Bệnh trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến trong cuộc sống hiện đại, đặc biệt ở những người có chế độ sinh hoạt không ổn định. Tình trạng này ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và cả tinh thần của người mắc phải. Để hiểu hơn về trào ngược dạ dày, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Trào ngược dạ dày là gì?
Bệnh trào ngược dạ dày hay còn thường được gọi là bệnh trào ngược axit. Đây là hiện tượng thức ăn, axit trong dạ dày chảy ngược lên thực quản (cơ quan nối giữa miệng và dạ dày).
Nói cách khác, thông thường thức ăn sẽ được đưa từ miệng, qua thực quản rồi tới dạ dày, tại đây quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra để phân giải các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên khi gặp phải vấn đề bất thường, cơ vòng thực quản đóng mở không chặt, khiến lượng thức ăn cùng dịch dạ dày trào ngược lên thực quản.
Bệnh trào ngược dạ dày ngày càng phổ biến, thường gặp phải ở nhiều đối tượng khác nhau. Trước đây hiện tượng này chủ yếu xuất hiện ở những người độ tuổi trung niên. Tuy nhiên ngày nay do áp lực công việc, sự bận rộn cũng khiến nhiều người trẻ cũng không tránh khỏi căn bệnh này.
Triệu chứng trào ngược dạ dày
Thông thường những bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày sẽ có những biểu hiện khá cụ thể. Bệnh nhân cần nắm bắt được các triệu chứng này và phát hiện sớm thì mới có cơ hội điều trị tốt nhất. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày.
Thường xuyên ợ chua, ợ nóng
Ợ hơi, ợ chua chính là một trong những triệu chứng hàng đầu của bệnh trào ngược dạ dày. Thông thường, khí hơi được sản sinh trong quá trình dạ dày thực hiện tiêu hóa thức ăn sẽ được đưa ra ngoài thông qua hậu môn. Tuy nhiên khi thực quản có vấn đề, thức ăn cùng dịch dạ dày bị trào ngược, người bệnh sẽ bị ợ hơi, ợ chua lên vùng cổ họng. Ngoài ra, một số người cũng bị ợ nóng vì axit dạ dày trào lên tác động trực tiếp với niêm mạc.
Đau tức ngực
Đi kèm với cảm giác ợ hơi, ợ nóng, một số bệnh nhân còn thường xuyên đau tức ngực. Nguyên nhân là bởi hàm lượng axit trào lên dạ dày càng nhiều, càng dễ khiến lớp niêm mạc thực quản bị bào mòn và dễ tổn thương. Từ đó xuất hiện các cơn đau tức vùng ngực. Các cơn đau này có thể nhẹ hoặc nặng tùy theo tình trạng khác nhau của mỗi người.
Đắng miệng, ăn không ngon
Người bị trào ngược axit dạ dày sẽ luôn có cảm giác đắng miệng, dẫn đến chán ăn, ăn không ngon. Bên cạnh đó, dịch vị dạ dày trào ngược nhiều lần có thể khiến niêm mạc sưng đỏ, viêm nhiễm. Người bệnh xuất hiện cảm giác đau đớn và khó nuốt hơn. Từ đó dẫn tới chán ăn, cân nặng sụt giảm nhanh chóng.
Buồn nôn và nôn
Người bệnh thường xuyên có cảm giác buồn nôn, thậm chí nôn sau khi ăn no hoặc khi đánh răng. Đây là triệu chứng khá phổ biến do dạ dày suy giảm chức năng luôn có xu hướng đẩy thức ăn lên thực quản và miệng. Mức độ buồn nôn có xu hướng tăng dần theo thời gian nếu không được chữa trị sớm.
Tiết nhiều nước bọt hơn bình thường
Axit dạ dày trào ngược dẫn đến phản ứng bình thường của khoang miệng là tiết nước bọt. Những người mắc bệnh trào ngược sẽ cảm nhận được sự biến đổi này, lượng nước bọt tiết ra nhiều hơn bình thường. Ngay cả khi người bệnh ngừng ăn, nước bọt vẫn tiết ra như cách thức để trung hòa axit.
Nguyên nhân gây trào ngược axit dạ dày
Trào ngược dạ dày có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả nguyên nhân chủ quan và khách quan. Một số nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến dưới đây.
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học
Chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học là nguyên nhân hàng đầu gây ra các vấn đề về dạ dày. Chế độ ăn uống hàng ngày ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động của dạ dày thực quản. Bởi đây là bộ phận trực tiếp tiến hành quá trình tiêu hóa thức ăn.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, nhiều chất độc hại hoàn toàn có thể khiến dạ dày suy giảm chức năng hoạt động. Trên thực tế, rất nhiều hoạt động hành ngày tưởng chừng vô hại nhưng có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến dạ dày mà chúng ta không hề hay biết.
