Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi hay không là một trong rất nhiều vấn đề được chị em phụ nữ quan tâm. Theo các chuyên gia, tất cả các loại thuốc Tây y đều ít nhiều tác động đến sức khỏe của sản phụ cũng như em bé. Chính vì vậy, việc nắm bắt kiến thức quan trọng liên quan đến quá trình sử dụng thuốc là rất quan trọng.
Sử dụng thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi không?
Đau dạ dày không phải là tình trạng hiếm gặp ở các mẹ bầu. Chứng bệnh này có thể xảy ra do chế độ dinh dưỡng không hợp lý, sự thay đổi của hormone nội tiết tố, sự giãn nở của thành tử cung,… Ở một số trường hợp, cảm giác đau nhức thường kéo dài dai dẳng nhiều ngày, khiến các mẹ bầu băn khoăn liệu có nên sử dụng thuốc điều trị Tây y hay không? Những loại thuốc đau day dày này có ảnh hưởng đến thai nhi hay không?

Theo các bác sĩ, tất cả các loại thuốc Tây y dùng trong điều trị đau dạ dày đều có thể gây ra những tác động xấu đến em bé, chỉ là tỷ lệ này lớn hay nhỏ mà thôi. Các loại thuốc đau dạ dày đều có chứa các thành phần kháng axit dịch vị hoặc thụ thể H2 với dược tính vừa và nhẹ. Hầu hết các thành phần hoạt chất hóa học này có khả năng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nếu không được dùng đúng cách hay đúng liều. Vậy, chính xác thì thuốc đau dạ dày ảnh hưởng tới thai nhi thế nào?
Như đã nói ở trên, phần lớn các loại thuốc trị đau bao tử đều có khả năng ảnh hưởng tới thai nhi ở một mức độ nào đó. Những tác động của thuốc có thể bao gồm sự phát triển của hệ thần kinh trung ương, cũng như sự gia tăng về trọng lượng cơ thể của em bé. Đôi khi, các trường hợp sử dụng thuốc sau 20 tuần thai kỳ cũng không được khuyến khích vì nó có thể ảnh hưởng đến em bé sau khi sinh. Thậm chí có những loại thuốc khiến em bé trong bụng khó thở hoặc khó thu nạp dinh dưỡng.
Chính vì vậy, trước khi có ý định sử dụng thuốc điều trị, tốt nhất là mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của chuyên gia.
Lưu ý khi sử dụng thuốc đau dạ dày ở mẹ bầu
Để sử dụng thuốc điều trị chứng đau bao tử một cách an toàn và hiệu quả, các mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau đây:
Thời gian sử dụng thuốc
Theo các bác sĩ, dùng thuốc ở giai đoạn 12 tuần đầu tiên từ khi bắt đầu mang thai là hoàn toàn không thích hợp. Bởi vì 12 tuần đầu tiên này là thời kỳ rất quan trọng đối với sự phát triển các cơ quan, bộ phận của em bé. Mẹ bầu không thể sử dụng bất kỳ loại dược phẩm này, kể cả những loại liều nhẹ không cần kê đơn luôn bán sẵn tại nhà thuốc. Điều này giúp phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như các vấn đề nghiêm trọng khác có thể phát sinh do thuốc uống.
Cũng theo các chuyên gia, thời điểm an toàn để sử dụng thuốc đau bao tử là thời kỳ tam cá nguyệt thứ hai. Tuy nhiên, để đảm bảo chắc chắn, các mẹ bầu nên trao đổi cùng bác sĩ để lựa chọn loại thuốc thích hợp và không gây ảnh hưởng đến thai nhi.
Các loại thuốc đau bao tử Tây y ít tác động đến thai nhi nhất
Dưới đây là một số các loại thuốc điều trị chứng bệnh đau dạ dày ít có khả năng gây ảnh hưởng đến em bé mà các mẹ có thể tham khảo:
- Các thuốc kháng axit: Nếu chứng đau bao tử ở người mẹ liên quan đến việc dạ dày sản sinh quá nhiều axit dịch vị, mẹ bầu cũng thường xuyên gặp phải tình trạng ợ nóng, khó tiêu thì các loại thuốc kháng axit có thể được sử dụng. Các thuốc kháng axit không kê đơn đều chứa simethicone khá an toàn với thai nhi và có khả năng tiêu trừ khí gas dư thừa trong dạ dày. Ví dụ: Maalox, Mylanta, Tums,…
- Omeprazole: Nếu các bà bầu bị đau bao tử do chứng trào ngược axit dạ dày – thực quản, thuốc omeprazole là một lựa chọn an toàn để sử dụng. Thuốc có khả năng ức chế quá trình sản sinh dịch vị dạ dày, trung hòa axit trong bao tử hiệu quả. Hiện nay, omeprazole được sản xuất dưới nhiều tên thương hiệu khác nhau nhưng phổ biến nhất là losec và prilosec.
Các bài thuốc đau dạ dày thảo mộc phù hợp với mẹ bầu
Bên cạnh các loại thuốc Tây y thì các bài thuốc thảo mộc tự nhiên trị đau dạ dày cũng là một gợi ý rất đáng thử đối với mẹ bầu. Những bài thuốc này thường ít gây ra tác dụng phụ và an toàn cho cả mẹ và bé hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu vẫn cần dành thời gian trao đổi trước với bác sĩ.

- Bài thuốc từ gừng tươi: Theo Đông y, gừng, hay còn gọi là khương sinh có tính ấm, vị cay, thích hợp dùng trong điều trị các chứng bệnh rối loạn tiêu hóa như ăn không tiêu, đầy chướng, đau bao tử,… Mẹ bầu có thể sử dụng trà gừng bằng cách ủ vài lát gừng tươi trong nước ấm, thêm vào mật ong để gia tăng hương vị rồi thưởng thức khi còn ấm nóng.
- Bài thuốc từ bột nghệ vàng: Bột nghệ từ lâu đã được sử dụng như một loại thuốc dân gian trị đau bao tử rất hiệu quả. Lý do là vì nghệ có khả năng chống viêm, giảm đau rất hiệu quả. Bài thuốc đau dạ dày cho mẹ bầu từ bột nghệ đơn giản như sau: Pha hỗn hợp 1 nghệ – 1 mật ong – 2 nước ấm. Các mẹ nên sử dụng đều đặn hàng ngày để nhận thấy sự cải thiện rõ rệt.
Chế độ chăm sóc sức khỏe với người bệnh đau dạ dày
Để kết quả điều trị đau bao tử đạt được tốt nhất, các mẹ bầu cũng cần chú ý một số vấn đề sau đây:
- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa: Điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc người bệnh đau dạ dày là việc đảm bảo thời điểm dùng bữa cũng như không bỏ bữa. Các mẹ bầu không nên ăn quá muộn hoặc quá sớm vì nó có thể khiến quá trình co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng.
- Lựa chọn thực phẩm tươi ngon: Dinh dưỡng đối với mẹ bầu cũng là một trong những vấn đề thiết yếu nhất. Các chuyên gia khuyến khích các mẹ nên ăn các loại thực phẩm tươi ngon, bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây tươi và một số loại ngũ cốc dễ tiêu hóa như yến mạch, diêm mạch,…
- Giữ tâm lý lạc quan, yêu đời: Tâm lý ổn định, thoải mái không chỉ tác động tốt đến chứng bệnh đau dạ dày mà còn cả sự phát triển của em bé. Các mẹ bầu nên tăng cường các hoạt động ngoài trời, tham gia thể dục thể thao, nghe nhạc, đọc sách,… để thư giãn cho cơ thể và trí óc sau những ngày làm việc mệt mỏi.
Bài viết trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc giải đáp những thắc mắc xoay xung quanh chủ đề: Thuốc đau dạ dày có ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Thời gian mang thai rất quan trọng và cần đảm bảo an toàn sức khỏe cho cả mẹ và bé. Chính vì vậy, mẹ bầu nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc dùng thuốc điều trị thì đừng ngần ngại trao đổi với bác sĩ để được giải đáp và hướng dẫn.