Tê tay trái là tình trạng nhiều người hiện nay gặp phải. Tuy nhiên một phần vì chủ quan, một phần do hạn chế kiến thức bệnh lý nên không chủ động thăm khám đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Để hiểu rõ hiện tượng tê tay trái là bệnh gì và điều trị, phòng ngừa như thế nào, bạn đọc hãy dành chút thời gian theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Tê tay trái là bệnh gì?
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng tê bì chân tay hay tê tay trái là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến hệ cơ xương khớp. Mặc dù ít có khả năng làm ảnh hưởng đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề về chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Cụ thể, những bệnh lý thường gặp nhất là:
Hội chứng chèn ép dây thần kinh
Hội chứng chèn ép dây thần kinh là tình trạng có quá nhiều áp lực từ xương, khớp, sụn, dây chằng hoặc bó cơ,… chèn ép lên dây thần kinh. Áp lực này làm phá vỡ chức năng bình thường của hệ dây thần kinh dẫn đến tình trạng đau nhức, tê tay trái, ngứa ran, chân tay tê mỏi, thiếu sức vận động,…
Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay là bệnh lý thường xảy ra ở những người làm các công việc mang tính đặc thù như lái xe, nhân viên văn phòng, thợ may,…. Tính chất công việc khiến dây chằng, dây thần kinh phải làm việc, vận động quá sức.
Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến các phản ứng viêm, chèn ép lên rễ dây thần kinh. Người bệnh sẽ gặp phải triệu chứng tê tay trái, tê bì cánh tay, khả năng cử động chi trên ngày càng bị giới hạn làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.
Bệnh thoái hóa khớp
Thoái hóa khớp cũng là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng tê tay trái. Sự thoái hóa, bào mòn của các khớp khiến đĩa đệm bị xô lệch khỏi vị trí ban đầu và liên tục chèn ép lên tủy sống, dây thần kinh vùng cổ khiến người bệnh bị đau nhức vùng vai gáy. Cơn đau có xu hướng lan tỏa xuống cánh tay và hai chân.
Bệnh viêm dây thần kinh ngoại biên
Viêm dây thần kinh ngoại biên có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như trúng độc, thiếu hụt chất dinh dưỡng,…. Tuy nhiên đều căn bệnh này đều gây ra triệu chứng chung là tê tay trái, đau nhức xương khớp, chân tay tê yếu, đuối sức khi vận động.
Cách điều trị và phòng ngừa tê tay trái
Tùy vào từng bệnh lý, mức độ tổn thương và sức khỏe của mỗi người, tình trạng tê tay trái sẽ được can thiệp điều trị bằng những biện pháp khác nhau. Cụ thể là:
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây sẽ làm giảm nhanh triệu chứng tê bì tay trái, cải thiện tầm vận động cho người bệnh và xua tan cảm giác đau nhức, mệt mỏi hiệu quả.
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ, thuốc chống trầm cảm,… Ngoài ra người bệnh có thể sử dụng thêm một số loại vitamin để cung cấp dưỡng chất cho sụn, xương khớp, giúp phục hồi chức năng và làm chậm quá trình lão hóa xương khớp.
Tuy nhiên thuốc Tây thường gây ra các tác dụng phụ như: Buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, nóng rát thượng vị,… Vì thế người bệnh chỉ nên điều trị tê tay trái bằng thuốc khi có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Mẹo dân gian chữa tê tay trái
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa tê tay trái hiệu quả. Mọi người có thể tham khảo áp dụng một số cách làm dưới đây:
Bài thuốc từ cây trinh nữ
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 50 rễ cây trinh nữ rồi thái thành lát mỏng
- Tẩm nguyên liệu với rượu trắng. Sau đó cho vào chảo sao đến khi dậy mùi thơm thì dừng lại
- Đổ nguyên liệu vào ấm sắc với 400ml nước đến khi lượng nước còn lại khoảng 100ml thì tắt bếp
- Lọc nước thuốc, chia thành 2 phần, uống thành 2 lần, uống hết trong ngày
- Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn hàng ngày để đạt được kết quả tốt nhất
Bài thuốc từ cây ngải cứu
Hướng dẫn cách làm:
- Người bệnh rửa sạch 100g lá ngải cứu rồi giã nát
- Cho nguyên liệu vào chảo, sao nóng với 50g muối trắng
- Đổ hỗn hợp ra miếng vải sạch, bọc lại rồi đắp lên vị trí tay bị đau nhức
- Áp dụng bài thuốc đều đặn ngày 1 lần triệu chứng tê bì, đau nhức sẽ sớm được cải thiện
Tập luyện chữa tê tay trái
- Tập luyện thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày như đi bộ tập yoga sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh hiệu quả
- Massage nhẹ nhàng vùng tay bị tê bì. Có thể sử dụng thêm tinh dầu thơm để tăng tác dụng chữa bệnh
- Chườm nóng lên các vị trí bị tê tay trái sẽ giúp thư giãn cơ, kích thích tuần hoàn máu giảm đau hiệu quả
Ngoài ra để phòng ngừa tình trạng tê tay trái, mọi người cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao với các bộ môn thể dục vừa sức
- Xây dựng thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học với đa dạng các loại vitamin, khoáng chất,… cần thiết cho xương khớp
- Thăm khám sức khỏe định kỳ để tầm soát sớm nguy cơ bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về các bệnh thường gặp gây tê tay trái và cách điều trị, phòng ngừa hiệu quả. Hy vọng đã cung cấp đến bạn đọc thêm nhiều thông tin hữu ích. Chúc sức khỏe!