Gây tê tủy sống được sử dụng rộng rãi trong những ca phẫu thuật. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao nếu như bác sĩ thực hiện đúng liều lượng, đúng cách. Tuy nhiên, cũng có thể tiềm ẩn một số rủi ro, những tác dụng phụ nguy hiểm. Chính vì thế, người bệnh cần tìm hiểu thật kỹ trước khi tiến hành. Cùng tìm hiểu rõ hơn về phương pháp gây tê tủy sống này cũng như những tác dụng phụ gây đau lưng có thể xảy ra nhé trong bài viết sau!
Gây tê tủy sống là gì? Kỹ thuật thực hiện
Tủy sống của con người được bao bọc và bảo vệ bởi 3 lớp màng, lần lượt từ ngoài vào trong đó là màng cứng, màng nhện, cuối cùng là màng mềm. Quá trình gây tê tủy sống là tiến hành tiêm thuốc gây tê hoặc giảm đau vào vùng giữa của hai không màng nhện, màng mềm. Tác dụng của việc này là giảm đi cảm giác đau nhức, liệt vận động của cột sống.
Đây là phương pháp được sử dụng chủ yếu khi tiến hành các thủ thuật y khoa, hiệu quả ngay cả khi sử dụng gây tê một phần hay dùng chung với thuốc an thần gây mê toàn thân. Để tiêm gây tê tủy sống, bác sĩ đã có kinh nghiệm trong ngành sẽ luồn 1 kim tiêm vào cột sống sau đó tiêm thuốc thông qua ống tiêm. Sau khi phẫu thuật hoàn hành, kim sẽ được lấy ra, sau khoảng 1 đến 4 tiếng người bệnh sẽ tỉnh lại và phục hồi cảm giác hoàn toàn.
Có nên gây tê tủy sống không? Khi nào cần thực hiện?
Gây tê tủy sống là biện pháp hỗ trợ phẫu thuật hiệu quả, vì vậy sau khi kiểm tra sức khỏe người bệnh kỹ càng, bác sĩ gây mê sẽ tiến hành thảo luận, quyết định và đưa ra lời khuyên rằng người bệnh có nên sử dụng phương pháp này không.
Những trường hợp có thể gây tê tủy sống:
- Phẫu thuật xương khớp, cẳng chân, chỉnh hình;
- Chữa trị và chỉnh sửa thoát vị bẹn, giãn tĩnh mạch hay phẫu thuật cắt trĩ đơn giản;
- Phẫu thuật mạch máu chân;
- Các bệnh phụ khoa như sa tử cung, các bệnh tử cung cần phẫu thuật;
- Mổ lấy thai nhi;
- Phẫu thuật tuyến tiền liệt, bàng quang hay bộ phận sinh dục.
Gây tê tủy sống tuyệt đống chống chỉ định với các trường hợp đau tim nặng, tăng áp lực hộp sọ, dị ứng với thuốc, nhiễm trùng tại vùng chọc dò… hay người bệnh không đồng ý. Hoặc trong một vài trường hợp người bệnh bị bệnh mạch vành, xương khớp bị viêm, suy dinh dưỡng, nhồi máu cơ tim,…
Gây tê tủy sống bao lâu thì hết?
Gây tê tủy sống có tác dụng ngay sau 1 – 3 phút khi tiến hành tiêm thuốc tê vào ống tủy sống và sau 2 – 3 tiếng đồng hồ sẽ tan hết. Lúc này người bệnh sẽ bị mất cảm giác hoàn toàn từ vị trí chọc kim xuống đến 2 chân, 2 chân sẽ không thể cử động được cho đến khi thuốc gây tê hết tác dụng.
Biến chứng của gây tê tủy sống
Gây tê tủy sống nếu được sử dụng hợp lý đúng liều lượng và cách làm sẽ đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, trong và sau quá trình sử dụng vẫn có thể gặp phải những tác dụng phụ gây tê tủy sống. Điển hình như:
Gây tê tủy sống gây đau lưng
Nguyên nhân: Gây tê tủy sống gây đau lưng là tác dụng phụ bạn có thể yên tâm nếu gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu do khi tiến hành kim tiêm phải đi qua các lớp da, cơ, mỡ và dây chằng không may gây ra tổn thương mô.
