Đau mỏi vai gáy không chỉ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống thường ngày mà còn là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, cụ thể đau mỏi vai gáy là dấu hiệu của bệnh gì mà cách điều trị như thế nào không phải ai cũng nắm rõ. Dưới đây là một số thông tin cơ bản về triệu chứng này mà mọi người cần biết.
Đau mỏi vai gáy là bệnh gì?
Đau mỏi vai gáy là hiện tượng tổn thương cơ, khớp, cột sống xảy ra ở vùng vai gáy. Tình trạng này không chỉ xảy ra ở người cao tuổi mà những người làm các công việc mang tính đặc thù, thường xuyên phải nâng đỡ vật nặng trên cổ vai cũng gặp phải.
Nếu đau mỏi vai gáy không phải do tác động vật lý từ bên ngoài thì nó có thể là dấu hiệu chung của rất nhiều bệnh nguy hiểm. Cụ thể, những căn bệnh thường gặp nhất là:
Gai đốt sống cổ
Gai đốt sống cổ có thể xảy ra ở tất cả các điểm mấu của đốt sống. Khi bạn bị đau mỏi vai gáy, rất có thể là do gai xương đốt sống xảy ra ở đoạn đốt sống cổ.
Gai đốt sống xảy ra khi lượng canxi trong cơ thể không được chuyển hóa hết và lắng đọng thành các tinh thể rắn. Những tinh thể này bám vào cột sống tạo thành những chiếc xương giả, chèn ép lên dây thần kinh khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống thường ngày.
Bệnh thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa cột sống cổ được xem là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng đau mỏi vai gáy ở cả hai giới. Căn bệnh này thường xảy ra do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên những người trẻ cũng có thể mắc phải bệnh này nếu thường xuyên lao động nặng, làm việc sai tư thế hoặc chế độ dinh dưỡng không khoa học.
Sự thoái hóa của cột sống cổ sẽ khiến xương sống bị biến dạng, chèn ép lên rễ dây thần kinh xung quanh. Điều này khiến người bệnh bị đau nhức vùng vai gáy, cơn đau lan tỏa xuống bả vai, cánh tay kèm theo hiện tượng tê bì, giảm khả năng cầm nắm vật nặng, người bệnh cảm thấy hai chi trên tê yếu bất thường.
Bệnh rối loạn chức năng hệ thần kinh
Hội chứng này xảy ra khi các rễ dây thần kinh chạy dọc cột sống bị đè nén, chèn ép trong một thời gian dài. Đến khi dây thần kinh bị kéo giãn quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng vai gáy. Tính chất cơn đau sẽ có sự khác nhau giữa mức độ bệnh của từng người.
Ngoài ra, hội chứng rối loạn chức năng hệ thần kinh còn đi kèm theo một số triệu chứng như: Cơ thể mệt mỏi, thiếu minh mẫn, mất ngủ, ngủ trằn trọc, mất tập trung,…
Rối loạn khớp bả vai ở lồng ngực
Bệnh chủ yếu xảy ra ở những người có thói quen ngồi lâu ở một vị trí. Thói quen này diễn ra trong thời gian dài khiến dây chằng, khối cơ và các khớp ở bả vai bị căng giãn quá mức dẫn đến triệu chứng đau nhức. Cơn đau thường khởi phát từ gáy, cổ sau đó lan sang hai bên bả vai và xuống cánh tay. Nếu bệnh diễn tiến nặng, có thể người bệnh sẽ bị mất khả năng cử động tạm thời.
Bệnh viêm bao khớp vai
Viêm bao khớp vai cũng là một trong những nguyên nhân điển hình dẫn đến hiện tượng đau mỏi vai gáy. Triệu chứng bệnh có xu hướng tăng nặng khi nằm nghiêng, thời tiết thay đổi hoặc trời chuyển lạnh đột ngột.
Đau vai gáy có nguy hiểm không?
Đa phần các trường hợp đau vai gáy đều liên quan đến xương khớp và hệ vận động của con người. Vì vậy, đau vai gáy là triệu chứng rất nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời và áp dụng đúng phương pháp, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như:
- Thiếu máu não, rối loạn tiền đình, dẫn đến suy giảm trí nhớ, giảm khả năng nhận thức
- Cơ thể mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược, mất tập trung
- Dây thần kinh liên tục bị chèn ép dẫn đến rối loạn cảm giác, tổn thương dây thần kinh vùng bả vai, canh tay
- Tổn thương do đau vai gáy gây ra dẫn đến biến dạng cột sống
- Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và tuần hoàn máu đi nuôi cơ thể. Bệnh càng kéo dài, các khối cơ vùng cổ vai gáy càng bị yếu. Đến mức độ nào đó sẽ dẫn đến teo cơ
- Dẫn đến tê liệt chi và tàn phế, người bệnh mất hoàn toàn khả năng vận động
Đau vai gáy có chữa khỏi không?
