Viêm khớp nhiễm khuẩn hay còn gọi là viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ là căn bệnh nguy hiểm nhưng còn khá xa lạ với nhiều người. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về căn bệnh này như đây là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng, tiêu chuẩn chẩn đoán, phác đồ điều trị…. trong bài viết này nhé!
Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?
Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng bị viêm khớp lâu dài bị nhiễm khuẩn gây nên tình trạng khớp bị nhiễm trùng, khi này vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, đau. Nghiêm trọng hơn là viêm khớp nhiễm khuẩn thường xuất hiện cùng lúc ở nhiều khớp thay vì một khớp. Điều này sẽ khiến người bệnh đau đớn nhiều hơn và khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.
Thông thường viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra khi vi khuẩn từ một bộ phận khác của cơ thể thông qua máu đi vào khớp. Hoặc do chấn thương hoặc vết thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào khớp. Theo thống kê, những khớp dễ bị nhiễm khuẩn bao gồm: Khớp gối, cổ tay, hông, vai, mắt cá chân.
Triệu chứng viêm khớp nhiễm khuẩn
Những triệu chứng thường gặp của viêm khớp nhiễm khuẩn bao gồm:
- Sốt
- Đau nhức xương khớp
- Nhức khớp nhất là khi di chuyển
- Sưng, tấy đỏ ở những vị trí khớp bị nhiễm khuẩn
Có hai loại phổ biến nhất là: viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu và không do lậu cầu. Triệu chứng cụ thể như sau:
- Viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu: Khớp sưng, đỏ, tràn dịch khớp, vận động bị hạn chế, co cơ, khi bị nhiều khớp sẽ rét run, môi khô, nứt nẻ.
- Viêm khớp nhiễm khuẩn do lậu cầu: thường gặp ở khớp háng, gối, cổ tay gây nên hiện tượng sưng đỏ
Để phát hiện ra bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, có thể sử dụng một số cách sau:
- Thăm dò cận lâm sàng: cách này sẽ sử dụng xét nghiệm dịch khớp để từ đó phát hiện ra vi khuẩn gây bệnh.
- Chẩn đoán bằng hình ảnh: có thể sử dụng x quang để xem những phần khớp bị tràn dịch hoặc nhiễm trùng.
- Siêu âm: phát hiện được những vị trí tràn dịch như khớp vai, háng,…
Bên cạnh đó người bệnh có thể để ý các biểu hiện của cơ thể để phát hiện ra bệnh của mình, tránh để lâu khi bệnh trở nặng mới phát hiện ra, khi này có thể khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Biến chứng viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ
Căn bệnh viêm khớp nhiễm trùng sinh mủ nếu không được điều trị sớm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đó là:
- Thoái hóa khớp gây tổn thương khớp vĩnh viễn không phục hồi được
- Viêm xương khớp, biến dạng các khớp
- Cần phải phẫu thuật tái tạo khớp trong trường hợp bị viêm khớp nhiễm khuẩn nặng
Viêm khớp nhiễm khuẩn sinh mủ là bệnh nguy hiểm, do đó cần nhận biết bệnh sớm để có biện phát điều trị sớm, tránh biến chứng khôn lường xảy ra.
Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn
Để chẩn đoán được căn bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cần dựa trên 1 trong 2 tiêu chuẩn sau:
- Tiêu chuẩn 1: Xét nghiệm xem dịch khớp có mủ hay không hoặc chọn cách soi tươi nhuộm gram để tìm ra vi khuẩn.
- Tiêu chuẩn 2: Sử dụng phương pháp cấy máu hoặc dịch khớp dương tính với vi khuẩn khi xét nghiệm.
Thêm vào đó, cần kết hợp với 1 trong 2 tiêu chuẩn sau để xác định viêm khớp nhiễm khuẩn: Xét nghiệm lâm sàng viêm khớp điển hình hoặc có dấu hiệu X quang viêm khớp.
