Sa dạ dày là một căn bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa. Dạ dày bị tổn thương nhiều nhất khi cơ thể suy nhược, chế độ ăn uống không đảm bảo. Mặc dù được đánh giá là không nguy hiểm tới tính mạng nhưng nó ít nhiều đã gây ra phiền toái cho người bệnh. Để tìm hiểu về căn bệnh sa dạ dày, mới bạn đọc tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Sa dạ dày là gì?
Dạ dày là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ co bóp và tiêu hóa thức ăn. Hoạt động của dạ dày bị gián đoạn có thể gây ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác. Một trong những căn bệnh phổ biến liên quan đến bộ phận này là sa dạ dày.
Sa dạ dày là cụm từ biểu hiện tình trạng dạ dày đang không nằm ở vị trí ban đầu của nó. Theo nghiên cứu, dạ dày nằm ở vùng bụng trên. Khi gặp tổn thương, dạ dày có dấu hiệu sa xuống, kéo dài cho tới mào chậu. Chính vì vậy mà người bệnh thường khó tiêu, chướng bụng và đau đớn.
Nguyên nhân gây ra chứng sa dạ dày phần lớn xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt không hợp lý. Vì vậy, những điều tưởng chừng như đơn giản nhưng lại có thể tổn thương nghiêm trọng cho dạ dày.
Sa dạ dày có thể xuất hiện ở mọi đối tượng và không phân biệt giới tính. Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của căn bệnh này là xuất huyết dạ dày. Tình trạng xuất huyết có thể gây ra các cơn đau dữ dội, nhiễm trùng và ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được điều trị đúng cách.
Triệu chứng sa dạ dày
Các triệu chứng liên quan đến sa dạ dày biểu hiện khá rõ rệt. Chính vì vậy, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra sự bất thường trên cơ thể. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết căn bệnh này.
- Cảm giác đầy bụng, khó chịu sau khi ăn. Nhiều bệnh nhân cảm nhận được sự o ép tại dạ dày.
- Nếu nằm nghiêng, dạ dày có thể phát ra tiếng động. Âm thanh này sẽ dừng hẳn nếu người bệnh nằm ngửa.
- Ợ hơi là dấu hiệu thường gặp ở người bệnh sa dạ dày. Do đó, trong khoang miệng hay có mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh tự ti khi giao tiếp.
- Tâm trạng căng thẳng, sắc mặt luôn trong tình trạng khó chịu, kém sắc.
- Khi đại tiện, phân có lúc lỏng có lúc lại khô cứng.
- Người bệnh sa dạ dày thường bị mất ngủ, ngủ không ngon, nhức đầu khi về đêm.
Mỗi triệu chứng của sa dạ dày được kể trên đều gây ra khó khăn nhất định trong cuộc sống hằng ngày của người bệnh. Để cải thiện và điều trị hiệu quả chứng bệnh này, việc tìm hiểu rõ nguyên nhân là điều đầu tiên cần thực hiện.
Nguyên nhân gây sa dạ dày
Dạ dày bị sa xuống xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có cả yếu tố bên ngoài và bệnh lý về đường tiêu hóa.
- Hệ miễn dịch suy yếu: Sức đề kháng có tầm quan trọng đối với cơ thể. Hệ thống này gặp vấn đề đồng nghĩa với việc cơ thể suy nhược và dễ dàng mắc bệnh, trong đó có hiện tượng sa dạ dày.
- Cân nặng sụt giảm rõ rệt: Nếu bạn nhận thấy trọng lượng cơ thể giảm đột ngột, đừng vội vui mừng, đây có thể là dấu hiệu của chứng sa dạ dày. Sau một thời gian, các triệu chứng bắt đầu xuất hiện với tần suất dày đặc.
- Căng thẳng thần kinh: Những áp lực từ đời sống, công việc có thể khiến bạn căng thẳng đầu óc. Điều này khiến người bệnh mất cảm giác thèm ăn và luôn có cảm giác uể oải. Lâu dần, dạ dày bị tác động và bắt đầu sa xuống.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học: Một số thói quen sinh hoạt sai cách có thể tạo ra áp lực và tác động trực tiếp đến hoạt động thường ngày của dạ dày như ăn quá nhanh, bỏ bữa sáng,…
- Bệnh lý về dạ dày: Một số căn bệnh dạ dày phổ biến như đau dạ dày, viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày,… có thể khiến dạ dày mất độ đàn hồi và sa dần xuống. Khi đó, điều trị căn bệnh này trở nên khó khăn hơn.
Điều trị sa dạ dày
Sa dạ dày là một chứng bệnh mãn tính, có thể đeo bám bệnh nhân cả đời. Do đó, rất khó để điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, một số phương pháp dưới đây có thể giúp người bệnh cải thiện tình trạng này.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc tây là một biện pháp được các bác sĩ ưu tiên hàng đầu. Tùy vào từng trường hợp mà người bệnh sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp. Tuy nhiên, các loại kháng sinh đều có thể gây ra tác dụng phụ lên gan, thận,… nếu bị lạm dụng. Do đó, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều lường được hướng dẫn.
Chế độ ăn khoa học
Chế độ dinh dưỡng được cho là yếu tố to lớn quyết định quá trình điều trị bệnh có hiệu quả hay không. Do đó, người bệnh cần thực hiện nghiêm túc một số lưu ý dưới đây:
- Cân bằng các dưỡng chất trong các bữa ăn mỗi ngày như tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin,…
- Việc chia nhỏ khẩu phần ăn giúp làm giảm hiện tượng đầy bụng, ợ hơi và giảm áp lực lên dạ dày.
- Một số món ăn có tính chất mềm, lỏng và giảm thiểu gia vị được các chuyên gia khuyên dùng cho người bệnh dạ dày.
- Các loại nước ngọt, đồ uống chứa chất kích thích đều có thể gây ra cảm giác đầy bụng. Do đó, người bệnh nên hạn chế hoặc loại bỏ ngay từ hôm nay.
- Tập thói quen nhai kỹ, ăn chậm và không ăn uống quá no khiến dạ dày làm việc quá tải.
Chế độ nghỉ ngơi và tập luyện
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng thì việc nghỉ ngơi đủ và tập luyện các bài tập giúp dạ dày được nghỉ ngơi, vận động hợp lý. Theo đó, người bệnh cần được thư giãn sau mỗi ngày làm việc bằng cách ngâm mình trong nước nóng,…
Nghiên cứu cho thấy, nhiều động tác thể dục nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện bệnh sa dạ dày rất tốt. Yoga cũng là một bộ môn không chỉ giúp cơ thể hoạt động dẻo dai, tăng cường sức đề kháng nhanh chóng mà còn giảm căng thẳng thần kinh hiệu quả
Trên đây là các thông tin hữu ích xung quanh căn bệnh sa dạ dày. Qua bài viết này, bạn đọc có thể nhận thấy lối sống có ảnh hưởng như thế nào đối với cơ thể. Thay vào đó, hãy từ bỏ những thói quen xấu ngay nhé. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!
>> Tìm hiểu thêm:
- Đau cuống bao tử là gì? Có nguy hiểm không?
- Vi khuẩn HP có lây không? Có diệt được không và điều trị bao lâu?