Đau mỏi vai gáy là triệu chứng chung của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm. Biến chứng nặng nề nhất có thể gây ra là khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bại liệt.
Thế nhưng, tình trạng đau vai gáy vẫn có thể chữa khỏi nếu xác định chính xác nguyên nhân và được can thiệp kịp thời. Tùy vào tình trạng bệnh lý cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Mặc dù vậy, đau vai gáy do bệnh xương khớp là hệ quả xảy ra do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Do đó những căn bệnh này không thể khắc phục hoàn toàn mà chỉ có thể phục hồi tổn thương đến một mức độ nhất định.
Tuy nhiên mọi người cũng không nên quá lo lắng, với sự phát triển mạnh mẽ của y học hiện đại và những giá trị tinh túy của y học cổ truyền Việt Nam, tình trạng đau mỏi vai gáy có thể hồi phục đến 90% nếu người bệnh chủ động thăm khám bệnh sớm và kiên trì điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Điều trị đau vai gáy
Một số phương pháp điều trị đau vai gáy đang được áp dụng phổ biến gồm:
Điều trị nội khoa bằng thuốc
Thuốc dùng cho người đau mỏi vai gáy do các bệnh về xương khớp gồm:
- Nhóm thuốc giảm đau đơn thuần: Đây là các loại dược phẩm không kê đơn, thuốc thường được sử dụng là paracetamol. Trong trường hợp người bệnh không đáp ứng với loại thuốc này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau đặc hiệu khác
- Thuống chống viêm: Thuốc giúp cải thiện phản ứng viêm gây đau nhức ở vai gáy do tổn thương dây thần kinh gây ra. Mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh
- Thuốc giãn cơ: Thuốc có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, giải phóng áp lực cơ, giúp người bệnh cử động khớp dễ dàng hơn
- Thuốc bổ sung glucosamine: Thuốc giúp bổ sung sụn khớp, sửa chữa các tổn thương do thoái hóa gây ra. Liều lượng và thời gian điều trị sẽ được bác sĩ chỉ định trong từng trường hợp cụ thể
Lưu ý: Các loại thuốc giảm đau mỏi vai gáy có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho gan, thận, dạ dày. Gây ra tình trạng đau nhức đầu, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa,… Do đó người bệnh không được tự ý mua thuốc điều trị khi chưa có sự tư vấn chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu chữa đau vai gáy
Trong những trường hợp đau vai gáy mức độ nhẹ, người bệnh có thể áp dụng phương pháp vật lý trị liệu để điều trị bệnh tại nhà không cần dùng thuốc. Hạn chế gặp phải tác dụng phụ trong thuốc Tây.
Liệu pháp vật lý trị liệu thường đường áp dụng là chườm nóng, chườm lạnh và châm cứu bấm huyệt. Phương pháp giúp thư giãn gân, cơ, khớp, kích thích tuần hoàn máu, thông kinh hoạt lạc. Thúc đẩy quá trình vận chuyển oxy đi nuôi tế bào. Nhờ vậy, triệu chứng đau nhức sẽ được cải thiện đáng kể.
Người bệnh nên kiên trì áp dụng liệu pháp đều đặn hàng ngày để sớm đạt được kết quả điều trị như mong muốn. Tuy nhiên đây chỉ là giải pháp mang tính tạm thời, không thể khắc phục hoàn toàn căn nguyên gây đau mỏi vai gáy.
Mẹo dân gian chữa đau vai gáy
Để tránh gặp phải tác dụng phụ không mong muốn trong thuốc Tây, dân gian thường áp dụng các bài thuốc chữa đau vai gáy bằng cây thuốc nam trong vườn nhà. Với nhiều ưu điểm tích cực như lành tính, hiếm khi gây tác dụng phụ và chi phí thấp, mẹo dân gian chữa đau vai gáy ngày càng được nhiều người lựa chọn.
