Vôi hóa cột sống là gì? Dấu hiệu, nguyên nhân hay vôi hóa cột sống uống thuốc gì, cách chữa như thế nào? Đây luôn là thắc mắc của nhiều độc giả khi gặp những tình trạng đau cứng lưng. Bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về căn bệnh vôi hóa cột sống và cách chữa trị bệnh để đem lại hiệu quả tốt nhất.
Vôi hóa cột sống là gì?
Vôi hóa cột sống xảy ra khi quá trình lắng tụ calci trên những mấu ngang, mấu gai xung quanh cột sống. Quá trình lắng tụ vô tình giữ lại những dây chằng xung quanh cột sống, tạo áp lực lớn lên dây chằng gây nên những cơn đau khó chịu. Bên cạnh đó, quá trình vôi hóa cùng làm nối liền những khớp cột sống, khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc cử động.
Quá trình vôi hóa cột sống thường xuất hiện ở những vị trí trọng điểm như: Cột sống lưng, cột sống thắt lưng, cột sống cổ.
Quá trình vôi hóa thường đi chung với tình trạng viêm nhiễm và suy giảm chức năng cột sống nghiêm trọng. Thậm chí, người bệnh có thể phải đối mặt với căn bệnh mất chức năng cột sống suốt đời nếu không được chữa trị kịp thời.
Nguyên nhân vôi hóa cột sống
Bệnh vôi hóa cột sống thường xảy ra do những nguyên nhân như sau:
- Do tuổi tác: Theo nhiều nghiên cứu, bệnh vôi hóa cột sống thường xảy đến với những người trung niên và người già. Trong độ tuổi này, cột sống đã bắt đầu suy yếu, lượng calci tích tụ nhiều hơn dẫn đến bệnh vôi hóa cột sống.
- Do thói quen sinh hoạt và tính chất công việc: Những người ít vận động, làm việc văn phòng, thường xuyên ngồi lâu trong một tư thế có khả năng mắc bệnh vôi hóa cột sống rất cao.
- Chế độ dinh dưỡng: Thói quen ăn uống kém lành mạnh, thiếu chất, béo phì cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh vôi hóa cột sống.
- Do cơ địa yếu: Quá trình trao đổi chất hoạt động không nhịp nhàng, máu không cung đủ oxy và dưỡng chất nuôi dưỡng cột sống.
- Do các bệnh lý cột sống khác: Thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, viêm cột sống,… dẫn tới vôi hóa cột sống.
- Chấn thương cột sống trước đây: Chấn thương do tai nạn, vận động,…khiến chức năng cột sống bị ảnh hưởng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vôi hóa cột sống.
Triệu chứng vôi hóa cột sống
Những người mắc bệnh vôi hóa cột sống sẽ xuất hiện những triệu chứng điển hình như sau:
- Xuất hiện những cơn đau khó chịu ở những vùng cột sống bị vôi hóa. Cơn đau mạnh hơn khi người bệnh cử động mạnh hoặc mang vác nặng nhọc.
- Cảm giác tê cứng khớp, tê bì chân tay do tình trạng vôi hóa đã chèn ép dây thần kinh và ảnh hưởng đến tủy sống. Nếu xuất hiện tình trạng này thường xuyên và không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến teo cơ.
Các triệu chứng vôi hóa có thể kéo đến bất ngờ và duy trì dai dẳng tùy trường hợp.
Phương pháp chẩn đoán vôi hóa cột sống
Ngoài những triệu chứng lâm sàng bên ngoài, những phương pháp y tế cũng được sử dụng nhằm tăng độ chính xác khi chẩn đoán vôi hóa cột sống:
- Chụp X – Quang: Nhằm phát hiện những cấu trúc lạ nơi cột sống, quan sát những tổn thương ở cột sống.
- Chụp CT: Nhằm xác định được cấp độ vôi hóa cột sống, những biến chứng xảy ra trong quá trình vôi hóa.
- Chụp MRI: Xác định chính xác tình trạng diễn biến hiện tại của bệnh vôi hóa cột sống.
