Đau dạ dày ở trẻ em là một vấn đề gây nhiều lo lắng cho cha mẹ, sở dĩ là do trẻ em có hệ tiêu hoá khá non nớt cho nên nhiều trường hợp trẻ bị đau cũng không thể hiện quá rõ ràng. Cha mẹ cần để tâm nhiều hơn, nếu phát hiện phải có hướng xử lý kịp thời. Theo dõi bài viết sau để thu thập thêm các thông tin bổ ích!
Bệnh đau dạ dày ở trẻ em thế nào? Nguyên nhân do đâu?
Nhiều người lớn còn khá chủ quan khi nghĩ rằng trẻ em sẽ không bị đau dạ dày. Tuy nhiên, trong thực tế thì hiện tượng này đang ngày một phổ biến ở trẻ nhỏ. Dạ dày của trẻ còn non nớt nên dễ bị các tác nhân xấu tấn công, đặc biệt nếu trong gia đình có người mắc bệnh dạ dày do vi khuẩn HP nhưng không chú ý kiêng dùng chung chén bát, đồ ăn… thì trẻ có nguy cơ cao mắc bệnh này. Đau dạ dày ở trẻ em có thể diễn tiến thành biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời vì thế cha mẹ không được chủ quan với những triệu chứng bất thường ở trẻ.
Đau dạ dày ở trẻ em được chia thành 2 giai đoạn:
- Giai đoạn đau cấp tính: Trẻ thường bị những cơn đau đột ngột ở giai đoạn này, nhưng cũng rất nhanh chóng khoẻ lại. Hơn nữa, đây cũng là giai đoạn chưa mang đến nhiều tổn hại cho sức khỏe.
- Giai đoạn đau mãn tính: Nếu những cơn đau cấp tính không được phát hiện kịp thời và có phương pháp chữa trị, tình trạng này sẽ chuyển sang thể mãn tính với tần suất nhiều cơn đau tăng cả về số lượng và chất lượng. Từ đó làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của trẻ theo chiều hướng xấu đi rất nhiều.
Vậy nguyên nhân nào dẫn tới đau dạ dày ở trẻ em? Câu trả lời là có rất nhiều yếu tố, ví dụ như:
- Ăn uống thiếu khoa học: Điều này do phần lớn cha mẹ chưa có nhiều kiến thức dinh dưỡng trong việc chăm sóc con trẻ. Thậm chí, đa phần cha mẹ còn ép con ăn nhiều trong khi nhu cầu của trẻ không lớn đến vậy, từ đó dạ dày của trẻ phải làm việc quá tải để tiêu hóa thức ăn, dẫn tới những hiện tượng xấu như đau bụng, nôn mửa, dạ dày trào ngược,…
- Trẻ bị mệt mỏi, căng thẳng: Cũng như người lớn làm việc và suy nghĩ nhiều dễ bị đau dạ dày. Ở trẻ em, việc học hành quá mức, áp lực làm các em thường xuyên mệt mỏi, lo âu mà sinh bệnh đau dạ dày.
- Yếu tố di truyền: Trong gia đình có bố/mẹ hoặc bất cứ ai có cùng huyết thống bị bệnh dạ dày thì đứa trẻ sinh ra cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
- Dùng thuốc Tây không kiểm soát: Khi cha mẹ không có kiến thức y khoa mà cho con uống thuốc Tây tùy tiện rất dễ làm ảnh hưởng tới môi trường axit trong dạ dày của con trẻ, làm trẻ bị các bệnh liên quan tới dạ dày,…
Những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết bệnh đau dạ dày ở trẻ em
Trẻ em thường không có nhiều kiến thức về sức khỏe như người lớn nên chúng khó có thể chia sẻ rõ ràng tình trạng bệnh. Cha mẹ cần để ý quan tâm và chăm sóc con nhiều hơn. Những triệu chứng sau đây giúp cha mẹ nhận biết bệnh đau dạ dày ở trẻ em:
- Sức ăn của trẻ giảm đáng kể: Dạ dày là cơ quan tiêu hóa nên nếu bị đau, khả năng tiêu hóa cũng bị ảnh hưởng, trẻ sẽ chán ăn, không hấp thụ dinh dưỡng dẫn tới hiện tượng sụt cân, suy giảm sức khỏe thể chất.
