Thận ứ nước là một trong những căn bệnh về thận phổ biến hiện nay. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế cần phát hiện bệnh sớm qua những triệu chứng và tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp, đem lại hiệu quả trị bệnh tốt nhất. Cùng tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là căn bệnh còn khá xa lạ với nhiều người, vậy nhưng ít ai biết rằng tỉ lệ mắc bệnh đang có xu hướng gia tăng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy thận ứ nước là gì?
Thận ứ nước là tình trạng thận bị tổn thương do nước tiểu bị tắc và dồn lại bên trong thận. Hậu quả là thận bị phình to lên và tổn thương nghiêm trọng, chức năng thận bị suy giảm.
Bệnh lý này có thể xảy ra ở một hoặc hai bên thận, bệnh có khả năng điều trị và khắc phục được chức năng thận nếu như bệnh được phát hiện sớm, kịp thời.
Các nghiên cứu đã được tiến hành và kết quả nhận thấy là thận ứ nước có thể gặp ở mọi lứa tuổi với nguy cơ mắc bệnh là như nhau. Một số đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn đó là:
- Nam giới có thói quen sinh hoạt không điều độ, khoa học.
- Người đang mắc các bệnh lý nền như sỏi thận, tổn thương tuyến tiền liệt, ung thư tử cung, viêm đường tiết niệu…
- Phụ nữ mang thai.
Những đối tượng trên mang nguy cơ mắc thận ứ nước cao hơn so với người bình thường. Vì vậy khi thấy tiểu rắt, tiểu khó người bệnh cần theo dõi và thăm khám khi cần thiết.
Triệu chứng thận ứ nước?
Phát hiện bệnh sớm luôn được xem là yếu tố thiết yếu quyết định đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh. Vậy làm thế nào để có thể phát hiện bệnh sớm và kịp thời?
Giống như bất kỳ bệnh lý nào khác, thận ứ nước luôn có những triệu chứng cụ thể và rõ ràng. Tuy nhiên ở giai đoạn đầu, người bệnh cần để ý kỹ hơn mới có thể nhận diện được các triệu chứng cụ thể. Không nên có tâm lý chủ quan, bỏ qua những triệu chứng cơ bản sẽ khiến khó phát hiện bệnh. Gây khó khăn trong việc điều trị sau này.
Các triệu chứng chung của căn bệnh thường thấy, gặp ở phần lớn người bệnh có thể kể đến như:
- Người bệnh xuất hiện các cơn đau tại vùng bụng dưới, lan dần xuống háng và hông. Đây được xem là triệu chứng tiền đề cho căn bệnh thận ứ nước. Bạn sẽ cảm thấy những cơn đau tức ở vùng bụng dưới. Các cơn đau này tái phát nhiều lần và có mức độ đau tăng dần. Lâu ngày, các cơn đau lan rộng xuống vùng háng, vùng hông. Lý giải cho điều này là do nước tiểu bị tắc nghẽn trong thận khiến bàng quang bị co thắt khó khăn, nước tiểu không thoát được ra ngoài nên gây ra các cơn đau thắt.
- Có các triệu chứng bất thường khi đi tiểu tiện
- Thông thường người bị thận ứ nước khi đi tiểu thường gặp phải các triệu chứng bất thường như:
- Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt là vào ban đêm.
- Người bệnh khi đi tiểu có cảm giác đau buốt, rát.
- Có cảm giác buồn tiểu nhưng mỗi lần tiểu chỉ đi rất ít.
- Nước tiểu đôi khi có màu đỏ hồng, có thể lẫn cả máu.
Trên đây là các triệu chứng điển hình thường thấy ở người mắc bệnh thận ứ nước. Bên cạnh đó còn một số triệu chứng có thể gặp, nhưng ít hơn đó là:
- Người bệnh ra nhiều mồ hôi, buồn nôn,
- Xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới, mức độ đau âm ỉ đôi khi đau nhói.
- Cơ bắp bị co thắt, nhịp tim đập chậm.
- Cảm thấy mệt mỏi, không có sức lực.
Thực tế khi vào giai đoạn mãn tính, bệnh ở giai đoạn nặng thì các triệu chứng này sẽ rõ ràng hơn rất nhiều. Triệu chứng bệnh còn phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, cơ địa của mỗi người bệnh và nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy bạn đọc không nên chủ quan khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng bất thường. Việc thăm khám định kỳ là rất cần thiết để có thể phát hiện bệnh kịp thời.
Nguyên nhân thận ứ nước
Không phải ngẫu nhiên mà các y bác sĩ luôn có nhu cầu tìm ra nguyên nhân gây bệnh trước khi đưa ra cho bạn một phác đồ điều trị bệnh cụ thể. Việc biết được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp chẩn đoán triệu chứng một cách chính xác, lường trước được những biến chứng nguy hiểm cũng như biết cách trị bệnh tận gốc. Việc điều trị tận gốc rễ sẽ ngăn ngừa bệnh tái phát cũng như mang tới cho người bệnh hiệu quả điều trị tốt nhất.
