Nhiễm khuẩn HP chính là một loại nhiễm khuẩn nguy hiểm do vi khuẩn HP gây ra, chỉ xếp sau vi khuẩn gây gây sâu răng mà thôi. Cách xâm nhập của nó rất lặng lẽ nhưng một khi đã xâm chiếm rồi thì lại cực kỳ khó phát hiện ra. Vậy vi khuẩn HP là gì? Có lây không và nó có diệt được không? Cùng chúng tôi đi tìm hiểu ngay câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori. Đây là loại vi khuẩn dễ xâm nhập vào trong cơ thể, sống tại đường tiêu hóa. Mãi về sau thì chúng mới gây viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong một vài trường hợp nguy hiểm thì những nhiễm trùng này hình thành ung thư dạ dày.
Loại vi khuẩn này được 2 nhà khoa học nước Úc tên Barry Marshall và Robin Warren phát hiện ra năm 1982. Ở dưới kính hiển vi thì chúng hình chữ S, hình dấu phẩy hoặc hình cung dài. Một đầu chứa túm roi nên rất dễ sinh sống hay di chuyển ở môi trường bị nhớt.
Các nhà khoa học tìm thấy vi khuẩn HP có nhiều trong hang vị đến thân vị, những vùng dị sản khu dạ dày tá tràng. Chúng chí phát triển tại lớp nhầy bảo vệ phần niêm mạc ở dạ dày mà thôi chứ không xuyên thủng được niêm mạc. Sở dĩ tồn tại được ở môi trường quá khắc nghiệt này là do chúng không cần sử dụng quá nhiều oxy dành cho sự sống mà biến nơi đây thành kiềm để không bị ảnh hưởng bởi lượng axit có ở trong dạ dày.
Vi khuẩn HP có lây không?
Vi khuẩn HP có lây không chính là thắc mắc của nhiều người hiện nay. Câu trả lời cụ thể là chúng hoàn toàn có thể bị lây từ người đang bị sang người bình thường bằng 03 con đường chính sau đây:
- Qua đường miệng – miệng: Đây chính là con đường lây phổ biến nhất thông qua dịch tiết ở tiêu hóa hoặc qua nước bọt. Khi ta ăn uống chung, nói chuyện hay hôn hít người nhiễm bệnh thì chắc chắn nguy cơ bị lây nhiễm cực cao.
- Qua chất bài tiết – đường miệng: Vi khuẩn sẽ bị đào thải ra ngoài cơ thể thông qua phân nên đương nhiên chứng là mầm mống lây nhiễm ra cộng đồng. Những thói quen ăn đồ sống, đồ chưa chế biến thường rất dễ khiến chúng ta bị nhiễm khuẩn HP.
- Một số con đường khác: Bạn dễ bị lây nhiễm nếu như khám chung thiết bị y tế cùng dụng cụ nha khoa, dụng cụ nội soi tai mũi họng hay nội soi dạ dày,… Do vậy việc vệ sinh hoặc tiệt trùng các thiết bị trên là điều cần thiết khi dùng cho các đối tượng khác nhau. Đặc biệt là để hạn chế nhiễm khuẩn HP và một số bệnh khác liên quan.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP
Đa số các trường hợp bị nhiễm vi khuẩn HP đều không có triệu chứng gì cụ thể cả. Đáng chú ý còn có một vài người kháng được khuẩn HP. Còn khi bị rồi thì nó sẽ làm tổn thương đến hệ tiêu hóa, biểu hiện bằng đau bụng mỗi khi dạ dày bị rỗng hay sau các bữa ăn một vài giờ đồng hồ. Những con đau sẽ kiểu âm ỉ từ vài phút đến vài giờ. Bên cạnh đó còn có một vài dấu hiệu khác như:
- Ợ hơi nhiều
- Đầy hơi
- Ợ nóng
- Buồn nôn
- Sốt
- Ăn không ngon, chán ăn
- Bụng bị phình to
- Cân nặng giảm không rõ lý do
Ngoài ra thì các vết loét tại dạ dày cũng có thể làm máu chảy vào ruột, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người bệnh. Chính vì thế bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng sau: Khó thở, chóng mặt, phân có máu, da nhạt màu, bụng đau dữ dội.
Thêm vào đó dù không quá phổ biến nhưng khi bị nhiễm khuẩn HP thì có thể dẫn đến đau dạ dày. Thời gian đầu tiên người bệnh hay ợ chua. Còn về sau thì có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, giảm cân bất thường, đau bụng, sưng bụng.
