Đau cuống bao tử là tình trạng phần cuống dạ dày gặp các vấn đề tổn thương và cần được chữa trị kịp thời để không lây lan sang các bộ phận khác. Thông thường, người bệnh sẽ gặp các vấn đề về tiêu hóa, khiến cho việc ăn uống trở lên khó khăn và suy giảm dinh dưỡng. Để tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị bệnh lý này, mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết sau đây.
Đau cuống bao tử là gì?
Đau cuống bao tử hay còn gọi là đau cuống dạ dày. Cuống bao tử là đoạn đầu của dạ dày, có vị trí dưới thượng vị và thực quản, sát với tâm môn. Nó có chức năng đưa nguồn thức ăn và nước từ thực quản vào dạ dày. Sau đó thực hiện quá trình co bóp để dịch vị tiêu hóa và thức ăn được trộn lẫn.
Khi bị đau cuống bao tử, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi và khó chịu bởi những cơn đau do tình trạng tổn thương cuống bao tử gây ra. Đặc biệt quá trình tiêu hóa bị suy giảm rõ rệt, bệnh nhân thường cảm thấy buồn nôn, chướng bụng…
Thông thường tình trạng đau cuống bao tử là do các tác nhân độc hại xâm nhập vào cơ thể khiến cuống dạ dày bị tổn thương. Vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý, kiểm tra kỹ nguồn gốc thực phẩm trước khi ăn.
Nguyên nhân gây đau cuống bao tử
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau cuống bao tử. Trong đó, có 2 nguyên nhân chính như sau:
Do nhiễm khuẩn
Tác nhân chủ yếu gây ra các bệnh lý về dạ dày chính là vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori). Loại vi khuẩn này được đưa vào dạ dày qua con đường ăn uống. Chúng phá hủy chất nhầy trên niêm mạc, khiến dịch vị dạ dày ăn mòn lớp niêm mạc, gây hiện tượng viêm loét và nhiễm trùng.
Ngoài ra, còn có các loại nấm, ký sinh trùng gây xuất huyết, rối loạn chức năng, trào ngược dạ dày.
Do thói quen sinh hoạt
Việc thường xuyên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cũng là nguyên nhân chính gây đau cuống bao tử. Hay những người có thói quen sinh hoạt không lành mạnh như: Bỏ bữa sáng, ăn quá no hoặc quá đói, nằm ngủ ngay sau khi ăn…gây hiện tượng khó chịu, ợ hơi. Mất ngủ, căng thẳng kéo dài cũng khiến acid dịch vị trong dạ dày tăng lên gây tình trạng đau nhức, viêm loét bao tử.
Triệu chứng đau cuống bao tử
Hiện nay, bệnh đau cuống bao tử trở lên rất phổ biến ở Việt Nam và chưa có dấu hiệu thuyên giảm. Những triệu chứng rõ nhất khi mắc bệnh là:
- Đầy hơi, khó tiêu: Chính vì cuống bao tử đóng vai trò rất quan trọng trong việc tiêu hóa, nên người bệnh sẽ thấy chướng bụng, đầy hơi gây cảm giác khó chịu. Ngoài ra, việc đi đại tiện cũng gặp nhiều khó khăn.
- Ợ chua và ợ hơi: Do nồng độ acid dịch vị sẽ tiết ra rất nhiều khi cuống bao tử bị thương, vì vậy người bệnh sẽ có hiện tượng ợ chua, ợ hơi.
- Buồn nôn: Việc rối loạn tiêu hóa do cuống bao tử không hoạt động đúng chức năng sẽ gây trào ngược dạ dày và tạo cảm giác buồn nôn ở người bệnh.
- Xuất huyết tiêu hóa: Đây chính là biến chứng của việc người bệnh nôn ói quá nhiều. Lúc này tình trạng đau cuống bao tử đã ở mức độ nặng. Nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh nhân có thể bị viêm loét dạ dày, loét bao tử…
- Đau thượng vị: Người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau cồn cào, âm ỉ ở khu vực trên rốn và có thể lên tới lưng và ngực.
Đau cuống bao tử có nguy hiểm không?
Đau cuống bao tử sẽ không quá nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và có những phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn bằng biện pháp nội khoa.
Tuy nhiên, nếu người bệnh để tình trạng đau kéo dài sẽ khiến cơ thể bị suy nhược, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt hàng ngày. Ở những trường hợp nặng có thể dẫn tới những bệnh lý nguy hiểm như: Vỡ mạch máu, viêm loét dạ dày, ung thư…
Chính vì vậy, khi cảm thấy cơ thể có bất kỳ biểu hiện nào của đau cuống bao tử bạn hãy đến gặp bác sĩ ngay để được tư vấn chữa trị.
Điều trị đau cuống bao tử
Khi mắc bệnh đau cuống bao tử bạn cần được thăm khám và chữa bệnh theo chỉ định của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng để điều trị bệnh.
Áp dụng các phương pháp dân gian
Những trường hợp đau cuống bao tử mức độ nhẹ, có thể áp dụng một số phương pháp dân gian sau:
- Dùng nước gừng tươi, mật ong và chanh: Vào mỗi buổi sáng bạn nên uống một cốc nước ấm bao gồm: Nước cốt gừng tươi, nước cốt chanh và 1 thìa mật ong sẽ giúp thanh lọc dạ dày loại bỏ các vi khuẩn.
- Uống nước lá trầu không: Bạn sử dụng 1 nắm lá trầu không đun sôi với nước và chắt uống trong vòng 20 ngày. Cách này có tác dụng giúp cân bằng độ PH trong dạ dày.
- Uống nước lá mơ lông: Bạn dùng khoảng 20g lá mơ lông đã rửa sạch, xay ra chắt lấy nước cốt để uống vào trước bữa sáng và bữa tối. Trong lá mơ có chứa hợp chất giúp tiêu sưng, giảm viêm và làm lành các vết viêm loét dạ dày.
Sử dụng thuốc
Một số loại thuốc Tây y thường được dùng để điều trị bệnh đau cuống dạ dày là:
- Thuốc kháng Histamin H2: Loại thuốc này giúp kháng lại các Histamin gây hại cho niêm mạc dạ dày, tránh tình trạng viêm loét.
- Thuốc kháng acid: Với chức năng ức chế quá trình tăng tiết acid dịch vị, thuốc kháng acid được sử dụng để hạn chế tình trạng tổn thương, đau nhức dạ dày.
Phòng ngừa đau cuống bao tử
Để tránh mắc phải bệnh đau cuống bao tử, bạn nên áp dụng những thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:
- Luyện tập các bài thể thao tăng cường sức khỏe và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
- Trách sử dụng các loại rượu, bia, thuốc lá, đồ uống có gas…
- Ăn uống đủ bữa với liều lượng vừa phải.
- Không hoạt động mạnh và liên tục ngay sau khi ăn.
- Uống đủ nước mỗi ngày để thanh lọc cơ thể và dạ dày, loại bỏ các chất gây hại cho bao tử.
- Ưu tiên sử dụng các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, tạo thói quen ăn chậm và nhai kỹ.
- Lựa chọn thực phẩm sạch và rõ nguồn gốc, hạn chế sử dụng đồ ăn nhanh.
Ngoài ra, để phòng tránh đau cuống bao tử bạn nên bổ xung các thực phẩm giàu vitamin, chất xơ như: Rau củ, trái cây, ngũ cốc…và thăm khám sức khỏe định kỳ để có thể phát hiện những bất thường sớm nhất.
Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về bệnh đau cuống bao tử. Bạn không nên tự ý áp dụng các phương pháp điều trị bệnh mà chưa có sự thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!