Bệnh thận ứ nước ở trẻ em ít gặp hơn so với ở người lớn nhưng không phải hiếm gặp. Bệnh thận ứ nước có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách chữa trị căn bệnh này trong bài viết dưới đây.
Thận ứ nước ở trẻ em là bệnh gì?
Thận ứ nước ở trẻ em là tình trạng nước tiểu bị ứ lại trong thận gây nên tình trạng tắc nghẽn mạch ở thận thay vì đào thải ra ngoài. Việc lưu lại trong thận sẽ làm tổn thương thận và gây nên tình trạng sưng phù.
Thông thường tắc nghẽn sẽ xuất hiện ở niệu quản, nơi các ống nối với bàng quang. Việc ứ nước lâu ngày có thể khiến ảnh hưởng đến chức năng của thận.
Nguyên nhân gây nên bệnh thận ứ nước ở trẻ em
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị thận ứ nước. Trong đó, nguyên nhân phổ biến nhất có thể kể đến là:
- Do sỏi thận trong thận. Việc nhịn tiểu hoặc bí tiểu sẽ gây nên tình trạng sỏi thận trong thận, khi sỏi quá to sẽ chặn niệu quản và gây sưng thận, từ đó gây nên tình trạng ứ nước.
- Do sự xuất hiện của khối u ép vào niệu quản từ đó gây nên tắc nghẽn.
- Do sự xuất hiện của máu đông hoặc sẹo khiến nước tiểu bị ứ đọng lại. Tình trạng thường khó phát hiện ra.
- Do niệu quản hẹp. Đây là tình trạng bẩm sinh.
Triệu chứng bệnh thận ứ nước ở trẻ em
Thông thường ở trẻ nhỏ thì triệu chứng thận ứ nước không rõ ràng. Đến khi sau 2 tuổi, thì triệu chứng thường rõ ràng và dễ nhận biết hơn. Những triệu chứng rõ rệt nhất là:
- Bé khóc khi đi tiểu và có biểu hiện đau
- Bé khóc khi sờ nắn hoặc ấn vào bụng dưới
- Bé đi tiểu nhiều, thường xuyên
- Nôn mửa và sốt
Những biến chứng của bệnh thận ứ nước ở trẻ em
Không chỉ gây ra những biến chứng với người lớn, thận ứ nước còn có thể gây ra những biến chứng với trẻ em, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
- Nếu không kịp thời phát hiện hoặc nếu không chăm sóc, điều trị đúng cách sẽ gây nên tổn thương nghiêm trọng. Một trong những biến chứng có thể có đến là chức năng lọc máu và loại bỏ độc tố, bài tiết chất thải sẽ bị ảnh hưởng.
- Gây ảnh hưởng đến việc điều hòa hồng cầu, thậm chí gây nhiễm trùng và suy thận.
- Những biến chứng nguy hiểm khác làm suy giảm sức khỏe. Những biến chứng như suy tim, đột quỵ, suy giảm huyết áp đột ngột sẽ có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Chính bởi vậy ngăn ngừa biến chứng xảy ra là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bé. Cách tốt nhất là tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Bệnh thận ứ nước ở trẻ em có tự khỏi không?
Các chuyên gia về thận – tiết niệu hàng đầu cho biết, bệnh thận ứ nước ở trẻ em là bệnh có tính quy luật, tiếp diễn nên không thể tự khỏi được mà cần phải có biện pháp điều trị sớm, đúng. Có như vậy mới đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra.
Phương pháp điều trị thận ứ nước ở trẻ
Khác với người lớn, việc điều trị thận ứ nước ở trẻ sẽ khó khăn và yêu cầu cao hơn. Việc điều trị thận ứ nước sẽ tùy thuộc vào giai đoạn và nguyên nhân gây nên bệnh.
Những phương pháp điều trị có thể sử dụng cho bé là:
Theo dõi tình trạng của bé
Nếu bệnh chỉ mới chớm và đang ở mức độ nhẹ hoặc trung bình. Khi này bác sĩ sẽ yêu cầu theo dõi bé, hoặc kê kháng sinh liều thấp để ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu. Đây là phương pháp điều trị thích hợp khi bệnh ở cấp độ nhẹ.
Phẫu thuật
Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để có thể điều trị dứt điểm bệnh thận ứ nước ở trẻ em nếu bệnh đã vào giai đoạn nặng. Nếu nguyên nhân là do sỏi thận, bác sĩ sẽ để nghị phẫu thuật nội soi để loại bỏ sỏi hoàn toàn. Một phương pháp điều trị phổ biến khác là tạo hình bể thận và niệu quản để giúp thông tiểu.
Sử dụng các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên
Các dược liệu có nguồn gốc tự nhiên sẽ an toàn cho bé, chính vì vậy cha mẹ có thể xem xét và xin sự tư vấn của bác sĩ để có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên sử dụng loại dược liệu nào cần có sự tư vấn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ.
Việc bị thận ứ nước có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu không kịp thời điều trị. Chính vì vậy để kiểm soát được bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp, hay đưa bé đi khám ngay khi phát hiện bệnh để có phương án điều trị thích hợp nhất. Thông thường nếu bị nhẹ bé có thể tự khỏi nhưng nếu nặng sẽ yêu cầu phải có sự chỉ định của bác sĩ để phẫu thuật.
Bên cạnh phẫu thuật có thể sử dụng các phương pháp như đặt ống thông tiểu, nội soi niệu quản để giảm bớt tình trạng ứ tiểu ở trẻ. Phương pháp này có thể giúp bé giải quyết tình trạng ứ nước tạm thời nhưng không triệt để.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết nhất để bạn có thể nắm rõ hơn về bệnh thận ứ nước ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng và tổng quát hơn, từ đó có thể đưa ra phương pháp điều trị thích hợp nhất dành cho bé. Chúc bạn sẽ lựa chọn được phương pháp điều trị thích hợp nhất để bảo vệ sức khỏe của bé hiệu quả.