Biện pháp: nếu cơn đau chỉ âm ỉ vết thương sẽ khỏi sau vài hôm vì vậy bạn có thể yên tâm. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội liên tục nhiều ngày hãy báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn nhé.
Có thể bạn quan tâm: Khám đau lưng ở đau tốt và uy tín?
Gây tụt huyết áp
Nguyên nhân: Khi gây tê tủy sống hệ giao cảm bị ức chế gây ra tình trạng giãn mạch ngoại vi, hậu quả là khối lượng tuần hoàn và cung lượng tim giảm.
Biến chứng này thường xảy ra với các bệnh nhân thiếu máu não, mất nước hoặc tĩnh mạch chủ bị chèn ép do thai hay do khối u; các bệnh nhân bị cường phó giao cảm do phản ứng với thuốc tê.
Ngoài ra, ức chế cơ tim cũng khiến tụt huyết áp.
Biện pháp phòng tránh:
- Khi gây tê ở tư thế ngồi không để bệnh nhân thả thõng hai bàn chân xuống/
- Trước khi gây tê tiến hành truyền dịch bù sinh lý với công thức 1ml/kg/giờ nhân với cân nặng bệnh nhân nhân với số giờ nhịn trước mổ.
- Trong trường hợp mang thai, bệnh nhân phải được nằm nghiêng sang trái để tránh chèn vào tĩnh mạch chủ.
- Trước hoặc trong khi gây tê cần truyền thuốc co mạch ephedrin 30-60mg
Biến chứng tê tủy sống toàn bộ
Sử dụng liều lượng quá nặng bơm để gây tê tủy sống sẽ khiến tê tủy sống toàn bộ, đây là biến chứng nặng và vô cùng nguy hiểm với người bệnh. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: liệt toàn thân, ngừng thở, huyết áp tụt nhanh, thuốc lan lên não gây ra tình trạng mất tri giác
Biện pháp: Ngay lúc này bác sĩ cần tiến hành cấp cứu khẩn cấp, hô hấp nhân tạo, truyền dịch và sử dụng thuốc co mạch, trợ tim.
Giảm hay ngưng thở
- Giảm thở là biến chứng thường thấy với biểu hiện nhịp thở không đều, giảm thở, độ bão hòa oxy giảm. Nguyên nhân do các sợi vận động cơ bụng và cơ thành ngực bị phong hay cứng lại làm giảm khả năng hoạt động. Lúc này bác sĩ sẽ cho người bệnh thở oxy hoặc nhắc bệnh nhân thở.
- Ngưng thở: Khi thực hiện gây tê tủy sống, huyết áp và tuần hoàn máu của người bệnh bị giảm, thần kinh cơ hoàn bị ức chế. Người bệnh lúc này có hiện tượng toàn thân tím tái, máu vùng mổ thâm đen hoặc có màu đen. Biện pháp chữa trị là đặt NKQ, thông khí nhân tạo giúp bệnh nhân thở lại.
Biến chứng dây thần kinh
Tổn thương thần kinh với các biểu hiện như đau đầu, đau lưng, đau vai gáy, tổn thương rễ thần kinh. Có 2 nguyên nhân gây ra biến chứng dây thần kinh:
- Kim tiêm gây tê chọc thủng tổ chức thần kinh
- Các chất thuốc tiêm vào dịch não
Tổn thương dây thần kinh thường xảy ra ngay sau khi chọc kim, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhói.
Các tổn thương nhẹ có thể phục hồi sau 1 đến 12 tuần nhưng nặng có thể tổn thương vĩnh viễn.
Biến chứng khác
Run, nôn, buồn nôn, bí tiểu và nhiễm trùng điểm tiêm là các biến chứng thường gặp nhưng hoàn toàn có thể biến mất sau vài ngày hay khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Có thể bạn quan tâm: Châm cứu chữa đau lưng
Chi phí gây tê tủy sống
Chi phí gây tê tủy sống tương đối rẻ hơn so với gây mê toàn thân. Tùy thuộc vào mỗi cơ sở y tế, bệnh viện mà chi phí này khác nhau.
Là phương pháp gây tê rất hiệu quả, tuy nhiên gây tê tủy sống cũng tiềm ẩn những nguy cơ, biến chứng khôn lường. Hãy thăm khám, nhận tư vấn thật kỹ từ y bác sĩ và cân nhắc trước khi tiến hành biện pháp này nhé.