Bài thuốc 1: Rượu cây lá lốt chữa đau mỏi vai gáy
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 100g rễ cây lá lốt sau đó vảy ráo
- Cho rễ lá lốt vào bình thủy tinh sạch, đổ 1 lít rượu loại 45 độ cồn vào bình. Đậy kín nắp để ngâm trong khoảng 1 tháng. Bảo quản bình rượu nơi thoáng mát sạch sẽ
- Sau 1 tháng, người bệnh lấy rượu lá lốt ra xoa bóp lên vai gáy. Mỗi lần dùng khoảng 20ml rượu, mỗi ngày xoa bóp rượu lá lốt 2 ngày. Sau khoảng 20 ngày bạn sẽ thấy triệu chứng bệnh thuyên giảm rõ rệt.
Bài thuốc 2: Ngải cứu giúp giảm đau vai gáy
Theo y học cổ truyền, ngải cứu là dược liệu có vị cay, tính ấm, có tác dụng giảm đau, thư giãn cơ, kích thích tuần hoàn máu. Nhờ vậy, triệu chứng đau mỏi vai gáy sẽ được cải thiện đáng kể nếu áp dụng đúng cách và kiên trì.
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh lấy 100g lá lốt tươi đi rửa sạch
- Vảy ráo lá ngải cứu rồi cho vào máy xay sinh tố hoặc cho vào cối giã nhuyễn
- Hòa 200ml nước lọc vào nguyên liệu sau đó lấy khăn xô lọc lấy nước cốt
- Cho khoảng 10ml mật ong vào cốc nước cốt lá ngải cứu, uống trực tiếp sau khi chế biến xong
- Kiên trì áp dụng bài thuốc đều đặn hàng ngày để triệu chứng đau mỏi vai gáy sớm được đẩy lùi
Bài thuốc 3: Cây trinh nữ chữa đau mỏi vai gáy
Hướng dẫn thực hiện:
- Người bệnh rửa sạch 30g rễ cây trinh nữ rồi vảy ráo
- Thái rễ cây trinh nữ thành từng lát mỏng
- Tẩm đều rễ trinh nữ với 10ml rượu gạo. Sau đó cho vào chảo, sao đến khi nguyên liệu vàng đều thì đổ vào ấm sắc với 400ml nước
- Đến khi nước cạn còn khoảng 100ml thì tắt bếp.
- Chia thành 2 lần, uống sau hai bữa ăn chính. Nên dùng nước rễ cây trinh nữ khi còn ấm để bài thuốc phát huy tác dụng tốt nhất
- Người bệnh kiên trì thực hiện bài thuốc trong khoảng 15 ngày để nhận được kết quả tốt nhất
Phẫu thuật
Với những người bị đau mỏi vai gáy mức độ nghiêm trọng hoặc điều trị bằng các phương pháp nêu trên không mang lại hiệu quả tốt thì cần được chỉ định phẫu thuật. Phẫu thuật giúp loại bỏ tổn thương sụn khớp, điều chỉnh lại cấu trúc xương khớp. Giúp xương khớp vận động linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, phẫu thuật chữa đau mỏi vai gáy có thể để lại một số di chứng về sau, có thể gây nhiễm trùng nếu quá trình thực hiện không đảm bảo an toàn. Bên cạnh đó, chi phí phẫu thuật cũng không hề thấp, không phải người bệnh nào cũng có khả năng để chữa bệnh theo phương pháp này.
Phòng ngừa đau mỏi vai gáy
Đau vai gáy do bệnh xương khớp là dạng tổn thương mãn tính xảy ra do sự lão hóa tự nhiên của cơ thể. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa và làm chậm diễn tiến của bệnh bằng các thói quen sinh hoạt, làm việc khoa học hơn.
Cụ thể, để phòng ngừa đau mỏi vai gáy một cách tốt nhất, mọi người cần thực hiện tốt những lời khuyên dưới đây:
- Tích cực vận động thể chất, hạn chế ngồi lâu một vị trí. Với những người làm công việc văn phòng, ít di chuyển thì nên thay đổi tư thế ngồi, thỉnh thoảng đứng dậy đi lại. Thực hiện các cử động khớp cơ bản như vươn vai, đi lại trong không gian làm việc để giảm áp lực cho cổ vai gáy
- Điều chỉnh tư thế ngồi và độ cao của bàn/ ghế phù hợp với cơ thể. Bàn tay và khuỷu tay cần đặt vuông góc với mặt bàn làm việc
- Sử dụng máy tính, điện thoại và xem tivi ngang tầm mắt. Tránh phải ngửa hoặc cúi đầu quá thấp
- Không kẹp điện thoại vào cổ để nói chuyện điện thoại
- Không nên nằm ngủ với tư thế gục trên bàn
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung đa dạng các nguyên tố vi lượng cần thiết cho sụn, xương khớp. Đặc biệt là canxi, vitamin D và kẽm
- Hạn chế sử dụng bia rượu, chất kích thích và các loại đồ uống độc hại cho cơ thể.
