Đau khớp bàn chân, viêm khớp bàn chân là một trong những bệnh lý mà nhiều người mắc phải hiện nay. Tình trạng này sẽ khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau nhức và suy giảm chức năng vận động. Để tìm hiểu kỹ nguyên nhân, cách điều trị đau khớp bàn chân, bạn hãy tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.
Đau khớp bàn chân là bị làm sao?
Đau khớp bàn chân là tình trạng các khu vực mô cơ xung quanh bàn chân bị viêm nhiễm, tổn thương. Lúc này, khớp bàn chân sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội hơn các vị trí khác trên bàn chân như gót chân, lòng bàn chân…
Đối tượng dễ mắc
Vị trí bị viêm khớp ở bàn chân sẽ cảm thấy sưng đỏ và nóng hơn bình thường. Khi vận động, khớp bàn chân sẽ bị đau nhức nhiều hơn. Đau khớp bàn chân là tình trạng có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên một số đối tượng dễ mắc bệnh này nhất bao gồm:
- Người lớn tuổi có hệ thống xương khớp suy giảm, xương khớp dễ bị tổn thương, sưng viêm.
- Người vận động, đi đứng thường xuyên và không có nhiều thời gian ngồi, thư giãn.
- Vận động viên trong các môn thể thao như điền kinh, đá bóng thường xuyên phải vận động chân với một cường độ cao.
- Người thường xuyên sử dụng giày cao gót như người mẫu, ca sĩ…
Nguyên nhân viêm khớp bàn chân
Bệnh viêm khớp bàn chân có thể xảy ra bởi nhiều nguyên do khác nhau từ yếu tố bên ngoài và bên trong cơ thể. Trong đó có các nguyên nhân cụ thể như sau:
- Chấn thương: Vận động mạnh thường xuyên sẽ khiến khớp bàn chân bị sưng viêm, đau nhức, thoái hóa sớm. Chấn thương thường xảy ra khi bạn đi đứng nhiều, chơi thể thao, tai nạn.
- Thoái hóa khớp: Bệnh thoái hóa gây đau khớp bàn chân thường khởi phát ở những người lớn tuổi. Thoái hóa xương khớp là một bệnh lý của tuổi già mà ai cũng mắc phải.
- Nhiễm khuẩn khớp: Nhiễm khuẩn khớp là tình trạng các loại vi khuẩn tấn công vào khu vực ổ khớp và gây nên những tổn thương, đau nhức. Khớp bị viêm nhiễm sẽ có tình trạng đau nhức, sưng viêm và khó vận động.
- Loãng xương: Loãng xương cũng là bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau nhức khớp bàn chân mà người bệnh không nên chủ quan. Tình trạng này kéo dài có thể gây đau nhức nặng và ảnh hưởng đến các bộ phận xung quanh.
Triệu chứng đau khớp bàn chân
Các triệu chứng của bệnh đau khớp bàn chân diễn biến khá rõ rệt và người bệnh rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp người bệnh không có các dấu hiệu đặc trưng nên cũng khó phát hiện bệnh. Bạn có thể nhận biết bệnh đau khớp bàn chân qua các triệu chứng như sau:
- Khi ngủ dậy vào buổi sáng thì bạn bị đau nhức khớp bàn chân dữ dội.
- Kèm theo các cơn đau nhức là tình trạng sưng đỏ, viêm và nóng hơn khi bạn chạm tay vào.
- Khớp bị căng cứng và không di chuyển được. Lúc này, bạn phải massage khoảng vài phút thì khớp mới dịu lại và vận động được.
- Cơn đau nhức có thể lan sang các khu vực khác ở khắp bàn chân. Kèm theo đó là một số triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, nóng trong người.
Điều trị đau khớp bàn chân
Khi có các triệu chứng đau nhức, người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện một số xét nghiệm, thăm khám lâm sàng và đưa ra phác đồ điều trị bệnh.
Thuốc Tây y chữa bệnh
Thuốc Tây y có tác dụng giúp người bệnh giảm đau nhức xương khớp nhanh chóng, hiệu quả. Từ đó giúp bệnh nhân có thể phục hồi vận động, đi lại chỉ sau một thời gian ngắn điều trị bệnh.
- Thuốc chống viêm: Các loại thuốc này giúp làm giảm viêm nhiễm do vi khuẩn tấn công vào khớp bàn chân. Một số loại thuốc kháng viêm phổ biến như Piroxicam, Aspirin, Naproxen…
- Thuốc giảm đau nhức: Thuốc này sẽ giúp người bệnh giảm nhanh tình trạng đau nhức, khó chịu và phục hồi khả năng vận động. Một số loại thuốc giảm đau thường được sử dụng như NSAIDs, Paracetamol…
Khi uống thuốc Tây y, người bệnh cần lưu ý uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý điều chỉnh liều lượng.
Bên cạnh đó, đối với tình trạng nặng, khớp bị biến dạng và không thể vận động, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật khi cần thiết. Phương pháp phẫu thuật sẽ giúp người bệnh giảm đau nhức, phục hồi khả năng đi lại. Tuy nhiên, phẫu thuật có thể gây ra một số rủi ro và biến chứng.
Chữa đau khớp bàn chân bằng thuốc Đông y
Các bài thuốc Đông y chữa đau khớp bàn chân có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nhức và tăng cường sức khỏe bản thân. Hơn nữa, các loại thuốc này được bào chế từ dược liệu thiên nhiên nên rất an toàn, lành mạnh khi sử dụng.
- Bài thuốc 1: Nguyên liệu gồm cỏ xước, rễ cây nhàu, cỏ mực, ké đầu ngựa với liều lượng vừa đủ. Người bệnh cho các nguyên liệu trên vào nồi sắc với 250ml nước. Sau đó, người bệnh lấy phần nước này và uống để điều trị bệnh.
- Bài thuốc 2: Tần giao, bạch thược, đương quy, đẳng sâm, cam thảo, rễ cỏ xước, dây đau xương… Liều lượng mỗi vị thuốc sẽ được thầy thuốc chỉ định cụ thể. Người bệnh cũng sắc thuốc và uống tương tự như bài thuốc trên.
Mẹo dân gian chữa viêm khớp bàn chân
Nếu bị đau khớp bàn chân ở mức độ nhẹ, không quá nguy hiểm thì người bệnh có thể điều trị bằng các dược liệu vườn nhà. Các dược liệu này rất an toàn và mang đến hiệu quả chữa bệnh rất tốt.
- Giấm táo: Giấm táo có chứa một lượng hoạt chất có chức năng giảm đau, giảm viêm xương khớp. Bạn có thể sử dụng 3 muỗng giấm táo pha với một ít mật ong rồi uống hàng ngày để điều trị bệnh.
- Ngải cứu: Ngải cứu là dược liệu nổi tiếng trong các bài thuốc y học cổ truyền chữa đau nhức xương khớp. Khi sử dụng đơn lẻ, ngải cứu cũng phát huy công dụng tuyệt vời trong việc điều trị các bệnh đau nhức, viêm xương khớp. Bạn xào ngải cứu với một ít muối rồi đắp lên vùng bị đau nhức là được.
Đau khớp bàn chân nếu không điều trị sớm có thể gây ra một số biến chứng như biến dạng khớp, suy giảm chức năng vận động… Vì thế, khi phát hiện các triệu chứng người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và chữa bệnh sớm nhất.