Nhiều bệnh nhân dùng nước súc miệng trị viêm họng vì tính an toàn của nó. Nhưng làm thế nào để chọn đúng nước loại súc miệng chất lượng? Liệu ngoài dung dịch pha sẵn, có cách nào để người bệnh tự pha chế tại nhà? Nếu bạn còn không rõ những điều này, đừng lo lắng vì chúng tôi sẽ giải đáp ngay sau đây.
Tác dụng trị viêm họng của nước súc miệng
Để hiểu rõ tại sao các loại nước súc miệng thường xuất hiện trong đơn thuốc trị viêm họng, người bệnh có thể tham khảo các tác dụng vượt trội của nước súc miệng dưới đây:
- Sát khuẩn vùng miệng, họng: Nước súc miệng có tính chống viêm cao, giúp sát khuẩn, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, làm sạch vùng miệng, họng rất hiệu quả. Với những người bị viêm họng ở mức độ nhẹ, có thể dùng nước súc miệng để điều trị, không cần dùng thuốc kháng sinh, giảm nguy cơ bị nhờn thuốc.
- Ngăn ngừa bệnh viêm Amidan: Khi vùng miệng, họng bị các virus, vi khuẩn tấn công, gây ra một lớp mủ màu trắng, dẫn đến viêm amidan. Trong nước súc miệng có các hoạt chất giúp cản trở sự phát triển của vi khuẩn, giảm khả năng mắc bệnh viêm Amidan.
- Đánh tan đờm hiệu quả: Nước súc miệng có tác dụng làm tiêu đờm, đánh tan các chất nhầy trong khoang mũi, giúp làm sạch vùng mũi họng. Điều này giúp thông họng, giảm triệu chứng nghẹt mũi, khiến người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Cải thiện miễn dịch cho họng: Thành phần trong nước súc miệng giúp tăng hệ miễn dịch vùng họng, tránh tái phát sau này.
- Giảm thiểu các triệu chứng viêm họng: Tính cay, mát trong nước súc miệng giúp người bệnh không còn đau rát, ngứa vùng cổ họng.
Các loại nước súc miệng trị viêm họng
Dưới đây là các loại nước súc miệng phổ biến đang được bán trên thị trường hiện nay:
Nước súc miệng Listerine
Đây là dung dịch vệ sinh được nhiều người lựa chọn nhất khi nghĩ đến bệnh viêm vùng miệng, họng. Thành phần Listerine bao gồm Thymol 0.064% và một số chất tinh dầu, giúp giảm sưng niêm mạc, diệt sạch vi khuẩn. Nước có nhiều mùi hương khác nhau, người bệnh có thể lựa chọn tùy vào sở thích của mình.
Nước súc miệng Betadine
Thành phần chính của dung dịch này là i-ốt 1%, có tính kháng khuẩn rất cao. Điều này có tác dụng làm giảm mùi hôi miệng, tiêu diệt các loại nấm gây bệnh, làm sạch vùng miệng hiệu quả. Nước súc miệng Betadine chỉ được dùng trong trường hợp nhiễm khuẩn nấm họng.
Nước súc miệng Givalex
Người bệnh sử dụng dung dịch Givalex bằng cách pha loãng chung với nước ấm để tăng tính hiệu quả. Tuyệt đối không dùng trực tiếp vì nồng độ Ethanol trong nước súc miệng cao, sẽ gây tổn thương vùng họng.
Nước súc miệng T-B
Đây cũng là một loại dung dịch vệ sinh có tác dụng sát khuẩn, giúp làm sạch vùng miệng, họng hiệu quả. Mùi hương dịu nhẹ của tinh dầu bạc hà sẽ giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng.
Ngoài cách mua nước súc miệng tại các nhà thuốc, người bệnh cũng có thể tự pha chế nước súc miệng với thành phần tự nhiên như: Nước muối, nước chanh gừng mật ong, nước đinh hương,…
Cách pha nước súc miệng trị viêm họng
- Nước muối: Nước muối là phương pháp điều trị viêm họng được nhiều người bệnh biết đến và chọn dùng. Hỗn hợp này giúp hóa lỏng chất nhầy, diệt sạch các vi khuẩn, giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm họng. Trước hết, người bệnh chuẩn bị muối và nước ấm, khuấy đều rồi súc miệng.
- Nước đinh hương: Trong đinh hương chứa nhiều thành phần kháng khuẩn và chống viêm, giúp điều trị viêm họng hiệu quả. Người bệnh pha bột đinh hương vào nước, rồi súc miệng mỗi ngày, để giúp làm sạch vùng miệng, họng.
- Nước chanh gừng mật ong: Người bệnh chuẩn bị bột gừng, mật ong nguyên chất, nước cốt chanh và nước ấm để pha chế dung dịch. Hòa cùng tất cả các nguyên liệu vào rồi khuấy đều, sau đó dùng để súc miệng. Hỗn hợp này rất hữu hiệu trong việc làm giảm các triệu chứng viêm.
- Nước chanh ấm: Dung dịch này tương đối dễ pha chế, người bệnh dùng nước cốt chanh hòa chung với nước ấm để súc miệng. Chanh cung cấp môi trường axit giúp trung hòa và diệt khuẩn hiệu quả.
- Nước nghệ: Người bệnh pha bột nghệ, muối tinh vào nước ấm rồi súc miệng. Dung dịch này giúp làm dịu những cơn đau rát họng, chữa lành vùng họng tổn thương.
Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng trị viêm họng
Để sử dụng nước súc miệng trị viêm họng hiệu quả, người bệnh nên ghi nhớ các lưu ý sau:
- Bạn có thể dùng nước súc miệng để điều trị bệnh viêm họng nhẹ, tuy nhiên nếu bệnh tình nặng hơn, bạn phải thăm khám và dùng kèm thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
- Tránh chọn những loại nước súc miệng không rõ nguồn gốc xuất xứ, nên tìm mua những loại có thương hiệu rõ ràng.
- Người bệnh chỉ nên dùng nước súc miệng 2 lần/ngày, tuyệt đối không lạm dụng, tránh trường hợp nước súc miệng tiêu diệt các vi khuẩn có lợi trong vùng miệng, họng.
- Khi mua nước súc miệng, người bệnh cần chú ý đến độ cồn có trong dung dịch này. Trường hợp hàm lượng cồn quá lớn, sẽ làm khô vùng miệng, họng.
- Đối với trẻ em, bố mẹ cần hỏi bác sĩ kỹ trước khi chọn mua, vì nồng độ Flour trong nước súc miệng có thể ảnh hưởng đến cơ thể bé.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho các bạn những thông tin bổ ích về nước súc miệng trị viêm họng, đồng thời lựa chọn được loại dung dịch phù hợp với bệnh trạng của mình. Mong chúc bạn và những người thân xung quanh đều có một đường hô hấp khỏe mạnh.
Có thể bạn quan tâm: Nước giá đỗ chữa viêm họng hiệu quả rõ rệt và nhanh chóng