
Đau nhói sau lưng bên phải kéo dài là triệu chứng cho thấy có thể bạn bị mắc các bệnh lý như sỏi thận, thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, viêm đại tràng, sỏi niệu quản, hội chứng ruột kích thích, viêm ruột thừa. Những cơn đau nhói xuất hiện bất ngờ, đau nặng hơn khi ngồi hoặc nằm nghiêng sang phải, cử động mạnh hay khi khi ho và hắt xì.
Đau lưng bên phải phía sau hạ sườn
Đau hạ sườn bên phải phía sau lưng là triệu chứng phổ biến của bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống lưng. Điều này xảy ra khi đĩa đệm thoát vị hoặc lồi sẽ chèn ép vào rễ dây thần kinh gây đau.
Ngoài ra, những bệnh lý như đau ruột thừa, thận ứ nước, thận hư, sỏi thận,… cũng có thể gây đau sau lưng bên phải phía hạ sườn.
Đau lưng bên phải gần mông có nguy hiểm không?
Những cơn đau nhức lưng ở vùng gần mông bên phải có thể có tần suất xuất hiện dày đặc trong một ngày. Đau nhiều hơn khi nằm nghiêng sang phải hoặc lúc ngồi.
Đối tượng hay gặp phải triệu chứng này đa số là những người làm việc đòi hỏi phải ngồi nhiều, ngồi liên tục trong thời gian dài như nhân viên văn phòng, game thủ, streamer, công nhân may,… Người cao tuổi và phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ cao mắc phải hội chứng này.
Người bệnh khi bị đau lưng bên phải gần mông nếu chữa trị ngay sẽ không gây nguy hiểm. Nhưng nếu để lâu thì có thể gây ra những hậu quả xảy ra biến chứng đáng tiếc là liệt nửa người.
Đau lưng phía bên phải sát gần mông có nhiều nguyên nhân gây ra, tùy thuộc vào mỗi độ tuổi sẽ có những nguyên nhân khác nhau gây ra, cụ thể như sau:
- Làm việc nặng nhọc: Những người thường xuyên phải bê vác vật nặng trên lưng, vận động thể thao sai tư thế hoặc quá sức sẽ gây tổn thương cột sống thắt lưng. Nguyên nhân này thường xảy ra ở người trẻ tuổi, người làm việc văn phòng,…
- Bệnh lý liên quan đến cột sống: Thoát vị đĩa đệm, đau thần kinh tọa, thoái hóa cột sống, gai cột sống,… là những bệnh lý cột sống gây đau lưng phía bên phải. Khi đốt sống, đĩa đệm chệch khỏi vị trí ban đầu chèn ép vào các dây thần kinh.
- Thói quen xấu: Đau lưng phía bên phải gần mông cũng có thể xảy ra khi bạn nằm, ngồi làm việc và nghỉ ngơi sai tư thế.
- Những bệnh lý liên quan đến túi mật, viêm ruột thừa, nhiễm trùng đường tiết niệu cũng gây đau nhức vùng lưng bên phải gần mông.
- Ngoài ra, những bệnh lý ở dạ dày và đường tiêu hóa cũng có thể gây đau lưng phía bên phải sát gần mông.
Đau lưng bên phải ở nữ giới
Đau lưng phía bên phải ở phụ nữ có thể là triệu chứng cảnh báo bạn bị mắc bệnh lạc nội mạc tử cung. Đây là một tình trạng mô tử cung phát triển bên ngoài tử cung như buồng trứng phải, ống dẫn trứng dẫn đến kích thích cơ quan và mô xung quanh gây đau.
Ngoài ra, đau lưng phía bên phải ở phụ nữ cũng là một triệu chứng phổ biến trong suốt thai kỳ. Cơn đau sẽ giảm dần khi thai phụ nằm nghỉ hoặc tắm nước ấm, xoa bóp,…
Đau lưng bên phải ở nam giới
Đau lưng phía bên phải xảy ra ở nam giới là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mắc bệnh xoắn tinh hoàn. Tình trạng này xảy ra khi dây tinh trùng nằm ở trong bìu bị xoắn lại dẫn đến lưu lượng máu đến tinh hoàn bị giảm, thậm chí bị cắt đứt hoàn toàn gây đau.
Bị đau lưng bên phải khi nào cần đi khám bác sĩ?
Khi bị đau lưng phía bên phải kèm theo bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì bạn cần đi khám bác sĩ ngay:
- Đau dữ dội làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày
- Bị đau đột ngột và dữ dội
- Đau dữ dội, cùng với đó là những biểu hiện sốt, buồn nôn, nôn ói hoặc không thể tự chủ được
Cách chữa đau lưng bên phải
Khi những cơn đau mới xuất hiện, bạn có thể kiểm soát và giảm đau bằng những cách điều trị đơn giản dưới đây:
- Chườm đá hoặc chườm nóng trong 20 – 30 phút, bạn thực hiện liên tục cứ sau 2 – 3 giờ để giảm đau và viêm
- Sử dụng những loại thuốc giảm đau không kê đơn nhưng vẫn cần đúng theo hướng dẫn của dược sĩ
- Uống nhiều nước (2 – 2,5 lít/ngày), tránh ăn nhiều muối và đạm động vật
- Dành một vài phút mỗi ngày kéo dài cơ bắp chặt chẽ
Nếu cơn đau lưng bên phải dữ dội kèm các triệu chứng khác như sốt hoặc buồn nôn và gây nhiều ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Người bệnh cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.