Viêm niêm mạc dạ dày là căn bệnh rất dễ xảy ra, do dạ dày là nơi tiêu hóa thực phẩm được dung nạp mỗi ngày nên thường xuyên bị tác động bởi các thành phần có trong thực ăn, đồ uống. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và biết cách phòng ngừa hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Viêm niêm mạc dạ dày là gì?
Dạ dày được cấu tạo từ 5 lớp mỏng với những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Niêm mạc dạ dày là lớn trong cùng của dạ dày, có chứa các tuyến tế bào trong dạ dày có nhiệm vụ bảo vệ dạ dày. Hạn chế các tác động từ thực phẩm nhờ chất nhầy bao phủ ở bên trên.
Ngoài ra, niêm mạc dạ dày cũng đóng vai trò quan trọng trọng việc tiêu hóa và nội tiết của cơ thể. Chính vì vậy, niêm mạc dạ dày rất khó tránh được sự tổn thương viêm nhiễm khi thực hiện nhiệm vụ của mình.
Theo đó, viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị vi khuẩn, nấm ký sinh hoặc các tác nhân gây bệnh khác tấn công gây nhiễm trùng, trầy xước và viêm loét. Từ đó gây ra các triệu chứng khó chịu cho hệ tiêu hóa, các triệu chứng bệnh thường bộc lộ rõ nét hơn sau khi ăn.
Bệnh viêm niêm mạc dạ dày được chia thành 2 dạng là:
- Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính: Đây là tình trạng bệnh khởi phát lần đầu với các triệu chứng như khó tiêu, đắng miệng, ở hơi, đau bụng,…. Ở giai đoạn này việc chữa trị khá đơn giản và có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn
- Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính: Bệnh tái phát nhiều lần và đã hình thành nên các vết loét và có dấu hiệu nhiễm trùng sang các vị trí khác trong dạ dày. Việc chữa trị lúc này khá khó khăn và tốn kém.
Nguyên nhân viêm niêm mạc dạ dày
Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa hệ Tiêu hóa, viêm niêm mạc dạ dày có thể xảy ra do nhiều tác động khác nhau. Trong đó những nguyên nhân chính là:
- Nhiễm khuẩn Hp: Theo số liệu thống kê, có đến 90% trường hợp mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày do vi khuẩn Hp gây ra. Đây là loại vi khuẩn có thể tiết ra một hợp chất có khả năng phá hủy cấu trúc của niêm mạc dạ dày.
- Lạm dụng chất kích thích: Chất kích thích sẽ khiến mạch máu co thắt một cách bất thường, điều này khiến cho dạ dày không thể hoạt động ổn định như bình thường. Từ đó làm tăng tiết dịch vị axit bào mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến viêm nhiễm.
- Chế độ dinh dưỡng không khoa học: Ăn uống thất thường, không theo giờ giấc cố định khiến dạ dày liên tục phải co bóp quá mức dẫn đến dư thừa axit dịch vị gây viêm niêm mạc dạ dày.
- Tinh thần không ổn định: Thường xuyên lo lắng, căng thẳng quá mức khiến hệ thần kinh trung ương tác động trực tiếp đến nhu động ruột gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến dư thừa axit dịch vị gây viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày có nguy hiểm không?
Viêm niêm mạc dạ dày là một trong những bệnh rất nguy hiểm liên quan đến hệ tiêu hóa. Nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn cho dạ dày với những biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: Viêm niêm mạc dạ dày kéo dài sẽ dẫn đến viêm loét và xuất huyết dạ dày. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.
- Thủng dạ dày: Đây cũng là một trong những biến chứng đặc biệt nguy hiểm do viêm niêm mạc dạ dày gây ra. Vi khuẩn gây bệnh không ngừng làm tổn thương và bào mòn tế bào dạ dày dẫn đến thủng dạ dày.
- Ung thư dạ dày: Viêm niêm mạc dạ dày kéo dài và tái phát nhiều lần sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển. Thời gian ủ bệnh kéo dài trong khoảng 8 – 10 năm. Khi bệnh đã bộc phát thì nguy cơ tử vong là rất cao.
Cách chữa viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc là bệnh lý liên quan chặt chẽ đến hệ tiêu hóa nên việc điều trị cần được tiến hành từ chế độ dinh dưỡng đến lối sống sinh hoạt và sử dụng thuốc. Cụ thể, cách chữa viêm niêm mạc dạ dày như sau:
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học
Về chế độ dinh dưỡng
Người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày. Thực hiện nguyên tắc ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế nói chuyện khi ăn uống. Đồng thời tránh xa chất kích thích và các loại đồ uống có hại khác.
Người bệnh cũng không nên ăn các thực phẩm các thực phẩm nhiều gia vị, nhiều dầu mỡ và cần duy trì thói quen ăn uống đúng bữa, đúng giờ.
Về lối sống
Người bệnh nên tích cực luyện tập thể dục thể thao, làm việc, nghỉ ngơi điều độ để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Góp phần hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh.
Sử dụng thuốc Tây
Dùng thuốc Tây là cách giảm nhanh triệu chứng đau và tình trạng đầy bụng, ợ hơi do viêm niêm mạc dạ dày gây ra. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, nhờn thuốc,… Vì vậy người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.
Một số loại thuốc thường được chỉ định chữa viêm niêm mạc dạ dày là: thuốc kháng sinh kháng histamin, thuốc kháng sinh acid, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và thuốc trung hòa acid. Mọi người cần tuân thủ nghiêm túc phác đồ điều trị của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để tránh xảy ra những tác dụng phụ nguy hiểm.
Chữa viêm niêm mạc dạ dày bằng mẹo dân gian
Cách 1: Dùng vỏ quất
Người bệnh dùng khoảng 20g vỏ quất khô pha thành trà uống mỗi ngày. Có thể kết hợp với mật ong để tăng hương vị và nâng cao tác dụng của bài thuốc. Kiên trì thực hiện trong khoảng 3 tuần để đạt được kết quả tốt nhất.
Cách 2: Chữa viêm niêm mạc dạ dày bằng cam thảo
Bạn có thể ngậm cam thảo trực tiếp hoặc pha thành trà để uống hàng ngày đều được.
Cách 3: Uống nước lá mơ lông
Người bệnh rửa sạch 1 nắm lá mơ lông, nấu với 2 lít nước để uống thay nước lọc hàng ngày cũng mang lại tác dụng chữa bệnh hiệu quả.
Cách bảo vệ niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày là căn bệnh rất phổ biến có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, nếu mọi người xây dựng được thói quen ăn uống khoa học và lối sống lành mạnh thì niêm mạc dạ dày có thể được bảo vệ một cách tối đa, hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.
Dưới đây là một số cách bảo vệ niêm mạc dạ dày mọi người cần thực hiện:
- Tránh xa chất kích thích và thực phẩm nhiều gia vị, thực phẩm nhiều dầu mỡ
- Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, ngủ đúng giấc
- Thư giãn tinh thần, tránh để đầu óc căng thẳng quá mức
- Tránh để vùng bụng bị nhiễm lạnh làm ảnh hưởng đến chức năng và hoạt động của dạ dày
- Vệ sinh sạch sẽ tay chân trước khi ăn uống
- Chỉ ăn thực phẩm được nấu chín kỹ. Không nên ăn quá no nhưng cũng không để bụng quá đói
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về bệnh viêm niêm mạc dạ dày. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ đã đem đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích. Chúc sức khỏe!
>> Tìm hiểu thêm: Thuốc trị viêm loét dạ dày tây y, dân gian và thuốc nam