Các nguyên nhân dẫn đến thận ứ nước đã được xem xét và đưa ra đó là:
Bị mắc bệnh sỏi thận
Đây là bệnh lý phổ biến mà bất kì ai cũng có thể gặp, là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới căn bệnh thận ứ nước. Theo thời gian kích thước sỏi to dần và trở nên cứng hơn khiến cho thận dễ bị ứ đọng nước tiểu. Nguyên nhân chính dẫn tới sỏi thận thường là do hàm lượng canxi trong cơ thể quá cao gây ra hiện tượng thừa canxi, dẫn tới vôi hóa, kết quả là hình thành các viên sỏi thận.
Khi thận có sỏi, chức năng của thận suy giảm đáng kể nên hiện tượng tồn ứ nước tiểu trong thận càng dễ mắc phải.
Hẹp niệu quản
Hẹp niệu quản cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh lý thận ứ nước. Niệu quản hẹp khiến cho nước tiểu thoát chậm, khó khăn khi truyền từ thận xuống bàng quang, dẫn tới tắc nghẽn. Theo thời gian sẽ gây ra ứ đọng nước tiểu và dẫn tới bệnh lý ứ nước ở thận.
Niệu đạo hẹp
Một nguyên nhân khác dẫn tới bệnh lý này là do niệu đạo hẹp. Tình trạng này khiến nước tiểu khó khăn hơn trong việc bài tiết do ngoài cơ thể. Khi lượng nước trong bàng quang càng lớn thì dòng chảy càng khó lưu thông, dẫn tới sự ứ nước tại thận.
Bàng quang gặp vấn đề về chức năng
Bạn đọc chắc hẳn đều biết rằng bàng quang là bộ phận chứa nước tiểu và có chức năng bài tiết nước tiểu ra ngoài. Khi cơ quan này gặp vấn đề như rối loạn chức năng sẽ khiến nước tiểu đi sai hướng, thay vì bài viết ra ngoài sẽ bị đẩy ngược lên thận, làm tăng lượng nước trong thận, dẫn đến hiện tượng ứ đọng. Nguyên nhân gây rối loạn chức năng bàng quang thường thấy là tiểu đường, viêm bàng quang.
Một số nguyên nhân khác
Một trong những nguyên nhân ít gặp hơn cũng dẫn tới bệnh thận ứ nước là do người bệnh mắc các bệnh lý nền như ung thư, co thắt bàng quang không rõ nguyên nhân, bàng quang có sỏi….Ở phụ nữ bệnh gặp khi người bệnh bị các bệnh lý có liên quan tới tử cung như ung thư, sa tử cung…..
Không khó để thấy rằng có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh thận ứ nước. Các nguyên nhân đều phổ biến, dễ gặp nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, khó điều trị. Việc dựa trên dấu hiệu ở mỗi người bệnh khi khám lâm sàng sẽ giúp bác sĩ có thể đưa ra những chẩn đoán ban đầu để xác định nguyên nhân gây bệnh. Qua thăm khám cụ thể bằng các phương pháp như chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm máu…sẽ phát hiện chính xác nguyên nhân gây bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị hợp lý nhất.
Thận ứ nước có nguy hiểm không?
Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả, bởi thận ứ nước là một bệnh được đánh giá là khá nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và điều trị.
Thận được biết đến là một cơ quan quan trọng với cơ thể con người, thận giúp lọc nước tiểu và máu, từ đó giúp cung cấp máu cho hoạt động của sự sống. Nếu không may mắc bệnh thận ứ nước thì chức năng này sẽ bị ảnh hưởng.
Thông thường bệnh thận ứ nước nếu phát hiện sớm hoàn toàn có thể điều trị kịp thời và không gây ra những biến chứng nguy hiểm. Khi bệnh ở cấp độ 1,2 người bệnh hoàn toàn có cơ hội hồi phục sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn hoặc không kịp thời chữa trị, bệnh có thể diễn biến nặng lên cấp độ 3,4. Khi này, bệnh có thể gây ra những biến chứng rất nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, những biến chứng thường gặp có thể kể đến là:
- Gây nên tình trạng huyết áp tăng đột ngột, gây nguy cơ suy tim, đột quỵ, nếu nặng có thể dẫn tới tử vong
- Gây nên tình trạng nhiễm trùng thận nguyên nhân là do thận ứ nước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển. Lâu ngày sẽ khiến thận bị nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến chức năng thận và sức khỏe người bệnh.
- Suy thận do mức độ tổn thương quá nặng, khiến thận không thể hoạt động được các chức năng bình thường. Lâu ngày có thể gây ảnh hướng đến tính mạng.
