Đĩa đệm nhân tạo hiện được đánh giá là một trong những giải pháp tốt nhất nhằm thay thế cho phần đĩa đệm đã bị thoát vị hoặc tổn thương. Thế nhưng không phải ai cũng đã nắm rõ về tác dụng và các thông tin xung quanh đĩa đệm nhân tạo như tuổi thọ, cho phí thay thế,… Hãy cùng chúng tôi giải đáp các thắc mắc qua bài viết dưới đây nhé!
Đĩa đệm nhân tạo là gì?
Đĩa đệm nhân tạo bởi chúng được sản xuất bằng kim loại hoặc nhựa hoặc cả hai. Thiết bị này được sử dụng để thay thế cho các phần đĩa đệm bị tổn thương hay thoát vị của cơ thể. Lúc này, chúng sẽ đảm nhiệm chức năng giảm ma sát hai đầu xương, chịu áp lực và giúp cơ thể vận động thoải mái, linh hoạt, giống như đĩa đệm bình thường.
Thông thường, có hai loại đĩa đệm nhân tạo chính là:
- Đĩa đệm thay thế nhân: Loại này chỉ được sản xuất nhằm cấy thay thế vào phần nhân đĩa đệm, phần bao phía ngoài vẫn giữ nguyên.
- Đĩa đệm thay thế hoàn toàn: Các đĩa đệm nhân tạo sẽ nằm trong khoảng giữa của hai đốt sống lưng sau khi đã loại bỏ hoàn toàn đĩa đệm cũ.
Ưu và nhược điểm của đĩa đệm nhân tạo
Đĩa đệm nhân tạo có những ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm
Sử dụng thay thế đĩa đệm nhân tạo có nhiều ưu điểm như:
- Thời gian làm phẫu thuật khá ngắn.
- Khả năng hồi phục thể trạng của bệnh nhân nhanh.
- Có đường mổ khá nhỏ.
- Có thể thay thế hoàn toàn cho các vị trí đĩa đệm bị thoát vị.
- Không ảnh hưởng đến cấu tạo ban đầu của cơ thể, bảo đảm quá trình vận động của cột sống được diễn ra như bình thường.
- Không có cảm giác quá đau đớn hoặc đau sưng kéo dài.
- Hạn chế lực tác động lên các đốt sống khác, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý liên quan đến đĩa đệm và đốt sống.
Nhược điểm
Tuy đĩa đệm nhân tạo có khá nhiều điểm mạnh, tốt cho người bệnh nhưng biện pháp thay thế này cũng có một vài yếu điểm như sau:
- Chi phí thực hiện phẫu thuật cao.
- Đối tượng có thể sử dụng bị hạn chế.
- Bởi đây là một kỹ thuật hiện đại và mới nên có khá ít bệnh viện có khả năng thực hiện phương pháp thay thế đĩa đệm nhân tạo này.
Chi phí thay đĩa đệm nhân tạo
Phẫu thuật thay mới bằng đĩa đệm nhân tạo được đánh giá cao về độ an toàn, ít xảy ra biến chứng sau khi cấy ghép và được xem là phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiện đại, tiên tiến nhất hiện nay. Thế nhưng, việc cấy thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo này có tốn nhiều tiền hay không?
Câu trả lời là có, tuy kỹ thuật thực hiện không hề phức tạp nhưng chi phí của một cuộc phẫu thuật lại khá cao sao. Bởi hiện tại, ở Việt Nam chưa thể sản xuất được đĩa đệm nhân tạo nên hầu hết chúng đều được nhập khẩu từ các nước khác. Chính bởi vậy mà trung bình một đĩa đệm nhân tạo sẽ có giá dao động trong khoảng từ 50 đến 60 triệu đồng.
Bên cạnh đó, chúng ta còn cần phải kể đến các chi phí phát sinh khác như:
- Tiền khám bệnh.
- Chi phí các trang thiết bị, dụng cụ y tế hỗ trợ phẫu thuật.
- Tiền cho cuộc phẫu thuật.
- Chi phí giường bệnh.
- Tiền chăm sóc sau phẫu thuật.
Tuỳ vào mức độ thương tổn, tình trạng hiện tại của bệnh nhân, chất liệu làm đĩa đệm,… mà chi phí cho cuộc phẫu thuật cấy ghép đĩa đệm có thể đắt hoặc rẻ hơn.
Như vậy, có thể thấy rằng biện pháp phẫu thuật thay đĩa đệm nhân tạo sẽ tiêu tốn một khoản tiền không nhỏ của người bệnh. Vậy nên bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về chúng xem có phù hợp với kinh tế và khả năng chi trả của bản thân. Nên tham khảo thêm tư vấn từ bác sĩ, chuẩn bị tài chính vững vàng trước khi quyết định thực hiện thay thế đĩa đệm nhân tạo này.
Mổ thay đĩa đệm nhân tạo có nguy hiểm không?
Có thể đánh giá rằng việc mổ thay thế đĩa đệm tự nhiên bằng đĩa đệm nhân tạo là một phương pháp khá đơn giản. nhanh chóng. Sau khi phẫu thuật, người bệnh không cần phải sử dụng bất cứ công cụ hỗ trợ nào như xe lăn, nẹp và có thời gian hồi phục ngắn, ít xảy ra biến chứng quá nguy hiểm. Tuy vậy, việc thay thế có nguy cơ xảy ra một vài rủi ro, cụ thể như sau:
- Tổn thương và ảnh hưởng đến các dây thần kinh, mạch máu.
- Có nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ.
- Xuất hiện triệu chứng rối loạn chức năng sinh lý, tình dục.
- Có thể gây ra các tổn thương cho hệ tiết niệu.
- Sau thời gian ngắn được cấy ghép, đĩa đệm nhân tạo có thể bị mòn hoặc vỡ.
- Người bệnh có khả năng bị trật khớp.
Có thể nói, những biến chứng kể trên có xác suất xảy ra là rất ít. Vậy nên, việc phẫu thuật thay thế đĩa đệm được đánh giá là ít nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Không những vậy, đĩa đệm sau khi được thay mới còn hỗ trợ tốt cho khả năng vận động của người bệnh, hạn chế tái phát và còn sử dụng được lâu dài, không cần phải thay đi thay lại nhiều lần.
Những lưu ý về mổ thay đĩa đệm nhân tạo
- Người bệnh cần khám và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mổ và thay thế đĩa đệm nhân tạo. Bởi phẫu thuật này có chi phí khá cao và có nguy cơ xảy ra các rủi ro không mong muốn.
- Sau khi thay thế bằng đĩa đệm nhân tạo, bạn cần lưu ý đến vấn đề tập luyện phục hồi và vận động cơ thể. Lựa chọn các bài tập phù hợp bởi đĩa đệm nhân tạo thường có khả năng chịu áp lực kém hơn so với đĩa đệm tự nhiên.
- Hạn chế tuyệt đối các công việc nặng nhọc như xách đồ, bưng bê, khuân vác vì chúng có thể làm tăng khả năng xảy ra biến chứng ảnh hưởng đến đĩa đệm.
- Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu dưỡng chất và vitamin nhằm nâng cao sức đề kháng, cải thiện thể trạng cơ thể và tăng khả năng phục hồi.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến đĩa đệm nhân tạo như ưu nhược điểm, tuổi thọ hay lúc nào cần phải thay,… mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng, những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn nắm bắt và lựa chọn cho bản thân phương pháp điều trị, ngăn ngừa bệnh hiệu quả nhất. Chúc bạn mau khỏi bệnh!