Một số tình trạng thường gặp nhất có nguy cơ gây trào ngược dạ dày có thể kể đến như: Ăn quá no, để bụng quá đói, bỏ bữa sáng, hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích, ăn nhiều đồ ăn chiên rán, dầu mỡ, tiêu thụ nhiều các loại thích phẩm kích thích tiết nhiều axit… Thậm chí vận động mạnh sau khi ăn xong cũng là một thói quen xấu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến dạ dày.
Do quá stress, căng thẳng
Khi bạn quá căng thẳng mỏi mệt, cơ thể sẽ tiết ra hormone được gọi là hormone cortisol. Loại hormone này có nguy cơ gia tăng lượng axit trong dạ dày thực quản, dễ dẫn đến dạ dày bị trào ngược. Đồng thời cũng có thể khiến thực quản bị co thắt mạnh khi stress, căng thẳng.
Do ảnh hưởng của các căn bệnh khác
Ngoài ảnh hưởng của chế độ ăn uống và sinh hoạt, trào ngược dạ dày cũng có thể có nguy cơ bắt nguồn từ những căn bệnh khác.
- Béo phì: Ít người biết rằng người bị béo phì có nguy cơ trào ngược dạ dày rất cao. Bởi đối với những người béo phì, dạ dày phải chịu đựng áp lực rất lớn. Đồng thời người quá cỡ cũng thường xuyên thèm ăn, ăn nhiều. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn gây hại cho dạ dày mà không phải ai cũng biết.
- Rối loạn chức năng cơ thắt thực quản: Cơ thắt thực quản chính là bộ phận được ví như van đóng mở, cho phép thức ăn ra vào thực quản. Trong trường hợp chức năng cơ thắt thực quản bị rối loạn, lượng axit dạ dày tiết ra để tiêu hóa thức ăn có thể bị trào ngược lên cổ họng. Từ đó dẫn tới trào ngược dạ dày thực quản.
- Hen suyễn: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có tới hơn 75% số bệnh nhân bị hen suyễn dễ gặp phải cơn trào ngược dạ dày. Bởi bệnh nhân hen suyễn thường xuyên có những cơn ho dai dẳng, do kéo dài. Các cơn ho tạo áp lực lớn, khiến dạ dày thực quản trào ngược thức ăn lên cổ họng.
Do yếu tố bẩm sinh
Một số trường hợp khác ngay khi sinh ra đã mắc các vấn đề về dạ dày thực quản. Dạ dày của họ có thể bị khuyết tật, hoạt động yếu, nhiều người bị thoát vị cơ hoành, sa dạ dày… Tất cả những điều này đều có thể dẫn đến tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.
Trào ngược dạ dày có nguy hiểm không?
Dạ dày vốn là một trong những cơ quan quan trọng bậc nhất trong cơ thể người. Nếu không có dạ dày, thức ăn đưa vào cơ thể sẽ không được tiêu hóa, các chất dinh dưỡng sẽ không được phân giải để nuôi dưỡng các cơ quan khác. Thực quản và dạ dày vốn được cấu tạo rất kiên cố, có nút đóng và mở để quá trình tiêu hóa diễn ra tuần tự. Tuy nhiên một khi “hàng rào” đã suy yếu, hoạt động tiêu hóa diễn ra không còn hiệu quả như trước nữa.
Trào ngược dạ dày thực quản được coi là một trong những hiện tượng nguy hiểm về dạ dày. Hiện tượng này cảnh báo sự suy yếu chức năng trong hoạt động của dạ dày thực quản. Nếu không được phát hiện và chữa trị từ sớm, triệu chứng này sẽ dẫn đến các căn bệnh nguy hiểm khác như: Viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí là ung thư dạ dày…
Trào ngược dạ dày có chữa khỏi không?
Trào ngược dạ dày có chữa khỏi không có lẽ là câu hỏi chung của rất nhiều người không may mắc phải căn bệnh này. Trên thực tế, cho đến nay vẫn chưa ai dám khẳng định sẽ chữa khỏi hoàn toàn tình trạng dạ dày bị trào ngược. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm và có các phương pháp điều trị, chăm sóc kịp thời, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện một cách tích cực nhất, người bệnh hoàn toàn có thể xua tan nỗi lo về hiện tượng trào ngược này.
Ngay khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường của cơ thể, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế để xác định chắc chắn bệnh. Nếu quả thực bạn gặp phải hiện tượng trào ngược do hoạt động dạ dày suy giảm, lúc này các chuyên gia y tế sẽ đưa ra lời khuyên và cách giải pháp chữa trị phù hợp nhất.
Hiện nay, ngày càng có nhiều biện pháp đa dạng chữa trị bệnh để đem đến cho cuộc sống tích cực hơn. Tương tự như vậy, trào ngược dạ dày cũng không phải là căn bệnh có thể đe dọa đến tính mạng ngay lập tức. Bản thân mỗi người có thể tự cải thiện được bằng nhiều cách thức khác nhau, cùng với đó là sự hỗ trợ phối kết hợp của nhiều phương thức chữa trị đa dạng. Tuyệt đối không nên giấu bệnh hay chủ quan lơ là trước những dấu hiệu của bệnh.