Xét nghiệm vi khuẩn HP
Xét nghiệm vi khuẩn HP hay còn được gọi là test HP. Công việc này giúp cho người bệnh có thể kiểm tra được mình có đang nhiễm khuẩn hay không và mức độ bị nhiễm khuẩn nặng hay nhẹ. Những thông tin này là cực kỳ quan trọng để cho bác sĩ có thể đánh giá được mức độ của bệnh về dạ dày tá tràng khi khuẩn HP gây ra cũng như có cách phòng ngừa bệnh không tiến triển nặng hơn.
Hiện nay có rất nhiều cách để xét nghiệm vi khuẩn HP mà bệnh nhân có thể áp dụng như:
- Test qua hơi thở
- Test trong phân
- Test trong máu
- Nội soi dạ dày
Vi khuẩn HP có diệt được không?
Tin vui cho các bệnh nhân bị khuẩn HP đó chính là chúng sẽ được tiêu diệt hết nếu như người bệnh dùng kết hợp tất cả 4 loại thuốc trong 2 tuần. Phác đồ tiêu diệt này khá đơn giản nhưng lại có hiệu quả cao đối với hơn 90% số các trường hợp. Vì bản chất đây là vi khuẩn nên bạn cần kết hợp dùng thêm kháng sinh cộng với thuốc giúp ức chế lượng acid dạ dày trong toàn bộ quá trình chữa trị. Tuy nhiên nếu sử dụng kháng sinh thời gian dài cũng có thể gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn như tiêu chảy, phân có màu đen, vị giác bị rối loạn, lưỡi đen.
Việc diệt vi khuẩn HP có thành công hay không còn phụ thuộc khá nhiều đến ý thức người bệnh. Vì sau khi đã thực hiện đúng phác đồ chữa trị mà bệnh nhân sinh hoạt không khoa học, ăn uống thất thường thì không thể diệt được.
Điều trị vi khuẩn HP
Nếu loại vi khuẩn này không gây ra những triệu chứng bất thường thì việc chữa trị gần như không cần thiết. Còn trong trường hợp dạ dày bị viêm loét do khuẩn HP thì người bệnh phải tiêu diệt tận gốc, chữa lành hết các lớp niêm mạc cũng như năm ngừa loét tái phát. Căn cứ theo mức độ của từng triệu chứng mà các bác sĩ có thể áp dụng một vài loại thuốc sau:
- Thuốc kháng sinh: Sở hữu vai trò quan trọng trong quá trình diệt khuẩn HP. Việc tuân thủ đúng những chỉ định của bác sĩ là điều cần thiết để giúp cho việc chữa trị được tốt nhất. Ngoài ra thì việc chữa trị cũng có khả năng thất bại và tăng kháng kháng sinh đối với khuẩn HP.
- Thuốc giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sẽ dùng phối kết hợp với các loại thuốc kháng sinh để đối phó với chủng HP và giúp lớn niêm mạc dạ dày không ảnh hưởng đến thuốc đặc trị.
- Thuốc trung hòa và giảm tiết axit: Nhóm thuốc này đóng vai trò chính trong việc hạn chế các tác động từ dịch vị dạ dày cũng như tổn thương ở đó do khuẩn HP gây nên.
Điều trị vi khuẩn HP bao lâu?
Điều trị vi khuẩn HP bao lâu mới khỏi cũng là một nỗi lo ngại khá lớn của tất cả mọi người bị nhiễm khuẩn HP. Theo như kinh nghiệm của các chuyên gia trong ngành thì việc dùng kháng sinh trong chữa trị vi khuẩn HP sẽ cần ít nhất là từ 10 – 14 ngày. Bên cạnh đó thì liệu trình chữa trị cũng có thể kéo dài thêm 4-8 tuần để điều trị triệt để những vấn đề phát sinh do chúng gây ra.
Bên cạnh đó thời gian điều trị nhanh hay chậm còn phụ thuộc nhiều vào bệnh nhân. Để có thể rút ngắn được thời gian chữa trị và gia tăng hiệu quả thì bạn cần chú ý một số điều sau:
- Hạn chế việc thức khuya
- Kiểm soát và quản lý căng thẳng
- Không sử dụng các đồ uống hay thực ăn chứa cồn
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về vi khuẩn HP mà chúng tôi muốn gửi đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những kiến thức hữu ích nhất, thỏa mãn được những điều mà bạn đang tìm kiếm để từ đó có cách chữa trị phù hợp cũng như cách phòng tránh bệnh hiệu quả nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Tìm hiểu:
- Đau cuống bao tử là gì? Có nguy hiểm không?
-
Sa dạ dày là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị