Trẻ sơ sinh bị viêm họng nên được chăm sóc và chữa trị kịp thời để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ cho trẻ. Qua bài viết này, cùng nhau tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị khi trẻ sơ sinh mắc viêm họng nhé!
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị viêm họng
Một số nguyên nhân sau đây khiến trẻ sơ sinh bị viêm họng:
- Trẻ bị viêm họng do cúm. Khi mắc cúm, nhiều trẻ sẽ mắc cả viêm họng, ho khan, chảy mũi và ăn uống không ngon miệng. Thậm chí, trẻ sẽ gặp triệu chứng nôn hoặc tiêu chảy.
- Bệnh truyền nhiễm có tên là Herpangina. Một số biểu hiện thường thấy để phát hiện bệnh này là: Trẻ không ăn, quấy khóc, bị tiêu chảy, sốt cao và xuất hiện các chấm xám, trắng ở bên trong hoặc quanh miệng trẻ.
- Bé bị lây nhiễm một số loại virus qua tay, chân hay miệng gây viêm họng. Một số triệu chứng như: Bị phát ban ở bàn tay, bàn chân hoặc mông hay một số bộ phận khác trên cơ thể. Bé không ăn, xuất hiện các đốm đỏ quanh miệng.
- Một nguyên nhân khác chính là bột, gia vị, bột, các loại tinh thể siêu nhỏ có khả năng gây dị ứng cho trẻ. Dị ứng cũng khiến trẻ mắc viêm họng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị viêm họng
- Trẻ chán ăn, hay quấy khóc, trẻ bị mất nước và chảy dãi thường xuyên.
- Trẻ bồn chồn và bực tức làm ba mẹ mệt mỏi.
- Cổ họng bị sưng đỏ, hay có mụn mủ. Ba mẹ hết sức cẩn thận với trường hợp này, nhẹ nhàng kiểm tra và có biện pháp xử lý phù hợp không trẻ sẽ khó chịu, không yên.
- Trẻ bị sốt nhẹ hoặc sốt cao, bị ho khan hoặc kho có đờm.
- Trẻ bị khó thở nhưng không biến thể hiện nên sẽ khóc nhiều hơn.
- Khi bị viêm họng, hệ miễn dịch của trẻ cũng yếu đi nên xảy ra tình trạng nôn hoặc tiêu chảy.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc nuốt nước miếng hoặc không thể há miệng rộng.
Cách trị viêm họng cho trẻ sơ sinh
Một số phương pháp dân gian giúp trị viêm họng cho trẻ sơ sinh hiệu quả:
Lá hẹ hấp đường phèn và mật ong
Lá hẹ rất quen thuộc với nhiều người Việt Nam. Lá hẹ có tác dụng giúp cho khí huyết lưu thông, bổ thận, tiêu đờm. Lá hẹ được nhiều mẹ tin dùng cho trẻ nhỏ. Ngoài ra, trong lá hẹ có các chất kháng sinh odorin, allicin và sulfit giúp diệt nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho con người.
Cách làm:
Rửa sạch và cắt khúc một nắm lá hẹ, rồi cho vào bát cùng với đường phèn và mật ong. Bạn đem đi hấp cách thuỷ rồi cho trẻ sử dụng 2 lần trong ngày, dùng khoảng 2-3 thìa cafe mỗi lần là giúp trẻ từ từ khỏi viêm họng. Kiên trì dùng sẽ giúp bệnh viêm họng tiêu tan nhanh chóng.
Lá xương sông và mật ong
Lá xương sông có tính mát, mang lại tác dụng giảm nhanh đau rát cổ họng. Mật ong có tác dụng diệt khuẩn. 2 nguyên liệu kết hợp với nhau sẽ mang đang hiệu quả chữa viêm họng cho trẻ.
Cách làm:
Rửa sạch và thái nhỏ lá xương sông rồi cho lá và mật ong vào trong chén. Sau đó, bạn hấp tròng 20 phút rồi chi làm 3 phần cho bé uống 3 lần trong ngày. Bạn sẽ nhận thấy hiệu quả rõ rệt: Giảm ho, tiêu đờm, ngừa viêm khi dùng được 3-5 ngày.
Rau diếp cá + nước cháo loãng
Rau diếp cá là loại thực phẩm lành tính, an toàn, làm kháng viêm, dịu họng để trẻ nhanh chóng khỏi viêm họng. Ngoài ra, nước vo gạo có nhiều vitamin cũng giúp trẻ tăng sức đề kháng tốt hơn.
Cách làm:
Rửa sạch 1 nắm rau diếp cá rồi để ráo và giã nhuyễn, lọc lấy nước. Đổ dung dịch vừa lọc được và 1 bát nước vo gạo để lên bếp đun sôi, bỏ thêm một chút đường cho trẻ dễ uống. Cho trẻ uống 3 lần mỗi ngày, mỗi lần một nửa ly nhỏ. Bạn sẽ có chuyển biến tích cực sau 3 ngày sử dụng.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng uống thuốc gì?
Trẻ sơ sinh bị viêm họng nên uống thuốc đúng liều và theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, bác sĩ sẽ kê paracetamol nhằm giúp giảm sốt, giảm viêm ở trẻ. Tuy nhiên, để chắc chắn điều trị đúng cách, trẻ cần được thăm khám và làm theo chỉ định.
Bạn có thể dùng thuốc xịt họng để làm trẻ đỡ viêm và dễ chịu hơn. Nhưng nếu trẻ cảm thấy khó chịu thì bạn nên dừng lại.
Ngoài ra, trẻ có thể được kê một số loại kháng sinh đặc biệt nếu trong trường hợp bệnh nặng.
Trẻ sơ sinh bị viêm họng phải làm sao?
- Hãy luôn vệ sinh sạch sẽ vùng mũi, họng bằng nước muối sinh lý để trẻ có thể thở dễ dàng hơn.
- Duy trì môi trường sống sạch sẽ và không khí không ô nhiễm, trong lành.
- Giữ ấm cơ thể trẻ đặc biệt là cổ họng, ngực. Không nên tiếp xúc nhiều với môi trường bên ngoài.
- Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, vì trong sữa mẹ có thành phần kháng thể tự nhiên, giúp trẻ nhanh chóng lành bệnh và tăng cường sức đề kháng.
- Trong quá trình điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà, nếu có vấn đề gì khác thường cần cho trẻ đi cấp cứu, thăm khám ngay lập tức. Ví dụ: Trẻ sốt cao không hẹ trong 5-7 ngày, trẻ bị khó thở, không thiết tha ăn uống,…
Trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ nên ăn gì?
Ngoài những biện pháp trên, chế độ ăn uống của mẹ khi trẻ sơ sinh bị viêm họng cũng vô cùng quan trọng, đặc biệt đối với bé được nuôi hoàn toàn bằng sữa mẹ. Vậy khi trẻ sơ sinh bị viêm họng mẹ nên ăn gì?
Trẻ sơ sinh ho nhiều, cổ họng bị đau rát nên có thể bỏ bú nên cơ thể có thể sẽ thiếu chất, mệt mỏi. Do đó, để đảm bảo nguồn sữa mẹ đầy đủ chất dinh dưỡng thì các mẹ cần bổ sung các món ăn bổ dưỡng. Đồng thời, các mẹ cũng cần ăn nhiều hoa quả, rau rủ tươi để cơ thể của trẻ dễ hấp thu và nhanh chóng phục hồi.
Hy vọng rằng những kiến thức trong bài sẽ giúp cho bạn có những hiểu biết đầy đủ khi trẻ sơ sinh bị viêm họng. Chúc các bạn chăm sóc thật tốt cho bé nhà mình, để bé luôn mạnh khoẻ và vui vẻ!
>> Tham khảo cách chữa trị bệnh cho trẻ an toàn và hiệu quả: Cỏ mực trị viêm họng THẦN DƯỢC ít ai quan tâm