- Vỡ thận do tình trạng ứ nước quá nghiêm trọng. Khi thận bị ứ nước thường xuyên, khiến thận không còn khả năng chứa đựng, khi này khả năng vỡ thận là rất cao. Nếu xảy ra tình trạng này người bệnh sẽ bị đe dọa đến tính mạng.
Cách trị thận ứ nước
Đa phần các phương pháp điều trị đều sẽ hướng đến mục tiêu loại bỏ tắc nghẽn, từ đó giúp thận hoạt động bình thường phù hợp với chức năng ban đầu. Đồng thời làm thông lại dòng chảy tự do của nước tiểu từ thận đi xuống bàng quang và ra ngoài, góp phần làm giảm sưng và gây áp lực lên thận.Tuy nhiên để xác định được phương pháp điều trị thích hợp, cần thăm khám cụ thể để tìm ra nguyên nhân gây bệnh từ đó có thể chọn được cách điều trị tốt nhất.
Một số phương pháp điều trị thường được sử dụng đó là:
Sử dụng dược liệu tự nhiên
Với phương pháp này sẽ sử dụng những loại thuốc nam lành tính như râu ngô, cỏ xước, bông mã đề… Đây là những dược lược có công dụng lợi tiểu từ đó giúp thông dòng chảy từ thận xuống bàng quang, đồng thời giúp giảm sưng, giải phóng các áp lực lên thận.
Tuy nhiên cần lưu ý rằng những loại dược liệu này thích hợp với người bị bệnh ở giai đoạn nhẹ. Nếu bị thận ứ nước trong thời gian dài hoặc bệnh đã ở cấp độ 3,4 thì các dược liệu này gần như không có tác dụng với người bệnh ở giai đoạn này. Để sử dụng các loại dược liệu trên, người bệnh có thể phơi khô và uống hàng ngày thay nước.
Sử dụng thuốc Tây chữa thận ứ nước
Bên cạnh các loại dược liệu, thuốc Tây được kê theo đơn của bác sĩ khi khám bệnh sẽ có tác dụng điều trị triệu chứng cho người bệnh. Các loại thuốc này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng, đồng thời hạn chế tình trạng bệnh trở nặng hơn. Bác sĩ có thể kê thêm các loại thuốc để giúp khôi phục chức năng của thận, tùy vào mức độ và giai đoạn phát triển của bệnh.
Sử dụng laser
Tia laser sẽ là phương pháp giúp điều trị bệnh dứt điểm bằng cách điều trị sỏi thận để giúp giải quyết nguyên nhân gây bệnh triệt để. Các loại sóng xung kích sẽ bắn vào viên sỏi, giúp làm vỡ sỏi, từ đó giúp đào thải sỏi ra khỏi cơ thể thông qua đường tiết niệu. Việc thực hiện phương pháp này sẽ giúp giải quyết tình trạng nước tiểu bị ứ đọng trong thận.
Đặt ống thông nước tiểu
Phương pháp này thích hợp cho những người có đường tiết niệu bị hẹp. Nếu không may mắc phải tình trạng bí tiểu cùng tiết niệu hẹp, bác sĩ sẽ chọn phương pháp này để giải quyết tạm thời giúp giảm áp lực lên thận. Nhưng phương pháp này không thể điều trị triệt để vì vậy người bệnh sẽ được kết hợp thêm các phương pháp khác để điều trị bệnh.
Nội soi niệu quản
Với phương pháp này sẽ sử dụng phẫu thuật để xẻ rộng chỗ hẹp sau đó đưa nước tiểu thoát ra ngoài, giảm thiểu áp lực lên thận.
Phẫu thuật chữa thận ứ nước
Đây là phương pháp cuối cùng để giảm áp lực lên thận, giải quyết triệt để tình trạng thận ứ nước. Phương pháp này thường sử dụng khi người bệnh đã bước vào giai đoạn 3 hoặc 4. Khi này thận đã bị phình to do ứ nước quá lâu, gây nên đau đớn cho người bệnh và chức năng thận bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khi này người bệnh sẽ được yêu cầu phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ thận hoặc sỏi, khối u,… tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Mỗi phương pháp đều sẽ có ưu nhược điểm riêng và thích hợp với tình trạng của từng người bệnh. Để chọn được phương pháp chữa bệnh phù hợp nhất người bệnh nên xin tư vấn của bác sĩ để có thể chữa trị dứt điểm, nhanh chóng.
Bài viết đã tổng hợp và chia sẻ những thông tin cần thiết nhất về nguyên nhân, phương pháp điều trị, mức độ nguy hiểm của bệnh thận ứ nước. Hy vọng rằng thông quá những thông tin này, người bệnh sẽ có được cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này, từ đó có được phương pháp điều trị thích hợp khi mắc bệnh.