Các cây thuốc nam chữa bệnh tê tay vừa an toàn vừa hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Dưới đây vicongdong.vn tổng hợp các cây thuốc nam dễ kiếm, chi phí rẻ mà hiệu quả, bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn cây thuốc phù hợp.
Cây thuốc nam chữa bệnh tê tay
Các cây thuốc nam quen thuộc được sử dụng để đẩy lùi chứng tê tay gồm có:
Cây lá lốt
Lá lốt là loại lá rất quen thuộc và phổ biến với mọi gia đình. Không chỉ được sử dụng làm món ăn, lá lốt còn được biết đến là vị thuốc tốt trong y học cổ truyền. Theo Đông y, lá lốt có vị cay, tính ẩm nên hiệu quả trong việc giảm đau, giảm tê bì chân tay, kháng viêm và giải tỏa căng thẳng.
Hai bài thuốc chữa bệnh tê tay bằng lá lốt:
- Bài thuốc 1: Chuẩn bị 20gr lá lốt tươi, đem rửa sạch. Sau đó đem sắc cùng hai chén nước, đun lửa nhỏ đến khi còn tầm ½ chén nhỏ. Sau đó để nguội, uống sau khi ăn tối. Thời gian dùng từ 7 – 10 ngày.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị 200gr lá lốt và 2 thìa nhỏ muối ăn. Lá lốt đem rửa sạch, vò nát rồi đun cùng 2 lít nước. Sau khi sôi, thêm 2 thìa nhỏ muối và đun thêm 15 phút. Sau đó, đổ ra chậu, để nguội và ngâm tay trong 20 phút. Nên thực hiện hàng ngày trước khi ngủ sẽ mang lại hiệu quả cao.
Bài thuốc chữa tê tay với ngải cứu
Ngải cứu là loại lá quen thuộc, được đánh giá mang tới hiệu quả cao trong Đông y nhất là khi cần chữa tê tay. Tính ẩm của ngải cứu kết hợp cùng nhiệt sẽ làm giãn nở động mạch, giúp máu lưu thông từ đó làm giảm tình trạng tê bì, đau nhức.
Cách sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay này như sau: Chuẩn bị 500gr ngải cứu, 2 thìa muối, nước sôi. Ngải cứu đem rửa sạch, cho ngải cứu vào chậu, thêm muối sau đó đổ nước thật sôi vào ngải cứu. Sử dụng đũa để đảo đều ngải cứu. Khi ngải cứu đã mềm, vớt ra và đắp vào tay nơi bị tê mỏi.
Chữa tê tay với gừng
Gừng được coi là nguyên liệu hàng đầu trong việc điều trị xương khớp, đau nhức xương khớp và tê bì tay chân. Gừng là nguyên liệu dễ kiếm, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị tê tay.
Với các hoạt chất như Shogaol, gingerol,.. gừng là cây thuốc nam chữa bệnh tê tay vô cùng hiệu quả.
Chỉ cần 1 nhánh gừng tươi với 2 thìa muối. Gừng để nguyên vỏ rồi đem giã nát, bạn đem gừng nấu cùng 1 lít nước và muối hạt. Sau khi nguội, sử dụng nước này ngâm tay trong 15 phút. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy lưu thông mạch máu.
Chữa tê tay bằng cây xấu hổ
Cây xấu hổ hay còn gọi là cây trinh nữ nên có vị ngọt, tính hàn nên giúp giảm đau, an thần và kháng viêm, hỗ trợ đau nhức xương khớp. Hai bài thuốc phổ biến để chữa tê tay là:
- Cách 1: Sử dụng 30gr rễ xấu hổ, đem tẩm thêm rượu rồi đun với 400ml, đun đến khi còn khoảng 100ml tắt bếp, để nguội và chia làm 2 lần uống trong ngày.
- Cách 2: Chuẩn bị 12gr rễ xấu hổ, 12g quýt gai, 12g khúc khắc, 12g tục đoạn, 12g kê huyết đắng, 12g vương tôn. Cho tất cả nguyên liệu kia vào trong ấm, đem đun sôi rồi cô cạn chia thành vài lần uống trong ngày.
Sử dụng cây phục linh chữa tê bì tay
Phục linh hay còn gọi là khúc khắc, cây gồm thân, rễ khi phơi khô sẽ là một loại thuốc bổ giúp điều trị tê bì tay chân.
Chuẩn bị 20g thổ phục linh, 8g thiên niên kiện, 6g bạch chỉ, 10g cốt toái bổ, 8g đương quy. Đem thái nhỏ, sắc lấy nước uống hoặc có thể sử dụng hỗn hợp trên để ngâm rượu và xoa bóp tay chân.
Ưu nhược điểm khi dùng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay
Cũng giống như các phương pháp chữa bệnh khác, thuốc nam chữa bệnh tê tay cũng có những ưu nhược điểm nhất định.
Ưu điểm
- Nguyên liệu có sẵn, dễ tìm trong tự nhiên
- Không tốn kém
- Dễ thực hiện
- Có thể thực hiện ngay tại nhà
- An toàn với các nguyên liệu có trong tự nhiên
Nhược điểm
- Chưa được kiểm chứng y tế về hiệu quả do chủ yếu là các bài thuốc được truyền miệng
- Tác dụng không đồng đều do cần căn cứ vào tình trạng của từng người.
- Không mang đến hiệu quả cao khi người bệnh bị bệnh nặng hoặc mãn tính
- Cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài.
- Cần kết hợp sử dụng thêm các loại thuốc khác
- Cần mất thời gian để chuẩn bị và sử dụng thuốc, không tiện lợi và nhanh chóng như khi sử dụng thuốc tây
Sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh tê tay được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn. Tuy nhiên việc đem lại hiệu quả trong quá trình sử dụng là khác nhau, chính vì vậy, để có được phương pháp điều trị thích hợp nhất bạn nên thăm khám và có được sự tư vấn của bác sĩ. Việc có chẩn đoán của bác sĩ sẽ mang đến hiệu quả cao hơn trong quá trình điều trị. Chúc bạn sớm điều trị được dứt điểm tình trạng tê bì tay chân, từ đó nâng cao được chất lượng cuộc sống.