7 đốt sống cổ là bộ phận rất quan trọng trên cơ thể. Nó giữ nhiệm vụ chủ yếu trong việc nâng đỡ phần đầu, cổ và chi phối các cử động bình thường của bộ phận này. Để hiểu rõ hơn về cấu tạo và tầm quan trọng của 7 đốt sống cổ mời bạn đọc theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Cấu tạo của 7 đốt sống cổ
Đốt sống cổ trên cơ thể người được cấu tạo từ 7 đốt sống đầu tiên trên cột sống. Nó được ký hiệu từ vị trí C1 đến C7, có hình chữ C uốn nhẹ. Điểm bắt đầu của đoạn đốt sống cổ là vị trí đầu tiên ở ngay phía dưới của xương sọ.
Đốt sống cổ được cấu tạo từ 2 phần chính như sau:
- Vùng cột sống cổ trên cao: Gồm có 2 đốt sống đầu tiên là C1 và C2. Trong đó đốt sống số 1 được gọi là đốt sống đội, cột sống số 2 được gọi là đốt trục. So với 5 đốt sống còn lại, hai vị trí này có nhiều điểm khác biệt rõ rệt vì nó được cấu tạo trục xoay để hỗ trợ việc vận động của vùng cổ.
- Vùng cột sống cổ ở thấp: Là đoạn 5 đốt sống còn lại từ vị trí C3 đến C7. Trong đó gồm có phần thân đốt sống ở phía trước kết hợp với cung đốt sống phía sau và nối trực tiếp với cột sống lưng.
Quan sát tổng quan đốt sống cổ cho thấy, đường kính ngang của phần thân đốt sống dài hơn đường kính ở trước và sau. Còn đoạn cuống của đốt sống dính vào phía sau của mặt bên ở thân đốt sống.
Hình dạng thân đốt sống hơi dẹt, mặt trên và mặt dưới nối khớp với các đốt sống liền kề bằng đĩa đệm.
Đặc điểm chung của 7 đốt sống cổ
- Đường kính phía trước và sau của thân đốt sống ngắn hơn so với đường kính ngang
- Cuống của đốt sống kết nối với phần sau của mặt bên thân đốt sống, không dính vào mặt phía sau
- Đặc điểm của thân đốt sống là hơi dẹt, mặt trên và mặt dưới nối khớp với các đốt sống lân cận bằng đĩa đệm
- Bề ngang của mảng đốt sống rộng hơn so với bề ngang, phần mỏng ngang xương được dính với thân và cuống bằng 2 rễ. Tạo thành 1 lỗ mỏm ngang, lỗ này bao bọc và bảo vệ các động mạch của đốt sống.
- Phần đỉnh mỏm gai được tách đôi với lỗ đốt sống có kích thước lớn hơn so với những đốt khác
- Lỗ đốt sống cổ thường có hình tam giác, có đường kính rộng hơn so với các lỗ đốt sống tại ngực và thắt lưng. Điều này giúp cho 7 đốt sống cổ có thể chứa hết được đoạn phình cổ của phần tủy gai và thích ứng được với biên độ vận động lớn của đốt sống cổ
- 7 đốt sống cổ đều có lỗ ngang, tủy sống nằm trong lỗ ngang. Đặc điểm này chỉ có ở đoạn đốt sống cổ, cũng chính là đặc điểm quan trọng nhất để xác định đốt sống cổ
Chức năng của 7 đốt sống cổ
Như đã đề cập ở trên, chỉ có đốt sống cổ mới có tủy sống nằm ở lỗ ngang. Vì vậy, 7 đốt sống cổ có tầm quan trọng đặc biệt với hoạt động sống của con người. Nó là vùng dẫn truyền hệ thống các dây thần kinh và hệ cơ xương khớp để chi phối các hoạt động của toàn cơ thể. Cũng chính vì vậy mà phạm vi hoạt động của đoạn đốt sống này rất lớn.
Tầm quan trọng của 7 đốt sống cổ với sự sống của một con người như sau:
Nâng đỡ vùng đầu
Một trong những chức năng chính của 7 đốt sống cổ là nâng đỡ vùng đầu. Trong đó đốt sống C1 – C3 giữ nhiệm vụ chính trong việc nâng đỡ hầu hết trọng lượng của phần đầu và mặt.
Chi phối khả năng vận động
Đốt sống cổ C2 giữ nhiệm vụ chính trong việc cử động xoay của cổ. Kết hợp cùng với các khớp và các đốt sống còn lại giúp cho cử động phần đầu cổ linh hoạt hơn. Đồng thời nó cũng đảm bảo các chức năng liên quan khác trên cơ thể như giữ thăng bằng, nghe, nhìn, bộc lộ cảm xúc trên nét mặt,…
Bảo vệ tủy sống
Cấu tạo đặc biệt của đốt sống cổ đã tạo ra không gian để tủy sống đi qua và bảo vệ tủy sống khỏi sự tác động của các hoạt động thường ngày. Tủy sống tại đoạn đốt sống cổ giữ nhiệm vụ dẫn truyền tín hiệu từ não bộ xuống dưới cơ thể và từ tủy sống đi lên. Vì thế nếu tủy sống ở cổ bị tổn thương rất có thể sẽ dẫn đến biến chứng rối loạn vận động, bệnh tim mạch, hô hấp, bại liệt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Bảo vệ hệ thần kinh và mạch máu
Đốt sống cổ đóng vai trò là vùng trung gian dẫn truyền hệ thống dây thần kinh sống cùng các mạch máu đi qua lỗ liên hợp. Nếu đốt sống cổ bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng chèn ép mạch máu. Lúc này người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như đau cổ vai gáy, tê bì bả vai, cánh tay,….
Hỗ trợ các mạch đốt sống
Các lỗ mỏm gai có mạch đốt sống đi qua là lớp mạch có diện tích lớn giúp cung cấp máu đến hầu hết não phía thùy sau. Vì thế đốt sống cổ bị tổn thương sẽ gây ra tình trạng thiếu máu não. Từ đó gây ra tình trạng thiếu oxy ở não và có thể dẫn đến nguy cơ tử vong.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về 7 đốt sống cổ và tầm quan trọng của cơ quan này. Hy vọng đã chia sẻ đến mọi người thêm nhiều kiến thức hữu ích để bảo vệ sức khỏe tốt hơn. Chúc bạn đọc nhiều niềm vui!