Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ chính là những bài tập có chức năng giảm các triệu chứng đau, có tác dụng tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh liên quan đến thoái hóa đốt sống cổ. Nội dung bài viết dưới đây chính là bài hướng dẫn thực hiện những bài tập vật lý trị liệu ấy, mời các bạn cùng theo dõi.
7 bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ
Người bệnh nên tập luyện những bài tập vật lý trị liệu sau:
Thực hiện bài tập gập cổ
Người tập ở tư thế đứng chuẩn bị, hai chân dang ngang sao cho rộng bằng vai, các ngón tay đan xen kẽ vào nhau, mặt lưng bàn tay hướng xuống, lòng bàn tay hướng lên, mắt nhìn thẳng.
Tiếp theo, người tập thực hiện đặt hai bàn tay đan vào nhau, ép chặt vào phần bụng, đầu gập xuống phía trước sao cho phần cằm có thể chạm đến ngực, giữ nguyên trong khoảng vài giây.
Tiếp đến, hai tay của người tập thả lỏng duỗi thẳng, đồng thời đầu cũng ngửa ra phía sau và giữ nguyên trong vài giây. Người tập có thể thực hiện động tác này từ 3 cho đến 5 lần.
Bài tập thả lỏng cơ cổ
Người tập ở tư thế thư giãn, đưa hai bàn tay lên cao, sử dụng ngón trỏ của tay kèm với ba ngón tay còn lại thực hiện động tác miết ở vị trí chân tóc, miết xuống đến cổ, hai bên vai gáy và có thể thực hiện theo chiều ngược lại.
Động tác này có thể thực hiện trong từ 2 cho đến 3 phút. Lưu ý là lực để miết không cần quá mạnh.
Bài tập ở cổ
Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ này được thực hiện như sau:
Người tập ở tư thế ngồi thư giãn để chuẩn bị, tiếp theo từ từ gập đầu xuống sao cho cằm chạm vào ngực hoặc cổ.
Thực hiện động tác nghiêng cổ sang hai bên trái và phải làm sao để cho gò má hoặc cổ có thể chạm được vào bả vai trái và phải cùng bên. Tiếp đến, ngửa cổ ra sau, mắt hướng nhìn lên trần nhà
Người tập có thể thực hiện động tác này từ 2 đến 3 lần, khoảng thời gian giữ tư thế cho mỗi động tác là khoảng 5 giây.
Bài tập điều chỉnh lực cân bằng
Bài tập điều chỉnh lực cân bằng là một bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
Người tập ở tư thế đứng chuẩn bị, giữ hai tay ở trước trán với lòng bàn tay chạm vào trán, mắt nhìn thẳng.
Người tập dùng lực ở cánh tay cố gắng đẩy chán về phía sau. Đồng thời, đầu và cổ của người tập cũng phải dồn lực để giữ không cho bị ngả về sau, dùng một ít lực cố gắng đối chọi lại với lực dồn của hai bàn tay.
Người tập có thể giữ tư thế đó trong vòng khoảng 10 giây hoặc khi nào cảm thấy cổ mỏi quá thì ngưng, kèm với đó, người tập có thể thực hiện động tác này trong khoảng từ 5 lần.
Bài tập tăng cường cho vùng bả vai – cổ
Người tập đứng ở tư thế chuẩn bị, toàn thân thả lỏng. Sau đó, ép hai bả vai vào nhau, đổng thời ngửa cổ lên, mắt nhìn lên trần nhà. Người tập cần giữ nguyên động tác trong vòng 5 giây và thực hiện lại khoảng 10 lần.
Bài tập dành cho cột sống cổ tăng độ dẻo dai
Người tập ở tư thế đứng chuẩn bị, mắt nhìn về phía trước, sau đó từ từ nghiêng phần đầu về bên phải. Tiếp đến, dùng tay phải đặt lên phần đầu bên còn lại, dùng lực kéo nhẹ nhàng về bên phải, sao cho vùng cơ ở phần cổ bên trái được căng ra, giữ nguyên trong khoảng 30 giây. Người tập có thể thực hiện lặp lại động tác này cho phần đối diện và thực hiện trong khoảng 3 lần.
