Đau dây chằng cổ là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ tình trạng các dây chằng bị viêm, sưng gây ra cảm giác đau nhức cho người bệnh. Thông thường triệu chứng này sẽ dần được cải thiện sau vài ngày nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bị đau nghiêm trọng cần phải được chăm sóc đặc biệt.
Triệu chứng đau dây chằng cổ
Đau dây chằng cổ là dạng tổn thương khá phổ biến ở mọi lứa tuổi. Để có thể nhận biết sớm tình trạng này, mọi người có thể dựa vào một số triệu chứng đặc trưng là:
- Xuất hiện tình trạng đau nhức ở một bên cổ, có thể là bên phải hoặc bên trái. Sau đó cơn đau có xu hướng lan xuống hai bên bả vai, cánh tay hoặc lan tỏa lên vùng đầu. Gây cảm giác đau nửa đầu
- Sờ vào vùng da cổ cảm thấy cứng và nóng bất thường
- Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc cử động đốt sống cổ
- Xuất hiện tình trạng châm chích, tê bì ở các đầu ngón tay
- Khi cử động khớp cổ có âm thanh “rắc rắc” phát ra
Nguyên nhân bị đau dây chằng cổ
Theo chia sẻ của các chuyên gia hệ Cơ xương khớp, tình trạng đau dây chằng cổ có thể xảy ra do một số nguyên nhân sau:
- Hoạt động vùng cổ quá mức
Hoạt động vùng cổ quá mức với xu hướng lặp đi lặp lại nhiều ngày gây ra áp lực lớn cho vùng cổ. Từ đó làm tổn thương đến các mô mềm như dây chằng, dây thần kinh, bó cơ,…. Dẫn đến triệu chứng đau dây chằng cổ.
- Bị chấn thương vùng cổ
Chấn thương vùng cổ như ngã xe, va đập đốt sống cổ,…cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến hiện tượng đau dây chằng cổ. Thông thường tình trạng này sẽ được cải thiện sau vài ngày nghỉ ngơi. Tuy nhiên cũng có những trường hợp chấn thương nghiêm trọng cần được can thiệp y tế.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ là bệnh xảy ra khi bao xơ đĩa đệm bị tổn thương, lỏng lẻo hoặc nứt rách khiến lớp nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài. Điều này khiến cho tủy sống, dây chằng, rễ thần kinh liên tục chèn ép gây ra triệu chứng đau dây chằng vùng cổ.
- Bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ là bệnh lý thường xảy ra khi cột sống bị lão hóa tự nhiên do yếu tố tuổi tác. Ngoài ra bệnh cũng có thể mắc phải do các chấn thương trong sinh hoạt thường ngày và thói quen làm việc không khoa học.
Sự thoái hóa dần làm mất tính ổn định của cột sống và gây áp lực nặng nề lên các cơ quan xung quanh. Vì thế người bệnh sẽ gặp phải các biểu hiện bất thường như đau dây chằng vùng cổ, tê bì chân tay, rối loạn thần kinh,…
Ngoài ra, tình trạng đau dây chằng cổ cũng có thể mắc phải do một số nguyên nhân khác như: Yếu tố tuổi tác, viêm nhiễm vùng cổ, tư thế ngủ không khoa học, sự thay đổi thất thường của thời tiết,…
Đau dây chằng cổ phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng đau dây chằng cổ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp sau:
Sử dụng thuốc Tây
Một số loại thuốc thường được sử dụng là paracetamol, thuốc chống viêm NSAID đường uống, miếng dán giảm đau, gel bôi ngoài ra,….Thuốc Tây sẽ giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau nhức, khó chịu ở dây chằng vùng cổ. Tuy nhiên nếu lạm dụng các sản phẩm này sẽ gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc và một số tác dụng phụ nguy hiểm như buồn nôn, tức ngực, chảy máu dạ dày,…
Chườm nóng, chườm lạnh giúp giảm đau
Tác dụng của nhiệt lượng sẽ giúp làm mềm cơ, cải thiện triệu chứng sưng, viêm, kích thích tuần hoàn máu hiệu quả. Nhờ vậy tình trạng đau dây chằng cổ sẽ được cải thiện rõ rệt. Người bệnh nên áp dụng phương pháp điều đặn 3 – 4 lần mỗi ngày để giúp giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp giảm đau tạm thời, không thể chữa khỏi tình trạng đau dây chằng cổ do bệnh lý.
Massage vùng cổ
Massage cũng là liệu pháp kích thích tuần hoàn máu, giúp cải thiện triệu chứng đau nhức hiệu quả. Khi thực hiện, bạn có thể sử dụng thêm dinh dầu hoặc cao nóng để giúp làm giãn cơ, thư giãn mạch máu và giảm đau tốt hơn.
Thay đổi thói quen xấu
Thực thể cho thấy có đến 60% trường hợp bị đau dây chằng cổ là do các thói quen xấu trong sinh hoạt gây ra. Vì thế để cải thiện tình trạng này và giúp phòng bệnh hiệu quả, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Hạn chế việc cúi đầu quá thấp hoặc ngoẹo đầu sang một bên quá lâu. Bên cạnh đó bạn cũng không nên chống cằm khi làm việc hoặc ngủ gục đầu trên bàn làm việc
- Không nên tham gia các hoạt động thể chất tác động nhiều đến vùng cổ như tennis, đánh cầu lông,…Để cải thiện chức khỏe và tăng cường thể thực, bạn nên đi bộ, đạp xe hoặc tập yoga
- Không nên nằm gối quá cao, cũng không dùng gối quá thấp. Hạn chế việc vận động mạnh ở đốt sống cổ, đặc biệt là việc bẻ cổ khi cảm thấy mỏi cổ
- Thả lỏng cơ thể khi làm việc, nhất là khi lái xe để hạn chế áp lực lên các dây chằng vùng cổ
- Tránh làm các công việc nặng nhọc phải bưng bê vật nặng trên vai. Nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ hoặc nhờ người trợ giúp khi cần di chuyển đồ vật nặng
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về tình trạng đau dây chằng cổ và các biện pháp khắc phục hiệu quả. Mong rằng đã giúp mọi người trang bị thêm nhiều kiến thức để chăm sóc sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!