Tình trạng đau bả vai ngày càng trở nên phổ biến và có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Với hiện trạng đau bả vai ngày càng bị trẻ hóa về độ tuổi khiến rất nhiều người lo lắng cho sức khỏe của mình. Để xác định được nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Nguyên nhân đau bả vai và cánh tay
Đau bả vai là triệu chứng bất thường xảy ra ở khá nhiều người có thể mắc phải do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân này được y học chia thành 2 nhóm là tác nhân cơ học và yếu tố bệnh lý. Cụ thể như sau:
Nhóm nguyên nhân cơ học
Đau bả vai do yếu tố cơ học thường là do các tác động chủ chủ quan hoặc khách quan tác động vào vùng vai. Điều này khiến vai gáy chịu một áp lực lớn gây ra cảm giác đau nhức, mệt mỏi và hạn chế khả năng cử động.
Theo đó, những tác nhân cơ học dẫn đến đau bả vai thường gặp nhất là:
- Chấn thương
Các chấn thương thường gặp trong lao động, sinh hoạt. Cụ thể như gãy xương đòn, rách dây chằng bả vai, gãy xương bả vai,… khiến các mô cơ, dây thần kinh, dây chằng ở bả vai bị tổn thương, căng giãn dẫn đến hiện tượng đau bả vai.
- Làm việc và hoạt động quá sức
Khi bả vai phải cử động thường xuyên với áp lực lớn sẽ khiến cơ bắp dễ bị co thắt và đau nhói khi cử động. Tình trạng này thường phổ biến ở những người làm các công việc nặng nhọc như công nhân xây dựng, công nhân hầm mỏ, xí nghiệp, người lái xe,….hoặc các vận động viên bơi lội, bóng chuyền, người chơi cầu lông,…
- Nằm ngủ và nghỉ ngơi không đúng tư thế
Nằm ngủ sai tư thế, nghiêng một bên quá lâu hoặc nằm đè lên vai đều khiến cơ bắp vai, cánh tay phải chịu áp lực lớn. Từ đó dẫn đến hiện tượng đau nhức, làm hạn chế tầm vận động của bả vai và cánh tay.
Nhóm nguyên nhân bệnh lý dẫn đến đau bả vai
Theo thống kê, có đến hơn 80% trường hợp đau bả vai là do bệnh lý gây ra. Trong đó, những căn bệnh phổ biến nhất là:
- Thoát vị đĩa đệm cổ
Thoát vị đĩa đệm cổ là một trong những bệnh lý điển hình nhất dẫn đến hiện tượng đau bả vai. Nguyên nhân là do lớp nhân nhầy bên trong đĩa đệm chèn ép lên dây thần kinh, cơ, dây chằng và tủy sống ở đoạn đốt sống cổ. Khiến máu huyết khó lưu thông và các mô cấu trúc xung quanh bị gia tăng áp lực gây ra cảm giác tê ngứa, đau nhức bả vai.
- Thoái hóa đốt sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh về xương khớp rất phổ biến ở độ tuổi trung niên trở ra. Sự thoái hóa của đốt sống cổ khiến các lớp sụn khớp bị bào mòn, mật độ xương giảm và rỗng, giòn hơn bình thường. Lúc này hệ thống dây thần kinh, dây chằng sẽ bị xơ cứng, giảm khả năng tuần hoàn máu khiến người bệnh gặp phải những cơn đau vai gáy, cánh tay dữ dội.
- Gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ là bệnh lý xảy ra ở đoạn đốt sống cổ khi lượng canxi trong cơ thể bị dư thừa. Gây ra hiện tượng lắng đọng canxi ở ngay các đốt sống dẫn đến hiện tượng chèn ép dây thần kinh tủy sống và các cấu tạo tế bào xung quanh. Lượng canxi bị lắng đọng càng lớn thì mức độ đau nhức càng dữ dội.