Bài tập giảm triệu chứng mỏi và cứng bả vai
Bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ này có tác dụng giảm triệu chứng mỏi cổ, cứng bả vai. Cách thực hiện như sau:
Người tập có thể đứng hoặc ngồi để chuẩn bị, thư giãn toàn thân. Tiếp theo đó, thực hiện động tác xoay bả vai chậm theo hướng từ ra trước, lên trên, ra sau và xuống dưới rồi lại ra trước. Người tập có thể thực hiện động tác nhiều lần cho cả hai bên bả vai.
Khi tập động tác này, người bị mỏi cứng cổ sẽ có cảm giác phần bả vai được căng hơn, điều này có thể làm giảm thiểu tình trạng mỏi cứng ở cổ.
Một số phương pháp vật lý trị liệu y khoa trị thoái hóa đốt sống cổ
Bên cạnh những bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh cũng có thể áp dụng những phương pháp vật lý trị liệu y khoa dưới đây:
Laser
Tương tự như châm cứu, laser có hiệu quả tốt trong việc giảm đau cho người bệnh bằng cơ chế gây tê vùng được chiếu, đồng thời giúp cho quá trình tái tạo mô được nhanh hơn. Hỗ trợ và làm cho việc điều trị bệnh thoái hóa đốt sống cổ được hiệu quả quả hơn.
Châm cứu
Châm cứu không chỉ làm lưu thông khí huyết, giảm đau cho cơ thể mà còn có khả năng giúp cơ thể người bệnh hồi phục, đẩy nhanh quá trình tái tạo các chức năng giúp điều trị hiệu quả bệnh lý về đốt sống cổ.
Xem thêm 8 Cách xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ
Áp dụng bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ có lưu ý gì?
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện vật lý trị liệu để đảm bảo có phương pháp phù hợp với thể trạng và tình trạng của bệnh.
- Vật lý trị liệu là một phương pháp điều trị lâu dài cần phải có tính kiên nhẫn từ người tập.
- Khi tập phải tập các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ cần tập vừa sức, không cần cố gắng quá sức. Trong quá trình tập nếu có bất cứ bất thường nào phải ngừng ngay và khám chuyên khoa nếu tình trạng trở nên nặng hơn.
- Vật lý trị liệu có thể tập tại nhà đối với một số bài tập. Tuy nhiên, kết hợp với các liệu pháp vật lý trị liệu y khoa tại các cơ sở y tế sẽ làm tăng hiệu quả trị liệu hơn.
- Kết hợp giữa vật lý trị liệu với sử dụng thuốc hoặc các biện pháp y khoa khác được bác sĩ chỉ định để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, không được tự ý dùng thuốc hoặc các biện pháp khác khi chưa có tham khảo hoặc chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
- Cần có chế độ sinh hoạt, làm việc khoa học, tránh sử dụng lâu một tư thế, tập luyện thể dục thường xuyên.
- Ăn uống đủ chất, hạn chế hoặc ngừng sử dụng các chất kích thích có hại cho cơ thể.
- Gối ngủ không quá cứng cũng không quá mềm, độ cao vừa phải.
- Đồ đạc trong nhà nên bố trí khoa học, hợp lý tránh các trường hợp phải ngửa cổ hoặc gập cổ quá nhiều.
- Người bệnh cần tái khám với bác sĩ đúng hẹn để theo dõi diễn biến, tình trạng bệnh.
Đó là toàn bộ nội dung của bài viết về các bài tập vật lý trị liệu thoái hóa đốt sống cổ. Hy vọng từ những thông tin thiết thực trên, bạn sẽ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt.
Xem thêm: Thoái hóa đốt sống cổ nên ăn gì?