Cách chữa vôi hóa cột sống
Hiện nay, có 2 phương pháp được chỉ định trong việc điều trị vôi hóa cột sống:
Điều trị không dùng thuốc
Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh thoái hóa cột sống mới ở giai đoạn đầu tiên nhằm mục đích tăng cường chức năng vận động khớp và làm tan ổ calci đang hình thành trên khớp.
Trong giai đoạn này, người bệnh cần thực hiện các bài tập thể dục bổ trợ để tăng cường chức năng vận động khớp, kết hợp với việc ăn uống đầy đủ chất và nghỉ ngơi hợp lý.
Ngoài ra, các chuyên gia sẽ chị định một số phương pháp làm giảm quá trình vôi hóa cột sống như: Chiếu tia hồng ngoại, tia đèn,…
Vôi hóa cột sống uống thuốc gì?
Điều trị dùng thuốc nhằm mục đích giảm đau, ngăn chặn quá trình vôi hóa diễn ra. Bác sĩ thường chỉ định dùng 2 loại thuốc trong giai đoạn này, đó là:
- Thuốc giảm đau: Hỗ trợ giảm cơn đau nhanh chóng, giảm áp lực lên vùng cột sống, tạo cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc giảm đau thường kéo theo hệ lụy như: viêm dạ dày, viêm đường ruột, làm độc gan, thận.
- Thuốc giãn cơ: Giảm tình trạng căng cứng cơ và tê bì chân tay.
Người bệnh có thể kết hợp với việc chiếu đèn, chiếu tia cực tím, bó nến, chạy sóng điện từ,…
Vôi hóa đốt sống cổ nên ăn gì?
Ngoài áp dụng các cách chữa vôi hóa cột sống, người bệnh nên bổ sung các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm, đồ ăn giàu canxi như rau màu xanh đậm, hải sản, sữa, chế phẩm từ sữa…
- Các loại thực phẩm giàu collagen điển hình là các loại quả có màu đỏ, ngũ cốc nguyên hạt…
- Thực phẩm giàu chất xơ, vitamin A, C, D, E, K2 như các loại rau màu xanh, cam, chanh, cà chua, ớt đỏ, cá, ngũ cốc, phô mai…
- Thực phẩm giàu protein như các loại thịt lợn, thịt gà, thịt bò….
Bên cạnh đó, người bệnh cần kiêng các loại đồ ăn, thực phẩm sau:
- Các loại thức ăn chiên xào và cay nóng
- Thực phẩm chứa nhiều muối và đường
- Rượu bia, đồ uống chứa cồn, nước ngọt có gas
Cách phòng ngừa bệnh vôi hóa cột sống
Vôi hóa cột sống ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày và sức khỏe của người bệnh. Để ngăn ngừa căn bệnh này, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Hạn chế mang vác, vận động nặng.
- Bài trừ những thói quen xấu trong cuộc sống như: Ngồi hoặc đứng quá lâu, thay đổi tư thế đột ngột, vận động quá mạnh,…
- Sử dụng những loại ghế ngồi, gối và đệm nằm có tác dụng hỗ trợ nâng đỡ cột sống.
- Duy trì thói quen tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là những bài tập có tác dụng cải thiện chức năng cột sống.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, canxi trong bữa ăn hàng ngày.
- Tránh xa rượu, bia, các chất kích thích.
- Thay đổi thói quen sống khoa học, tránh căng thẳng, mệt mỏi và stress.
- Đối với những người thường bị đau lưng, cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ để có điều trị bệnh kịp thời.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh hiện tượng thừa cân, béo phì.
Vôi hóa cột sống là gì? Cách điều trị vôi hóa cột sống như thế nào? Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được những thắc mắc này. Người bệnh cần chủ động thay đổi thói quen sống nhằm phòng ngừa và cải thiện tình trạng bệnh vôi hóa cột sống tích cực hơn.
Xem thêm:
- Gai đốt sống cổ uống thuốc gì? Triệu chứng và điều trị
- Gai đôi cột sống s1 là gì? Cách chữa gai đôi s1 bẩm sinh