- Trẻ bị đau bụng: Giống với tình trạng của người lớn, trẻ cũng thường xuyên có có những có đau ở vùng thượng vị, cơn đau thường kéo dài âm ỉ, ban đêm đau nhiều hơn ban ngày.
- Da dẻ xanh xao, yếu ớt: Nếu để ý cha mẹ sẽ thấy ở thời kỳ này, sắc mặt của trẻ cũng nhợt nhạt hơn nhiều, những cơn đau làm trẻ bị đuối sức, thậm chí là hoa mắt, chóng mặt.
- Ợ chua, ợ hơi: Đau dạ dày dẫn tới hiện tượng trào ngược axit lên thực quản làm cho nhiều bé bị ợ chua, ợ hơi, đôi khi còn khiến trẻ bị ho.
- Buồn nôn: Nôn hoặc buồn nôn cũng là dấu hiệu bệnh mà cha mẹ cần hết sức lưu ý.
- Đại tiện ra máu: Phân đen hoặc trong phân có máu là một triệu chứng nguy hiểm, có thể là biểu hiện xuất hiện dạ dày. Cha mẹ cần cho trẻ đi khám sớm để kiểm tra.
>> Tìm hiểu thêm: Đau dạ dày buồn nôn nguyên nhân do đâu?
Vậy phương pháp nào điều trị đau dạ dày ở trẻ nhỏ?
Cha mẹ không được tự ý điều trị cho trẻ nhỏ mà cần đưa trẻ đi khám xét kỹ càng và tuân theo phác đồ chữa bệnh của bác sĩ.
Dùng Tây y chữa trị
Thuốc Tây y phải được bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Cha mẹ có thể tham khảo một vài loại phổ biến sau để có thêm kiến thức:
- Thuốc Gastropulgite với tác dụng chính là kháng axit trong dạ dày, hỗ trợ giảm đau và làm lành những tổn thương ở niêm mạc.
- Thuốc Yumangel được bào chế ở dạng dung dịch giúp trẻ sử dụng dễ dàng hơn, cũng có công dụng chính là kháng axit bởi thành phần Almagate.
Ngoài ra, cha mẹ cũng nên tìm hiểu thêm 2 loại khác là thuốc Phosphalugel và thuốc Nexium thường được kê theo đơn. Lưu ý, khi dùng thuốc Tây chữa đau dạ dày ở trẻ em, cha mẹ cần làm theo những điểm sau:
- Tuân thủ theo đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc mà bác sĩ chỉ dẫn, không được tự ý thay đổi.
- Theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ khi dùng thuốc, bởi uống thuốc Tây dễ để lại tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, sốt… Khi gặp những tình huống này, cha mẹ cần báo cho bác sĩ để sớm có phương pháp xử lý.
Điều trị bệnh tại nhà
Những phương thức chữa đau dạ dày ở trẻ em tại nhà chủ yếu giúp giảm đau cho trẻ chứ không thể điều trị tận gốc. Vì vậy, sau khi trẻ đỡ đau, cha mẹ cần đưa trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để khám và chữa trị khoa học hơn.
Chườm ấm
Chườm ấm là cách thông thường áp dụng được cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Chườm ấm có tác dụng tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ quá trình bơm dinh dưỡng thuận lợi đến nhiều cơ quan, bao gồm cả dạ dày, từ đó làm giảm đi những cơn đau. Trong quá trình chườm, cha mẹ cần để ý giữ nhiệt độ thích hợp để không làm bỏng da trẻ.
Massage bụng nhẹ nhàng
Massage vùng bụng cho trẻ khi có những cơn đau xuất hiện sẽ giúp trẻ thoải mái và đỡ đau hơn. Trước khi xoa bóp, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ. Sau đó, dùng tay nhẹ nhàng xoa trên vùng bụng, đặc biệt là khu vực thương vị đang bị đau cho tới khi cảm nhận được độ ấm từ da trẻ.
Nhiều kiến thức về bệnh đau dạ dày ở trẻ em đã được tổng hợp trong bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho nhiều cha mẹ quan tâm. Chúc các em bé luôn khỏe mạnh và sống thật vui vẻ!
>> Xem thêm: Dạ dày nằm ở đâu và vị trí nào của dạ dày bị đau thường xuyên