Kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng là gì? Đây là một trong những phương pháp điều trị bệnh xương khớp hiệu quả được áp dụng phổ biến hiện nay. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cho bạn mục đích cũng như các bước thực hiện tiêm cạnh cột sống thắt lưng cho người bệnh.
Tiêm cạnh cột sống để làm gì?
Đau cột sống thắt lưng là một trong những bệnh lý thường gặp hiện nay. Bệnh xảy ra do một số những nguyên nhân như quá trình lão hóa do tuổi tác, mắc bệnh thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, các cơ dây chằng bị co cứng cạnh cột sống.
Hiện nay, y học ngày càng phát triển và có nhiều phương pháp điều trị bệnh khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh. Đối với trường hợp căn bệnh không gây ra triệu chứng toàn thân và không phải do viêm nhiễm gây nên thì bác sĩ sẽ chỉ định tiêm cạnh cột sống lưng để điều trị bệnh.
Kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng có tác dụng ức chế các tình trạng rễ thần kinh ở thắt lưng bị đau, phục hồi chức năng của cột sống. Đây được xem là một kỹ thuật điều trị bệnh tương đối đơn giản nhưng lại đạt hiệu quả cao khi chữa trị cho những trường hợp đau cấp tính.
Phương pháp tiêm cạnh cột sống thắt lưng sẽ được áp dụng cho người bị thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa các khớp liên mấu và không có biến chứng đè nén lên các rễ dây thần kinh. Các trường hợp trên đã áp dụng điều trị bằng thuốc nhưng không đạt hiệu quả cao thì sẽ thực hiện tiêm cạnh cột sống.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám nội khoa cho bệnh nhân. Khi phát hiện bất kỳ bệnh lý nội khoa nào, bác sĩ sẽ phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tiêm cạnh cột sống thắt lưng để điều trị bệnh.
Kỹ thuật tiêm này chống chỉ định cho một số trường hợp như sau:
- Trường hợp bị viêm nhiễm đĩa đệm cột sống như viêm lao, viêm mủ.
- Người bệnh bị tổn thương vùng cột sống do mắc phải một số căn bệnh thần kinh, bệnh máu huyết.
- Người bị viêm nhiễm nấm ở ngoài da, vùng thắt lưng.
- Cơ thể có sức khỏe kém, hệ miễn dịch bị suy giảm trầm trọng.
Đối với những bệnh nhân bị tiểu đường, huyết áp không ổn định, rối loạn đông máu…bác sĩ sẽ phải thận trọng khi điều trị bằng phương pháp này. Theo đó, kỹ thuật tiêm chỉ được tiến hành thực hiện khi các căn bệnh trên đã ổn định và kiểm soát tốt. Cụ thể:
- Những người mắc bệnh huyết áp không ổn định thì cần đo lại huyết áp ngay sau khi tiêm mỗi 30 phút.
- Những người mắc bệnh rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ phải theo dõi ở vùng tiêm sau khi thực hiện khoảng 30 phút.
- Những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường thì bác sĩ sẽ tiến hành đo đạc lại lượng đường trong máu sau khi tiêm khoảng 6 giờ.
Do đó, để biết mình có thích hợp để áp dụng kỹ thuật tiêm hay không thì bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và chẩn đoán tình trạng sớm nhất.
Kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng
Kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng phải được thực hiện bởi một đội ngũ y khoa có tay nghề cao và nhiều kinh nghiệm. Dưới đây là quy trình thực hiện cụ thể của kỹ thuật tiêm cạnh cột sống thắt lưng mà người bệnh nên tham khảo:
Cán bộ y tế thực hiện
Để thực hiện cần có:
- 1 Bác sĩ đã trải qua quy trình đào tạo bài bản và được cấp chứng chỉ chuyên ngành cơ xương khớp và chứng chỉ tiêm khớp.
- 1 điều dưỡng chuyên khoa.
Các thiết bị y tế cần thiết
- Chuẩn bị một bộ dụng cụ tiêm khớp, găng, bông y tế vô khuẩn.
- Chuẩn bị 1 kim tiêm 20G. Đối với bệnh nhân quá béo, bác sĩ sẽ chuẩn bị thêm một kim chọc dịch não tủy bơm tiêm 5ml.
- Pank kéo, băng dính, cồn sát khuẩn.
- Các thuốc tiêm khớp bao gồm Hydrocortison acetat 125mg hoặc depo medrol 4mg.
Đối với người bệnh: Bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám kỹ và giải thích tường tận cho bệnh nhân trước khi thực hiện phẫu thuật.
Các bước thực hiện kỹ thuật tiêm
- Trước hết bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng hồ sơ bệnh án của bệnh về uẩn tiền sử mắc các bệnh lý khác, nguyên nhân gây bệnh, vị trí tiêm thuốc…
- Bệnh nhân sẽ được đặt nằm sấp trên giường điều trị, mở vùng thắt lưng.
- Tiếp theo, bác sĩ sẽ tiến hành sát khuẩn vị trí tiêm thuốc cho bệnh nhân. Cùng với đó, bác sĩ sẽ sát vùng tay, găng, bông, các thiết bị y tế thành trạng thái vô khuẩn.
- Bác sĩ sẽ tiến hành đưa kim tiêm vuông góc với mặt da, đưa kim từ từ vào bên trong cho đến khi chạm xương, kim được rút từ từ ra khoảng 1mm, điều chỉnh kim xem có đi vào mạch máu không. Nếu không có thì bác sĩ sẽ tiến hành bơm thuốc vào cột sống cho bệnh nhân.
- Sau khi thực hiện, điều dưỡng sẽ sát khuẩn và băng chỗ tiêm lại. Bệnh nhân không được tiếp xúc với nước sau 24 giờ sau khi tiêm. Sau 24 giờ, bệnh nhân có thể tháo bỏ băng dính và rửa như bình thường.
Theo dõi sau điều trị
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân sẽ cảm thấy chóng mặt, đau đầu do phản ứng của thuốc trong vòng 12 đến 24 giờ sau khi tiêm thuốc. Lúc này, bệnh nhân có thể uống các loại thuốc giảm đau như Paracetamol.
- Có trường hợp người bệnh bị nhiễm khuẩn, viêm mủ xung quanh khu vực tiêm. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc kháng sinh.
- Trong một số trường hợp, bệnh nhân quá lo lắng sợ hãi khiến cơ thể đổ mồ hôi, choáng váng, ho, tức ngực và rối loạn các dây thần kinh.
- Sau điều trị, bệnh nhân phải luôn tuân thủ theo phác đồ chỉ dẫn của bác sĩ như uống thuốc đúng liều lượng, tái khám đúng hẹn và kiêng cữ một số loại thực phẩm gây hại cho cơ thể.
- Nếu có bất kỳ biến chứng bất thường nào thì người bệnh nên nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin về kỹ thuật tiêm cạnh cột sống lưng mà bạn có thể tham khảo. Khi mắc bệnh, bệnh nhân nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa tại những bệnh viện uy tín để thăm khám và điều trị bằng phương pháp này. Đồng thời, bệnh nhân phải luôn tuân thủ theo chỉ định và những phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa.
Có thể bạn muốn biết: