Sốt viêm họng ở người lớn do rất nhiều nguyên nhân, bệnh dù do vi khuẩn hay virus gây ra bạn cũng không được lơ là, chủ quan. Vì nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trọng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin cần thiết giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Sốt viêm họng kéo dài bao lâu?
Viêm họng gặp ở hầu hết tất cả các đối tượng và đang có xu hướng gia tăng mạnh. Nguyên nhân phần lớn thường do virus gây ra, không có thuốc dùng đặc hiệu, chủ yếu điều trị triệu chứng. Bệnh thường tiến triển tốt và tự khỏi trong vòng 4 đến 5 ngày nếu sức đề kháng của cơ thể tốt.
Trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn hoặc mắc tình trạng đồng nhiễm, người bệnh thường sốt cao dao động từ 38 đến 39 độ C, họng sưng đỏ, nuốt đau, người mệt mỏi, ăn uống kém. Tuy nhiên tình trạng sốt thường kéo dài không quá 7 ngày. Nếu sốt cao liên tục không thuyên giảm, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán kịp thời.
Triệu chứng sốt viêm họng ở người lớn
- Người bệnh bị sốt cao từ 38 – 40 độ C
- Cổ họng bị đau rát, đau khi nuốt nước bọt, cổ họng khô nóng, sau đó là tăng khi ho, nói và nuốt
- Ho khan, chảy nước mũi, nghẹt mũi, khản tiếng
- Cổ nổi hách
- Sưng, viêm amidan, thậm chí có cả bựa trắng phủ ở ngoài bề mặt
Sốt viêm họng có nguy hiểm không?
Sốt viêm họng nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh không hề gây ảnh hưởng xấu, ngược lại sẽ tiến triển theo chiều hướng tốt. Tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ, tăng cường dinh dưỡng, nâng cao tổng trạng bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng sau vài ngày điều trị. Nếu người bệnh chủ quan bệnh sẽ tiến triển xấu và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Biến chứng tại chỗ: Viêm amidan, viêm hạch góc hàm, áp xe thành bên họng…
- Biến chứng gần: Viêm phổi, viêm xoang, viêm tai giữa…
- Biến chứng xa: Choáng nhiễm trùng, viêm cơ tim, viêm cầu thận cấp…
Bị sốt do viêm họng phải làm sao?
Bệnh viêm họng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của người bệnh. Do đó khi có dấu hiệu đau họng kèm sốt cao bạn cần đến khám bác sĩ chuyên khoa ngay. Một số phương pháp được áp dụng điều trị bao gồm:
Phương pháp không dùng thuốc
Những trường hợp viêm họng do virus người bệnh không cần thiết phải sử dụng đến kháng sinh. Hãy dùng những cách sau đây để kiểm soát triệu chứng, cải thiện được tình trạng đau, rát ở vùng họng, bao gồm:
- Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đánh răng ngay sau khi ăn và khi thức dậy.
- Dùng các loại viên ngậm có thành phần từ bạc hà
- Sử dụng các loại thuốc xịt họng như: Locarbiotal, hexaspray… giúp giảm đau vùng họng hiệu quả nhờ đặc tính kháng viêm có trong mỗi chai thuốc.
- Chưng tắc với đường phèn, chanh + mật ong, nghệ + mật ong uống 2 lần / ngày cho đến khi triệu chứng giảm nhẹ.
Sốt viêm họng uống thuốc gì?
Nếu triệu chứng viêm họng không được cải thiện, người bệnh sốt cao kèm đau nhiều vùng họng bạn cần đến khám bác sĩ ngay. Một số thuốc dùng để chữa trị tình trạng viêm họng bao gồm:
Kháng sinh: Khi người bệnh sốt cao kèm công thức máu có bạch cầu tăng bạn nên sử dụng những nhóm kháng sinh sau:
- Cephalosporin thế hệ I, II: cephalexin, cefuroxim, cefaclor … là những loại kháng sinh còn được dùng phổ biến trên lâm sàng hiện nay.
- Nhóm Macrolid: Được chỉ định điều trị các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp trên như: Azithromycin, roxithromycin, erythromycin…
- Nhóm Amino penicilline: Điển hình như ampicilin, amoxicilin, tỷ lệ kháng thuốc ở nhóm này cũng tương đối cao nên thường dùng kết hợp với nhóm kháng sinh khác nhóm.
Kháng viêm: Bên cạnh việc sử dụng kháng sinh, bác sĩ thường kèm theo nhóm kháng viêm để làm giảm các triệu chứng sưng, đau, rát ở vùng họng như: Methylprednisolone, Prednisolone (liều 80 – 120mg/ngày). Chú ý: không sử dụng quá liều để tránh gây ra tác dụng phụ.
Giảm đau, hạ sốt: Dùng trong trường hợp người bệnh sốt cao từ 380C trở lên, một số thuốc có thể dùng như: Paracetamol (uống 325 đến 650mg mỗi 4 – 6 giờ hoặc 1000mg mỗi 6 – 8 giờ; tiêm truyền tĩnh mạch 1 – 2g/lần trong vòng 15 phút, có thể lặp lại sau 4 giờ, tối đa không quá 6g/ngày), ibuprofen (thuốc uống: 200 – 400mg mỗi 4 đến 6 giờ; tiêm tĩnh mạch: liều ban đầu 400mg tĩnh mạch trong 30 phút, liều duy trì: 400mg mỗi 4 – 6 giờ hoặc 100 đến 200mg mỗi 4 giờ).
Điều trị ngoại khoa
Chỉ áp dụng điều trị ngoại khoa khi tình trạng sốt viêm họng ở người lớn tái phát nhiều lần và chuyển sang giai đoạn mãn tính. Các biện pháp điều trị bằng thuốc không còn đáp ứng, người bệnh mệt mỏi cả về thể chất lẫn tinh thần, bệnh diễn biến ngày một nặng và có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các biện pháp điều trị ngoại khoa để đảm bảo tính an toàn và giảm thiểu tối đa mọi rủi ro không mong đợi.
Bài viết trên đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về nguyên nhân sốt viêm họng ở người lớn. Hy vọng bạn sẽ tìm đọc thật kỹ để chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình yêu thương của mình.
>> Có thể bạn chưa biết: Cỏ mực trị viêm họng THẦN DƯỢC ít ai quan tâm