Axit dạ dày là một vấn đề rất hay được nói tới khi đề cập đến những vấn đề về đường tiêu hóa. Nắm được các thông tin cơ bản về axit dạ dày, vai trò cũng như những vấn đề thường gặp sẽ giúp bạn có biện pháp xử trí đúng đắn để bảo vệ sức khỏe. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về axit dạ dày nhé.
Axit dạ dày là gì?
Axit dạ dày là một thành phần không thể thiếu của hệ tiêu hóa. Chất dịch tiêu hóa này là thành phần cấu tạo của dịch vị. Niêm mạc dạ dày là nơi tiết ra axit này trong quá trình hình thành chất Clohydric của tế bào Oxyntic.
Tên khoa học của axit dạ dày là Axit Clohydric. Khi cân bằng, chất này thường có nồng độ từ 0,0001 tới 0,001 mol/l dịch vị. Nếu nồng độ axit này thấp hoặc cao hơn chỉ số bình thường thì sẽ gây tác động tiêu cực tới sức khỏe. Cụ thể:
- Bào mòn các cơ quan trong cơ thể, nhất là dạ dày.
- Thiếu axit dạ dày (độ pH trên 4,5) sẽ gây chướng bụng, đầy bụng, tạo điều kiện cho sự phát triển sinh sôi của vi khuẩn, tăng nguy cơ ung thư.
- Dư axit dạ dày (độ pH dưới 3,5) kéo dài không được điều trị sẽ dẫn đến trào ngược, viêm loét dạ dày, thủng dạ dày,… Biểu hiện thường gặp của chứng bệnh này là đắng miệng, ợ chua hoặc ợ hơi.
Vai trò của axit dạ dày trong tiêu hóa
Trong hệ tiêu hóa, chất này giúp thức ăn được chuyển hóa khi vào tới dạ dày và đường ruột. Sau khi niêm mạc dạ dày tiết axit, chúng sẽ tham gia vào quá trình co bóp, nghiền thức ăn ở dạ dày cùng với những enzym tiêu hóa khác. Các chất này góp phần thúc đẩy tiêu hóa và giúp bảo vệ dạ dày.
Các vai trò cụ thể của axit dạ dày:
Kích thích tăng tiết Pepsin
Pepsin là chất xúc tác trong việc chuyển hóa thức ăn, thu nạp dưỡng chất nuôi cơ thể. Axit trong dịch vị kích thích quá trình hình thành cũng như tăng hoạt tính Pepsin. Pepsin sẽ được tăng sinh khi axit trong trong dạ dày:
- Hoạt hóa chất Pepsinogen
- Phá vỡ các mô liên kết nhằm phân giải chất protid và Pepsin được giải phóng.
- Tạo độ pH phù hợp cho sự phát triển của Pepsin.
- Nhờ sự tác động của axit, cơ thể sản sinh Pepsin nhiều hơn. Nhờ vậy, việc cắt đứt chuỗi protein và phá vỡ các liên kết của thức ăn diễn ra hiệu quả hơn, cơ thể có thể hấp thu tối đa các chất dinh dưỡng.
Hỗ trợ việc tiêu hóa
Các muối khó tan khi vào cơ thể sẽ được trung hòa nhờ axit dạ dày. Chúng cũng đóng vai trò xúc tác khi phản ứng thủy phân diễn ra. Nhờ vậy, những chất như đường, đạm và tinh bột sẽ được chuyển sang dạng đơn chất để cơ thể có thể hấp thụ một cách tối đa.
Sát khuẩn đường ruột
Khả năng sát khuẩn của chất này sẽ giúp vô hiệu quá khả năng sống, sinh trưởng phát triển và làm hại dạ dày của các vi khuẩn có hại trong thức ăn. Do đó, bất cứ vấn đề nào xảy ra với thành phần này đều sẽ khiến cơ thể có nguy cơ gặp phải những bệnh lý liên quan tới dạ dày. Vấn đề thường gặp nhất nếu chức năng này bị ảnh hưởng đó là suy giảm khả năng chống lại vi khuẩn HP – tác nhân chủ yếu gây đau dạ dày, viêm loét và xuất huyết dạ dày.
Tình trạng dư axit dạ dày
Tình trạng dư axit dạ dày xảy ra nếu nồng độ axit trong dịch vị trên 0,001 mol/l. Hiện tượng này có tỷ lệ mắc cao hơn so với thiếu axit. Vậy, yếu tố nào dẫn đến tình trạng này?
Tình trạng này có thể diễn ra do nhiều yếu tố. Thực tế cho thấy, những thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến dư axit mà chúng ta không hề hay biết:
- Sử dụng chất kích thích thường xuyên: Kết quả của nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, các chất kích thích trong rượu, bia có thể bào mòn niêm mạc của dạ dày. Đồng thời, dịch vị cũng tiết ra nhiều hơn, hiện tượng đau dạ dày cũng vì thế mà diễn ra dai dẳng, khó chữa.
- Ăn đồ ăn cay nóng: Thực phẩm tẩm ướp nhiều loại gia vị cay nóng sẽ kích thích cơ thể sản sinh nhiều dịch vị hơn bình thường.
- Thức ăn nhanh: Tiêu thụ đồ ăn đóng hộp, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ cũng là yếu tố gây nên tình trạng dư axit dạ dày.
Ngoài ra, các vấn đề mệt mỏi, căng thẳng trong cuộc sống cũng gây tác động xấu tới hệ thần kinh, từ đó dạ dày cũng bị ảnh hưởng và tăng sản sinh axit khiến chúng bị dư thừa
Triệu chứng thường gặp khi mắc phải tình trạng này đó là: Đầy hơi, ợ chua, sôi bụng hoặc tức bụng, hôi miệng, trào ngược dạ dày, thèm ăn. Bệnh nhân cũng có thể đi tiểu ra nước đục và sẫm màu hơn bình thường, đi ngoài phân cứng, đen hoặc tiêu chảy. Móng tay hay bị gãy, giảm tập trung do não bộ bị căng thẳng.
Thiếu axit dạ dày
Thiếu axit dạ dày là tình trạng lượng axit trong dịch vị dạ dày tiết ra ít hơn so với bình thường. Điều này khiến bệnh nhân phải đối mặt với những triệu chứng và biến chứng như:
- Đầy hơi, đắng miệng, chướng bụng,…
- Tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tăng trưởng và sinh sôi, điều này dẫn đến chứng rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
- Khi mắc phải tình trạng này, trên da bệnh nhân có thể xuất hiện nhiều vết mẩn đỏ và có cảm giác ngứa.
- Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể bị viêm gan, hen suyễn và tiểu đường.
Những biểu hiện nêu trên đều có tính nguy hiểm và làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, đúng cách thì rất dễ gây ra các biến chứng nặng nề.
Axit dạ dày là thành phần vô cùng quan trọng trong hệ tiêu hóa. Bạn cần có chế độ làm việc, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý và khẩu phần ăn đảm bảo dinh dưỡng để kiểm soát nồng độ axit dạ dày trong dịch vị. Hy vọng bạn đã có thể hiểu hơn về axit dạ dày sau khi tham khảo các thông tin nêu trên. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.
Tìm hiểu thêm:
- Đau thượng vị có chữa khỏi không?