Ngoài ra, đau bả vai cũng không thể loại trừ các bệnh lý nguy hiểm khác như đau tim, đau thắt lồng ngực, viêm khớp vai,…Do đó, mọi người nên chủ động thăm khám y tế sớm để được chẩn đoán điều trị và can thiệp kịp thời. Giúp hạn chế tối đa những biến chứng nguy hại cho sức khỏe.
Cách chữa đau nhức bả vai và cánh tay
Sau khi chẩn đoán được chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh lý đang gặp phải. Người bệnh sẽ được điều trị bằng một số phương pháp sau:
Sử dụng thuốc Tây
Thuốc Tây chữa tình trạng đau bả vai gồm có:
- Nhóm thuốc giảm đau: Có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn hoặc thuốc kê đơn tùy từng trường hợp. Loại thuốc này có công dụng giảm đau nhanh, giúp bả vai hoạt động trơn tru hơn.
- Thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm vừa có công dụng giảm đau vừa có công dụng chống viêm. Giúp giảm đau nhanh và hạn chế phản ứng viêm ở khớp bả vai.
- Thuốc giãn cơ: Thuốc giúp thư giãn cơ bắp, giải tỏa sự chèn ép ở dây thần kinh và các khối cơ bị tổn thương.
Vật lý trị liệu
Trong trường hợp đau bả vai mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số liệu pháp giãn cơ, thư giãn xương khớp như:
- Nhiệt trị liệu bằng sóng điện, tia hồng ngoại, chườm nóng, chườm lạnh, tắm bùn nóng,…
- Điện trị liệu bằng kỹ thuật điện châm hoặc bước sóng ngắn
- Chiếu tia laser, siêu âm,…
- Kỹ thuật kéo giãn cột sống
Các kỹ thuật này giúp giải phóng áp lực xương khớp, nắn chỉnh lại vị trí đĩa đệm, chống viêm, kích thích tuần hoàn máu,… Nhờ vậy người bệnh sẽ có được cảm giác thoải mái dễ chịu hơn.
Mẹo dân gian chữa đau bả vai
Trong dân gian lưu truyền khá nhiều bài thuốc chữa đau bả vai hiệu quả từ các dược liệu quen thuộc như ngải cứu, lá lốt, rễ cây trinh nữ,….Các loại thảo dược này đều có tính ấm, giúp hoạt huyết, thông kinh lạc, chống viêm và giảm đau hiệu quả với những trường hợp đau bả vai mức độ nhẹ. Vì vậy, chữa đau bả vai bằng cây thuốc nam cũng là phương pháp được khá nhiều người áp dụng.
Để áp dụng bài thuốc này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị khoảng 200g dược liệu (tùy loại). Sau đó đem đi rửa sạch, sắc với nước để uống hàng ngày. Kiên trì thực hiện bài thuốc đều đặn trong khoảng 1 tháng sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện đáng kể.
Can thiệp ngoại khoa chữa đau bả vai
Nếu việc dùng thuốc không mang lại hiệu quả tốt hoặc triệu chứng đau bả vai không được kiểm soát. Người bệnh sẽ được cân nhắc chỉ định can thiệp bằng cách phẫu thuật ngoại khoa.
Phẫu thuật giúp nắn chỉnh là vị trí tổn thương, loại bỏ các ổ viêm hoặc cố định lại xương khớp. Nhằm tăng cường sự linh hoạt cho khớp xương, giúp người bệnh vận động, làm việc hiệu quả hơn.
Phương pháp này thường được thực hiện trong các trường hợp đau bả vai do trượt đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống cổ,…. Tuy nhiên không phải lúc nào việc phẫu thuật cũng mang lại hiệu quả tốt. Bên cạnh đó, chi phí thực hiện cũng khá tốn kém nên người bệnh cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện.
Như vậy bài viết trên đây đã giải mã xong nguyên nhân đau bả vai và cách khắc phục đang được áp dụng. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ đã giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe một cách toàn diện. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!
Xem thêm:
- Đau vai trái là bệnh gì? Phải làm sao?
- Bị trật khớp vai bao lâu thì khỏi?