Đau mỏi vai gáy nên ăn gì?
Song song với việc điều trị bệnh bằng y học thì chế độ dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng trong việc làm chậm diễn tiến bệnh và hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau nhức hiệu quả. Vì vậy, mọi người cần chú ý đến vấn đề này để góp phần nâng cao hiệu quả chữa bệnh, sớm hồi phục sức khỏe.
Dưới đây là một số nhóm thực phẩm người bị đau mỏi vai gáy nên ăn:
Thực phẩm giàu canxi
Canxi là dưỡng chất rất cần thiết cho xương khớp, giúp làm chậm quá trình thoái hóa, phòng ngừa nguy cơ loãng xương. Đồng thời giúp sửa chữa, hồi phục tổn thương sụn khớp hiệu quả. Ngoài ra, canxi còn giúp xương chắc khỏe và dẻo dai hơn.
Do đó, người bị đau mỏi vai gáy nên ăn nhiều thực phẩm giàu canxi như:
- Hải sản (tôm, cua, nghêu, sò)
- Sữa và các thực phẩm được chế biến từ sữa như phomai, bơ, váng sữa,…
- Các loại đậu hạt nguyên vỏ như đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ
- Các loại rau có màu lá màu xanh đậm như súp lơ, rau bina, rau mồng tơi
- Các loại củ quả giàu canxi như bí đỏ, khoai lang, cam quýt, táo, lê,…
- Các loại hạt như hạt chia, mè đen, hạt hướng dương,…
Thực phẩm giàu vitamin
Vitamin giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, ức chế các phản ứng viêm do đau mỏi vai gáy gây ra. Vì vậy, người bệnh nên ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin như quả mâm xôi, đu đủ, nấm, ớt chuông, quả kiwi,… để bồi bổ sức khỏe và giảm đau hiệu quả.
Thực phẩm giàu magie
Magie là nguyên tố vi lượng quan trọng giúp giải tỏa tâm lý căng thẳng, bồi bổ sức khỏe, ngăn chặn tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng gây đau vai gáy. Đó chính là lý do vì sao người bị đau vai gáy nên ăn nhiều thực phẩm giàu magie như hạt bí, hạt điều, yến mạch,…. để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn.
Thực phẩm chứa nhiều photpho
Photpho là chất dinh dưỡng giúp tăng cường sự linh hoạt, dẻo dai cho xương khớp. Đồng thời giúp tăng cường sức mạnh cho cơ bắp, duy trì các hoạt động thường ngày và sản xuất ra nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.
Để hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả và sớm hồi phục sức khỏe, bạn nên tích cực bổ sung photpho thông các các thực phẩm quen thuộc như trứng, cá biển, cá nước ngọt, sữa và các loại đậu hạt.
Tích cực bổ sung chất béo tốt cho sức khỏe
Các loại acid béo tốt cho sức khỏe là omega 3 và omega 6. Chất dinh dưỡng này có nhiều trong cá biển, cua, tôm…Có tác dụng ức chế phản ứng viêm, giảm đau nhức và khắc phục tình trạng co cứng khớp rất tốt.
Chất xơ tốt cho người bị đau mỏi vai gáy
Chất xơ là dinh dưỡng rất cần thiết cho cơ thể, nó giúp ổn định hoạt động của hệ tiêu hóa, kích thích quá trình tổng hợp và chuyển hóa chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể, phòng ngừa nguy cơ táo bón, hạn chế nguy cơ béo phì gây ảnh hưởng xấu đến xương khớp. Chính vì vậy, người bị đau vai gáy nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi để tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, giúp nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
Trên đây là thông tin giải đáp về tình trạng đau mỏi vai gáy là bệnh gì và một số thông tin liên quan giúp mọi người có thêm những kiến thức hữu ích trong phòng ngừa và điều trị bệnh. Hy vọng nội dung chia sẻ đã giúp các bạn có thể bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui trong cuộc sống!