Cách chữa trào ngược dạ dày
Tình trạng trào ngược dạ dày hoàn toàn có thể cải thiện được bằng nhiều biện pháp khác nhau. Người bệnh cần được chữa trị càng sớm càng tốt. Dưới đây là một số gợi ý về các phương pháp khắc phục trào ngược dạ dày hiệu quả.
Sử dụng thuốc theo đơn
Thông thường, người bệnh sau khi được khám xét sẽ được kế các loại thuốc Tây và uống theo đơn để cải thiện bệnh. Đối với người bị trào ngược dạ dày, nhóm thuốc kháng acid, thuốc kháng thụ thể H2 và thuốc ức chế bơm proton là những loại thường dùng nhất.
- Thuốc kháng acid: Có tác dụng giảm đi tình trạng ợ hơi, ợ nóng, trung hòa lượng dịch vị trong dạ dày, giúp quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn.
- Nhóm thuốc kháng H2: Thuốc kháng H2 thường được dùng kèm cùng thuốc kháng acid. Tương tự như thuốc kháng acid, nhóm thuốc này cũng có khả năng hạn chế chứng ợ hơi, trào ngược dạ dày.
- Nhóm ức chế bơm proton: So với hai nhóm thuốc trên, thuốc ức chế bơm proton có cơ chế mạnh hơn, giảm đi các triệu chứng của bệnh một cách rõ nét nhất.
Áp dụng các bài thuốc dân gian
Ngoài việc sử dụng thuốc Tây, người bệnh hoàn toàn có thể áp dụng các bài thuốc dân gian lâu đời. Những bài thuốc này hầu hết đều xuất phát từ các nguyên liệu thiên nhiên, dễ kiếm, dễ thực hiện. Một số gợi ý dưới đây sẽ giúp bạn giảm đi những cơn trào ngược dạ dày một cách hiệu quả.
- Nha đam: Không phải ai cũng biết nha đam có tác dụng rất tốt với dạ dày. Trong nha đam có chứa thành phần polysaccharides. Đây là loại chất có khả năng làm lành vết thương rất nhanh, đồng thời giúp trung hòa axit trong dạ dày.
- Gừng tươi: Gừng vốn được biết đến với vị cay và tính ấm. Loại thảo dược này có khả năng giúp tiêu hóa hoạt động tốt hơn, đồng thời giúp thần kinh thư giãn hơn sau khi sử dụng.
- Nước chanh và mật ong: Nước chanh và mật ong là phương thuốc được khuyến khích sử dụng cho những người bị trào ngược dạ dày. Bởi loại nước này có khả năng cân bằng axit trong dạ dày, hiệu quả nhất là uống vào buổi sáng.
Cải thiện chế độ sinh hoạt
Người mắc các vấn đề về dạ dày cần chú ý nhiều hơn đến chế độ sinh hoạt của mình. Một số lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn xây dựng lối sống lành mạnh hơn:
Dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp, không làm việc quá căng thẳng mệt mỏi, tránh áp lực công việc quá lớn.
Không đi lại và vận động quá nhiều sau khi ăn. Ngoài ra cần ăn uống đúng giờ, không nhịn bữa sáng, không ăn vào nửa đêm…
Hãy lựa chọn gối ngủ có độ cao vừa phải, không nên quá thấp hoặc nằm ngủ không có gối. Bởi điều này có thể khiến tình trạng trào ngược dạ dày tệ hơn.
Các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn
Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vấn đề tiêu hóa, ảnh hưởng đến các hoạt động của dạ dày. Chính vì thế người bệnh luôn cần chú ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống, lựa chọn các loại thực phẩm thực sự phù hợp.
- Thực phẩm nên ăn: rau họ đỗ, đậu, bánh mì, các loại thực phẩm chứa đạm dễ tiêu, sữa chua, bột yến mạch, nghệ, mật ong, chuối, chất béo lành mạnh (quả bơ, óc chó, dầu ô liu, hạt lanh, dầu mè…), lòng trắng trứng, các loại cá…
- Thực phẩm nên tránh: thực phẩm chứa nhiều chất béo độc hại, cà phê, rượu, bia, thuốc lá, hoa quả chứa nhiều axit, các loại gia vị, thực phẩm cay nóng, đồ ăn nhanh…
Thực tế, những cách điều trị trào ngược dạ dày ở trên chỉ có hiệu quả tốt với người bệnh nhẹ. Những cách chữa này chỉ có tác dụng làm giảm những triệu chứng của bệnh, không có khả năng điều trị dứt điểm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên sử dụng bài thuốc Cao Bình Vị Tâm Minh Đường để loại bỏ triệt để triệu chứng của bệnh.
Trào ngược dạ dày thực quản không chỉ khiến người bệnh khó khăn khi ăn uống, sinh hoạt, mà còn có thể biến chứng thành các bệnh lý vô cùng nguy hiểm khác. Chính vì thế để bảo vệ chính mình, mỗi người cần tự ý thức xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống lành mạnh. Trong trường hợp phát hiện bất cứ dấu hiệu nào, hãy chữa trị sớm để đạt được hiệu quả cao nhất.