Khi xác định đủ các tiêu chuẩn trên người bệnh sẽ bị kết luận là mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Nếu trong trường hợp không đủ các tiêu chuẩn trên, người bệnh cần thăm khám kỹ lưỡng để xác định đúng bệnh, từ đó có được hướng điều trị phù hợp.
Phác đồ điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Để điều trị được căn bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn cần phải bám sát và thực hiện phác đồ theo chỉ định. Nguyên tắc thực hiện phác đồ điều trị là:
- Chẩn đoán và sử dụng kháng sinh đúng lúc, kịp thời. Bên cạnh đó cần thực hiện ngay việc cấy máu và cấy dịch khớp, đồng thời phải soi tươi để tìm ra vi khuẩn từ đó chọn loại kháng sinh phù hợp trước khi sử dụng. Ban đầu, có thể sử dụng kháng sinh bằng kinh nghiệm, dựa trên kết quả nhuộm gram, lứa tuổi để dự đoán vi khuẩn gây bệnh. Thường sẽ phải mất một thời gian để tìm ra chính xác loại vi khuẩn gây bệnh.
- Khi sử dụng kháng sinh cần sử dụng thêm ít nhất một loại kháng sinh đường tĩnh mạch, thời gian điều trị kháng sinh trong 4- 6 tuần. Mục đích là để dẫn lưu mủ khớp, đồng thời can thiệp ngoại khoa khi cần.
Điều trị bằng kháng sinh
Khi điều trị cần điều trị kháng sinh và lưu ý những điểm sau:
- Nếu bị viêm khớp nhiễm khuẩn không do lậu cầu thì có thể sử dụng kháng sinh oxacillin hoặc là sử dụng nafcillin 2g tiêm thẳng vào tĩnh mạch trong vòng 1 ngày, 6h/lần.
- Trong trường hợp nếu soi tươi hoặc nhuộm gram phát hiện ra cầu khuẩn dương thì sẽ tiêm tương tự như trên.
- Nếu khi xét nghiệm hoặc nghi ngờ nhiễm trùng trực khuẩn mủ xanh sẽ phải phối hợp hai loại là ceftazidim với kháng sinh nhóm aminoglycosid để tiêm bắp hoặc pha truyền vào tĩnh mạch.
- Điều trị viêm khớp do lậu cầu gây ra: Nếu xác định lậu cầu nhạy cảm với penicillin thì có thể sử dụng thuốc amoxicillin để uống trong ngày hoặc sử dụng ciprofloxacin chia 2 lần/ngày trong vòng 7 ngày để điều trị.
Biện pháp điều trị khác
Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, có thể sử dụng và phối hợp với các biện pháp khác như:
- Hút và dẫn lưu khớp khi phát hiện có viêm khớp để loại bỏ dịch mủ.
- Kết hợp nội soi khớp và rửa khớp để điều trị đúng thuốc, kết hợp với hút, nếu trong trường hợp dẫn lưu dịch khớp thất bại. Bên cạnh đó có thể nội soi khớp và rửa khớp. Biện pháp này giúp loại bỏ dịch mủ.
- Khi nặng hơn sẽ phải phẫu thuật kết hợp mổ khớp để loại bỏ nhiễm khuẩn, lắp thêm khớp nhân tạo, và sử dụng thêm các biện pháp khác để có thể hỗ trợ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
- Quan trọng nhất người bệnh không nên tự ý mua thuốc điều trị hoặc sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Việc không tuân thủ phác đồ điều trị hoặc là điều trị không đúng loại thuốc có thể khiến tình hình bệnh trở nặng, gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị sau này hoặc có thể khiến bệnh tình diễn biến phức tạp. Nghiêm trọng hơn có thể khiến người bệnh gặp phải những đau đớn lâu dài khi sử dụng không đúng loại thuốc. Đây là một trong những lưu ý quan trọng nhất mà bạn cần lưu ý.
Bài viết đã chia sẻ những thông tin cần thiết nhất liên quan đến viêm khớp nhiễm khuẩn. Với những thông tin trong bài viết, hy vọng rằng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh này, từ đó có được phác đồ điều trị thích hợp để hạn chế những đau đớn do căn bệnh gây nên.