Chắc hẳn chúng ta đều biết, đạp xe là một phương pháp tốt nhất để rèn luyện thể lực và để duy trì một sức khỏe tốt. Tuy nhiên, môn thể thao này có tốt cho mọi trường hợp hay không? Vì nhiều người lo lắng rằng bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe không? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!
Bị đau thần kinh tọa có nên đạp xe không?
Trước hết, chúng ta cần phải biết dây thần kinh tọa là loại dây thần kinh dài nhất trong cơ thể của con người. Nó bắt đầu từ vùng lưng và dẫn đến các chi, điều khiển cảm giác qua sự vận động ở các cơ quan chân và tay. Thời gian gần đây, số lượng bệnh nhân mắc bệnh đau thần kinh tọa ngày càng nhiều, phổ biến hơn ở nam giới.
Biểu hiện chính của căn bệnh này là xuất hiện những cơn đau nhức ở phần lưng (các đốt sống và dọc cột sống lưng), bắp tay, bắp chân. Điều này khiến người bệnh khó khăn hơn trong việc di chuyển và sinh hoạt hàng ngày. Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ phải gặp nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn dẫn đến hạn chế khả năng vận động và tê liệt chân tay.
Các bác sĩ khuyên rằng người bị đau thần kinh tọa cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn và hạn chế tối đa những tác động mạnh lên hệ thần kinh trong giai đoạn nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu người bệnh nghỉ ngơi quá lâu mà không hoạt động trong thời gian dài, thì các cơ xương sẽ căng cứng lại và xuất hiện tình trạng thoái hóa ở sụn. Như vậy sẽ càng làm giảm khả năng vận động hơn.
Do vậy, vẫn có một số môn thể thao được khuyên nên sử dụng cho người đau thần kinh tọa. Trong đó, đạp xe là một hoạt động được cho là mang đến hiệu quả trong quá trình chữa trị các triệu chứng của bệnh này. Bởi, trong quá trình đạp xe sẽ giúp sự vận động của hai bên chân được cân đối với nhau, đồng thời làm giảm áp lực lên cột sống. Từ đó, cột sống sẽ được kéo giãn nhiều hơn, giúp khí huyết lưu thông và làm giảm các cơn đau rõ rệt.
Tác dụng của đạp xe đối với người bị đau thần kinh tọa
Như vậy, có thể khẳng định rằng người đau thần kinh tọa có nên đạp xe. Tác dụng của môn thể thao này với các bệnh nhân đau thần kinh tọa cụ thể như sau:
- Co giãn và giúp xương khớp dẻo dai hơn: Thường xuyên vận động bằng đạp xe giúp hệ thống xương khớp phần thân dưới trở nên dẻo dai, chắc khỏe hơn.
- Giảm đau, giảm tê bì chân tay: Phần cơ bắp được kéo căng mỗi khi đạp xe sẽ giúp khí huyết lưu thông tốt hơn và giảm đau hiệu quả.
- Cải thiện chất lượng giấc ngủ: Bệnh nhân thường phải chịu những cơn đau lúc nửa đêm nên chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng nặng nề. Nếu đạp xe thường xuyên thì bạn sẽ ngủ ngon hơn khi những cơn đau đã được hạn chế.
- Giải quyết các vấn đề về tim mạch: Nghiên cứu đã cho thấy rằng, đạp xe giúp giảm 50% nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
- Tăng sức khỏe não bộ: Đạp xe giúp quá trình tuần hoàn máu ở não bộ được thực hiện tốt hơn, từ đó giúp cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng.
- Rèn luyện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, kéo dài tuổi thọ.
Một số lưu ý khi đạp xe đối với người bị đau thần kinh tọa
Mặc dù người đau thần kinh tọa có nên đạp xe nhưng vẫn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo hoạt động đạp xe mang lại hiệu quả cao cho người bệnh.
Chọn loại xe phù hợp
Chúng ta đang cần đảm bảo song song 2 mục đích: Chữa bệnh kết hợp với rèn luyện sức khỏe. Do vậy, những chiếc xe đạp thể thao thường được dùng để đi trên những địa hình dốc, khúc khuỷu hay dùng để đua thì không nên sử dụng trong trường hợp này. Ngược lại, người bệnh nên chọn những loại xe nhỏ gọn, phù hợp với độ cao và trọng lượng cơ thể của mình.
Đặc biệt hơn, các bạn nên lựa chọn những chiếc xe có hệ thống giảm xóc để hạn chế tình trạng đi vào địa hình xấu và dây thần kinh bị tổn thương đột ngột. Trong quá trình đạp xe, chúng ta cần điều chỉnh độ cao yên xe sao cho thoải mái nhất, tránh tình trạng chân phải với, rướn người quá đà sẽ tăng mức độ tổn thương ở người bệnh xương khớp.
Thực hiện chế độ tập phù hợp
Thời gian đầu bạn nên thực hiện các bài tập nhẹ nhàng trong thời gian ngắn, dần dần tăng cường độ bài tập lên sao cho phù hợp với khả năng của mình. Tránh trường hợp tập luyện nặng ngay từ đầu sẽ cảm thấy quá sức và nguy hiểm đến các bộ phận khác như chuột rút, tê cứng chân tay, mất nước… Ở tuần đầu tiên, bạn chỉ nên tập luyện 10 – 20 phút đạp xe/ngày, tuần thứ 2 có thể tăng lên 30 phút.
Thời điểm đạp xe tốt nhất cho cơ thể là vào buổi sáng sớm, khoảng 5 – 6 giờ sáng. Khi đó, việc vận động sẽ giúp cơ thể trở nên dẻo dai và sẵn sàng cho một ngày làm việc mới. Ngoài ra, bạn cũng có thể đạp xe vào buổi chiều khi trời đã tắt nắng vào khoảng 5 – 6 giờ chiều. Sau một ngày làm việc, đạp xe vào buổi chiều sẽ giúp bạn giải tỏa căng thẳng rất tốt.
Lựa chọn địa hình phù hợp
Vì bệnh nhân đau thần kinh tọa đang nhạy cảm ở bộ phận lưng, chân và tay nên việc lựa chọn một địa hình bằng phẳng để đạp xe là điều cần thiết. Điều này sẽ hạn chế tối đa tình trạng xóc cột sống lưng khi bạn đi qua những quãng đường xấu, gồ ghề, có nhiều ổ gà, hố ga. Nếu có điều kiện thì nên lựa chọn những nơi ít xe cộ đi lại và có không khí trong lành để bảo vệ đường hô hấp trong quá trình tập thể dục.
Có thể bạn muốn biết:
Chúng ta đã trả lời được đau thần kinh tọa có nên đạp xe hay không và cách đạp xe như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu chúng ta duy trì thói quen đạp xe hàng ngày, kết hợp với việc sử dụng thuốc đặc trị và một chế độ dinh dưỡng phù hợp thì chắc chắn căn bệnh này sẽ được giải quyết nhanh chóng. Vậy hãy lắng nghe cơ thể và thay đổi ngay từ hôm nay các bạn nhé!