Không ít bà bầu bị tê tay trong quá trình mang thai. Đây không phải là vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe nhưng ảnh hưởng khá nhiều đến cuộc sống và sinh hoạt của mẹ bầu. Vậy, bà bầu bị tê tay do nguyên nhân gì và cần làm gì để phòng ngừa, khắc phục tình trạng này? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết!
Nhận biết chứng tê tay ở bà bầu
Chứng tê nhức tay ở bà bầu thường xuất hiện ở 3 tháng cuối của thai kỳ. Ở một số phụ nữ, tê tay có thể xảy ra từ tháng thứ 4 của thai kỳ nhưng tỷ lệ này rất ít hoặc các biểu hiện chỉ mang tính chất thoáng qua rồi biến mất.
Bà bầu bị tê tay thường có biểu hiện râm ran và tê nhức như kiến bò ở bàn tay, cẳng tay. Đôi khi, một số bà bầu kèm theo trạng thái nóng rát, nhức mỏi và mất cảm giác ở vùng tay bị tê. Những biểu hiện này có thể xuất hiện ở ngón tay, bàn tay, cổ tay thậm chí lan xuống hông, đùi, thắt lưng…
Chứng tê tay ở bà bầu thường xuất hiện khi bà bầu ngồi hoặc đứng quá lâu, cầm nắm đồ vật gây mỏi hoặc khi mới ngủ dậy.
Nguyên nhân bà bầu bị tê tay
Có nhiều nguyên nhân có thể tăng nguy cơ tê tay ở bà bầu, trong đó có thể kể đến như:
Do tăng cân
Phụ nữ mang thai thường có xu hướng tăng cân nhanh khiến các mạch máu bị chèn ép nhiều và gây ra hiện tượng tê tay. Đặc biệt, tình trạng tăng cân gây tê tay sẽ rõ ràng và nghiêm trọng nhất ở những tháng cuối thai kỳ.
Do ít vận động
Cơ thể nặng nề và những thay đổi nội tiết tố sẽ khiến phụ nữ mang thai lười vận động hơn. Tuy nhiên, điều này lại là nguyên nhân khiến mạch máu lưu thông khó khăn hơn, tay không được cung cấp đủ máu khi bà bầu ngồi một chỗ. Chính vì thế, bà bầu thường xuất hiện triệu chứng tê tay.
Không bổ sung đủ dưỡng chất, vitamin
Trong quá trình mang thai, chế độ dinh dưỡng của bà bầu rất quan trọng. Bà bầu cần bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như magie, axit folic, canxi, vitamin B1, B2… Khi phụ nữ mang thai không bổ sung đủ các loại vitamin và khoáng chất này sẽ khiến máu lưu thông kém, sức đề kháng suy yếu khiến bà bầu bị tê nhức tay.
Do thay đổi nội tiết tố
Vào những tháng cuối của thai kỳ, cơ thể phụ nữ tạo ra hormone relaxin để giúp làm mềm khung xương chậu. Tuy nhiên, hormone này kết hợp với việc kích thước thai nhi to lên sẽ gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến tê nhức tay và các vùng lân cận.
Do mắc bệnh lý
Một số bệnh lý thường gặp có thể gây ra tê tay trong thai kỳ đó là: Tiểu đường, mỡ máu tăng cao, béo phì, thiếu máu, rối loạn thần kinh… Do đó, phụ nữ mang thai cần kiểm tra sức khỏe tổng thể để phòng ngừa những bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến lưu thông máu ở tay và sức khỏe tổng thể.
Cách khắc phục tình trạng bà bầu bị tê tay
Để có thể giảm tình trạng tê nhức tay trong quá trình mang bầu, mẹ bầu nên chú ý áp dụng các phương pháp sau:
Cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể
Bao gồm các vitamin, khoáng chất cần thiết cho bà bầu và sự phát triển của trẻ nhỏ như canxi, axit folic, vitamin B21, vitamin C, vitamin D, kẽm… Mẹ bầu có thể bổ sung từ nhiều thực phẩm như thịt, trứng, sữa, cá, rau xanh, trái cây… Đồng thời, mẹ bầu có thể kết hợp các loại thuốc bổ sung theo chỉ định của bác sĩ.
Vận động nhẹ nhàng trong quá trình mang thai
Khi mang thai, mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng, đều đặn với cường độ vừa phải. Các bài tập yoga tác động đến tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể sẽ giúp lưu thông khí huyết, tăng độ dẻo dai cơ thể và giảm nhức mỏi tay.
Thường xuyên massage tay
Massage tay cũng là biện pháp giúp lưu thông máu, giảm khó chịu do tê tay ở mẹ bầu. Mỗi ngày, mẹ bầu nên dành khoảng 30 phút để thực hiện những động tác massage tay nhẹ nhàng. Thêm vào đó, mẹ bầu có thể ngâm tay vào nước ấm giúp thư giãn tay tốt nhất.
Cách phòng ngừa tê tay khi mang thai
Dưới đây là một số cách giúp bà bầu mang thai những tháng cuối phòng tránh hiện tượng tê nhức tay:
- Quá trình ngủ không gối đầu lên tay.
- Thường xuyên tập luyện nhẹ nhàng giữa các ngón tay, vận động khớp tay, cổ tay…
- Tránh vận động quá nhiều, hạn chế mang vác, khênh bê vật nặng…
- Chườm lạnh giúp giảm đau và giảm sưng.
- Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai.
- Thường xuyên thăm khám bác sĩ để lắng nghe tư vấn điều trị.
- Không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc không theo chỉ định trong suốt quá trình mang thai.
Dưới đây là những thông tin tổng hợp về bà bầu bị tê tay. Nhìn chung, đây không phải là một căn bệnh nguy hiểm, tuy nhiên mẹ bầu cần có sự chủ động trong việc phòng ngừa, giảm đau nhức để tránh ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khỏe. Chúc mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh nhất!