Bệnh lao xương là căn bệnh không hiếm gặp nhưng lại khá xa lạ với nhiều người. Vậy bệnh lao xương là gì? Nguyên nhân, cách điều trị bệnh lý này ra sao. Bài viết dưới đây sẽ đưa tới cho bạn đọc câu trả lời chi tiết nhất.
Bệnh lao xương là gì?
Bệnh lao xương là một bệnh lý về xương khớp, được xem là bệnh lý đặc biệt nghiêm trọng, có nguy cơ đe dọa tới chức năng của các khớp, đặc biệt là vùng khớp gối và khớp hông.
Tình trạng khớp bị viêm, nhiễm trùng dẫn tới áp xe, cứng khớp được gọi là bệnh lao xương. Thực tế đây là một dạng bệnh lao tại xương khớp, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm.
Một nguyên nhân khác dẫn tới sự nguy hiểm của căn bệnh này đó là bệnh rất khó phát hiện. Thông thường chỉ khi bệnh gây ra những biến chứng nhất định người bệnh mới phát hiện ra, khi này bệnh đã vào giai đoạn nặng, việc chữa trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Một số triệu chứng thường thấy của bệnh lao xương:
- Người bệnh cảm thấy đau dữ dội tại vùng lưng.
- Các khớp bị cứng, khó cử động.
- Sưng tấy tại các khớp.
- Người mệt mỏi, không có sức lực.
- Sốt nhẹ, giảm cân không rõ lý do.
- Một số dấu hiệu nghiêm trọng hơn đó là người bệnh gặp dị tật về xương, bại liệt các chi, trẻ em có chi ngắn hơn bình thường.
Bệnh lao xương có lây không?
Bệnh lao xương có lây không chắc hẳn là vấn đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều bạn đọc. Tác nhân chính dẫn tới căn bệnh này là do trong cơ thể người bệnh có sự xuất hiện của vi khuẩn M. tuberculosis. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể kể tới như:
- Do bạn tiếp xúc với người bệnh có mang vi khuẩn, vi khuẩn phát tán trong không khí đi vào cơ thể bạn.
- Có tiền sử bệnh lao: Khi bạn bị lao, lượng vi khuẩn xâm nhập vào rất lớn, gây ra các tổn thương về xương, các hạch bạch huyết và tuyến ức.
- Điều trị lao không đúng cách: Người bị lao nếu không được điều trị triệt để và đúng phác đồ dễ dẫn tới lao kháng thuốc, khi này vi khuẩn di chuyển đến các xương và gây ra tình trạng lao xương.
- Người mắc căn bệnh thế kỷ: Người mắc bệnh AIDS có nguy cơ mắc bệnh lao xương cao hơn nhiều so với người bình thường. Khi này hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn lao xâm nhập và phát triển.
Vậy có nghĩa là bệnh lao xương hoàn toàn có thể từ người qua người hoặc do nguyên nhân sâu xa là do các bệnh lao khác gây ra. Khi tiếp xúc với người bị bệnh lao, bạn cần giữ khoảng cách nhất định.
Bệnh lao xương có nguy hiểm không?
Bệnh lao xương đang được xem là căn bệnh có mức độ nguy hiểm giống như ung thư xương. Bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có nguy cơ bại liệt đối với người phát hiện bệnh muộn, thậm chí có khả năng gây tử vong cho người bệnh.
Bên cạnh đó điều khiến bệnh trở nên nguy hiểm là quá trình phát triển của bệnh diễn ra rất âm thầm, rất khó phát hiện và điều trị kịp thời. Khi người bệnh gặp các triệu chứng đau nhức xương khớp, khó vận động khớp thì thường bệnh đã vào giai đoạn 3. Lúc này việc chữa trị chỉ có tác dụng duy trì, ngăn cản sự tiến triển của bệnh một cách tốt nhất. Tuy nhiên không có khả năng phục hồi các chức năng của khớp.
Lao xương gây ra các cơn đau đớn khi vi khuẩn lao phá hủy xương, tàn phá chức năng của các xương. Vào giai đoạn cuối của bệnh, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Cong vẹo cột sống, xép cột sống, gây gù.
- Tứ chi có nguy cơ bại liệt cao
- Nhiễm trùng trong xương
- Cột sống bị biến dạng gây ra áp lực lên tủy, rễ thần kinh.
- Gây ra các dị tật xương.
- Khi vi khuẩn lao xâm nhập được vào các cơ quan khác như não, phổi có thể gây ra áp lực lên tim, hậu quả là người bệnh bị suy hô hấp, đột quỵ và tử vong.
Chỉ một vài thông tin đơn giản cũng có thể cho bạn đọc hình dung được sự nguy hiểm của căn bệnh lao xương. Có thể nói khi phát hiện bệnh muộn người bệnh đã đang đối mặt với án tử.
Bệnh lao xương có chữa được không?
Với sự tiến bộ của y học, hiện nay tỉ lệ tử vong do bệnh lao xương chiếm tỷ lệ rất thấp, những tổn thương do bệnh gây ra có khả năng phục hồi được. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân theo phác đồ một cách nghiêm ngặt, tránh gặp phải tình trạng lao kháng thuốc.
Phác đồ điều trị lao xương hiện nay là:
- Sử dụng thuốc chống lao từ 6 đến 18 tháng để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn lao.
- Người bệnh có thể can thiệp ngoại khoa để loại bỏ một phần cột sống khi cột sống bị xẹp, cong vẹo đốt sốt lưng….
- Trường hợp bị áp xe nặng cũng cần phẫu thuật ngoại khoa.
Bệnh lao xương là căn bệnh nguy hiểm và tiềm ẩn nhiều biến chứng khó lường. Bạn đọc cần phòng ngừa căn bệnh này cho bản thân cũng như gia đình một cách tốt nhất. Hãy luôn trang bị cho mình những kiến thức cần thiết và bổ ích bạn nhé.