Nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn để mang đến hiệu quả tốt nhất là băn khoăn của không ít người bệnh. Việc uống thuốc đúng thời điểm, đúng liều lượng hết sức quan trọng. Bài viết sau sẽ giúp người đau dạ dày có câu trả lời chính xác nhất!
Nên uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn?
Thời điểm uống thuốc ảnh hưởng rất nhiều đến công dụng của loại thuốc đó. Do đó, nếu bạn bị đau dạ dày thì cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.
- Những loại thuốc uống khi đói thường được giữ lại trong dạ dày khoảng 10-30 phút.
- Những loại thuốc uống khi no thường được giữ lại trong dạ dày khoảng 1-4 giờ.
Như vậy, việc lựa chọn thuốc dạ dày sẽ phụ thuộc vào mục đích và tính chất điều trị bệnh dạ dày. Từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp cho người bệnh.
Việc uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn phụ thuộc vào từng loại thuốc. Điều này có nghĩa người bệnh có thể uống trước hoặc sau bữa ăn theo hướng dẫn của thuốc hoặc đơn kê của bác sĩ. Dưới đây là ví dụ một số loại thuốc đau dạ dày và thời điểm uống tốt:
Các loại thuốc uống trước khi ăn
Có rất nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày được uống trước khi ăn. Trong đó phổ biến là một số nhóm thuốc như:
- Nhóm thuốc Amoxicillin: Thuốc thuộc nhóm này là kháng sinh được dùng trong điều trị đau dạ dày, viêm phế quản, viêm loét dạ dày, viêm xoang, viêm mũi…Nhóm thuốc này thường được chỉ định uống khi bụng đói, trước bữa ăn khoảng một tiếng.
- Nhóm thuốc Clarithromycin: Nhóm thuốc này được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn trong đó có đau dạ dày. Các loại thuốc clarithromycin thường được bào chế dưới dạng thuốc bột, viên nén. Bệnh nhân đau dạ dày sẽ được bác sĩ kê đơn các loại thuốc này trước bữa ăn.
- Nhóm thuốc Erythromycin: Nhóm thuốc này cũng thuộc thuốc kháng sinh, có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây hại. Erythromycin được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh viêm như: Viêm ruột, viêm phế quản, đau dạ dày…
- Nhóm thuốc không nên giữ lâu trong dạ dày: Bao gồm các loại viên bao tan ở ruột, thuốc kèm bên trong môi trường axit như ampicilin hay erythromycin.
Các loại thuốc uống sau khi ăn
Nhiều loại thuốc đau dạ dày nằm trong danh sách uống sau khi ăn để tránh gây hại cho đường tiêu hóa. Một số loại thuốc được uống sau bữa ăn phổ biến có thể kể đến là:
- Thuốc chữa bệnh dạ dày Phosphalugel: Phosphalugel còn được gọi là thuốc dạ dày chữ P. Đây là loại thuốc nhóm kháng axit, vì vậy thường được các bác sĩ chỉ định uống sau khi ăn khoảng 30 phút.
- Nhóm thuốc kháng histamin H1: Một số thuốc thuộc nhóm này có thể kể đến như: Tripelennamine, Pyrilamine… Các loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị các bệnh về viêm, dị ứng, đau dạ dày. Người bệnh thường được các bác sĩ chỉ định uống thuốc này sau bữa ăn.
- Nhóm thuốc Cyclizine: Đây cũng là một trong những nhóm thuốc kháng histamin. Thuốc có công dụng giảm đau bụng, hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn… ở người đau dạ dày. Các bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng loại thuốc này sau khi ăn no.
- Varogel: Thường được chỉ định trong điều trị đau dạ dày với công dụng giảm viêm loét niêm mạc, giảm tiết dịch axit, chữa trào ngược dạ dày. Thuốc Varogel để phát huy hiệu quả nên uống sau bữa ăn khoảng từ 20 đến 30 phút.
- Misoprostol: Thuốc trị bệnh tiêu hóa có tác dụng giảm tiết dịch axit, bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày, chống viêm. Bệnh nhân có thể uống thuốc này sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
- Thuốc giảm đau: Chẳng hạn như Paracetamol, Aspirin, Ibuprofen… cũng thuộc nhóm thuốc uống sau khi ăn.
Như vậy có thể thấy bệnh nhân uống thuốc dạ dày uống trước hay sau khi ăn phụ thuộc nhiều vào loại thuốc. Vì vậy đừng nên áp đặt một cách dùng lên tất cả các loại thuốc mà mình đang sử dụng.
Lưu ý trước và sau khi dùng thuốc dạ dày
Nếu người bệnh bị đau dạ dày nhẹ, có thể chỉ cần dùng một số loại thuốc kháng axit như Maalox hay Stomafar. Những loại thuốc này được chỉ định dùng sau bữa ăn.
Trường hợp người bệnh bị đau dạ dày nặng, có thể sẽ được sử dụng nhóm thuốc kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton. Tùy vào loại thuốc sẽ được chỉ định thời điểm dùng khác nhau.
Nếu bị đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra, người bệnh thường được chỉ định kết hợp thuốc kháng sinh và các loại thuốc điều trị khác. Có thể, bạn sẽ được dùng thuốc trị đau dạ dày cả trước và sau bữa ăn.
Sau khi nhận đơn kê từ bác sĩ, người bệnh nên hỏi rõ ràng cách sử dụng các loại thuốc để tránh nhầm lẫn. Ngoài ra, trong quá trình dùng thuốc đau dạ dày, người bệnh cần hạn chế các thực phẩm có vị chua, nước ngọt, rượu bia, cà phê…
Một số lưu ý với bệnh nhân đau dạ dày
Để quá trình điều trị bệnh đau dạ dày đạt kết quả tốt, người bệnh cần tuân thủ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng và luyện tập cũng rất quan trọng để hỗ trợ điều trị bệnh tốt hơn, cụ thể như:
- Người bệnh nên bổ sung nhiều rau xanh, sữa chua, cá hồi, trứng… tốt cho sức khỏe và quá trình trị đau dạ dày.
- Giảm các thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng
- Người bệnh đau dạ dày cần đảm bảo ăn đúng bữa, đúng giờ, không bỏ bữa… để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng thuốc.
- Trong quá trình uống thuốc đau dạ dày, nếu người bệnh có các triệu chứng bất thường thì cần báo ngay với bác sĩ để có các phương pháp can thiệp kịp thời.
- Phụ nữ mang thai, người thể trạng yếu cần đặc biệt lưu ý khi sử dụng thuốc trị đau dạ dày.
Tóm lại, câu trả lời cho vấn đề uống thuốc dạ dày trước hay sau khi ăn còn phụ thuộc vào loại thuốc và chỉ định của bác sĩ. Người bệnh cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo đạt được hiệu quả như mong đợi.
>> Tìm hiểu: Cách bấm huyệt trị đau dạ dày như thế nào?