Khi thấy có hiện tượng đau họng và sốt về chiều, không ít người tỏ ra lo lắng vì chưa biết lý do tại sao và bệnh có nguy hiểm không. Để có lời giải đáp cho vấn đề này, hãy cùng tham khảo những thông tin cần thiết trong bài viết dưới đây từ đó tìm ra được phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao nhất.
Đau họng và sốt về chiều là bệnh gì?
Đau họng và sốt về chiều là một tình trạng không phải quá xa lạ. Bạn cần phải thận trọng bởi rất có thể đây là những triệu chứng cảnh báo cơ thể đang mắc một số bệnh như: Viêm họng cấp tính, viêm amidan cấp, viêm nắp thanh quản, tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn…
Người bệnh thường cảm thấy bị đau rát họng khi vùng này xảy ra viêm nhiễm, gây ra nhiều sự phiền hà khó chịu và gặp khó khăn khi nuốt. Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm họng mà chủ yếu là do các loại vi khuẩn và virus. Ngoài ra còn do không gian ô nhiễm, lạm dụng bia rượu thuốc lá hoặc triệu chứng của một số bệnh lý về đường hô hấp và tiêu hóa.
Hầu hết khi bị đau họng sẽ đều kèm theo hiện tượng sốt, đó là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phản ứng lại đối với những tác nhân gây viêm nhiễm. Đặc biệt là người bệnh thường bị sốt về chiều, lý do bởi vào thời gian chiều tối thân nhiệt cao hơn so với buổi sáng.
Bị đau họng sốt có nguy hiểm không?
Không ít người có thắc mắc bị đau họng sốt có nguy hiểm không nếu chẳng may mắc phải tình trạng này. Thực tế, câu trả lời còn tùy theo mức độ của bệnh và thời gian nó diễn ra như thế nào.
Thân nhiệt người bình thường sẽ dao động từ 36,44 độ C đến 36,94 độ C trong cả ngày, chứ không chính xác là 37 độ C. Nếu đau họng và sốt về chiều chỉ ở mức nhẹ, tức là trong khoảng 37,5 – 38 độ C đồng thời các triệu chứng chỉ diễn ra từ 2 – 3 ngày thì khả năng cao đây chỉ là hiện tượng cảm cúm thông thường. Người bệnh chỉ cần uống thuốc và có một chế độ nghỉ ngơi đúng cách, tình trạng này sẽ đỡ dần dần, không quá lo ngại.
Ngược lại, nếu đau họng sốt dai dẳng, quá 3 ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm mà thậm chí còn sốt cao 39 độ C trở lên thì người bệnh cần phải thật cẩn thận. Hiện tượng sốt về chiều lúc này rất có thể đang trở thành một dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm nào đó, đặc biệt nếu nó xảy ra ở trẻ nhỏ lại càng phải lưu tâm.
Với các trường hợp au họng và sốt về chiều nặng như vậy, phương pháp an toàn nhất chính là nhanh chóng đưa người bệnh tới khám bác sĩ chuyên khoa để biết được chính xác tình trạng hiện tại, từ đó tìm ra phương pháp điều trị đúng đắn. Đã có không ít người vì chủ quan, coi nhẹ hoặc tự ý chữa tại nhà sai cách đã dẫn tới những biến chứng vô cùng khó lường như viêm phổi, viêm cơ tim, co giật, hôn mê sâu…
Đau họng sốt nhức đầu chữa thế nào?
Như các thông tin mà bài viết đã chia sẻ phía trên, bạn không cần quá lo nếu au họng và sốt về chiều diễn ra ở thể nhẹ. Còn với tình trạng nặng thì phải đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt để phòng ngừa những biến chứng gây nguy hiểm tới sức khỏe. Tuy nhiên, dù ở mức độ nào thì trước tiên cũng nên lưu ý tới vấn đề hạ sốt cho người bệnh.
Ngoài phương pháp chườm hạ sốt ra, bạn cần thực hiện cả những điều sau đây:
- Bổ sung thật nhiều nước bởi khi đau họng và sốt cơ thể bị mất nước là điều không thể tránh khỏi. Có thể sử dụng nước lọc, nước Oresol đồng thời cho người bệnh uống thêm cả những loại nước hoa quả chứa hàm lượng vitamin C dồi dào như nước cam, nước chanh… Điều này cũng rất tốt trong việc thanh lọc cổ họng, làm dịu đi những cơn đau rát.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý tới khi bệnh khỏi dứt điểm. Nếu thời tiết quá nóng có thể bật điều hòa ở mức 27 – 29 độ C.
- Nếu xuất hiện cảm giác ớn lạnh, người bệnh có thể đắp chăn cho đến lúc triệu chứng được giảm bớt.
- Cho người bệnh mặc các loại quần áo nhẹ, rộng rãi để cơ thể thoải mái, bớt khó chịu.
Thông thường, để điều trị tình trạng đau họng sốt nhức đầu, một số loại thuốc sẽ được sử dụng bao gồm kháng sinh, giảm đau… Bạn nên tham khảo trước ý kiến từ bác sĩ, dược sĩ và sử dụng đúng cách, đúng liều lượng. Tuyệt đối không được tự ý kết hợp các loại thuốc cùng nhau nhằm mục đích khỏi bệnh nhanh chóng, bởi không ít trường hợp đã xảy ra các tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng. Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, việc uống thuốc nào, sử dụng ra sao phải tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Khi bị đau họng sốt kèm theo nhức đầu, hãy cho người bệnh ăn những món lỏng, bao gồm cháo, canh, súp… để dễ tiêu hóa. Ngoài ra, một số mẹo chữa đau họng sử dụng các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên như chanh, lá nhọ nồi, lá diếp cá… cũng đồng thời làm giảm tình trạng sốt. Tuy nhiên vì nó chỉ có công dụng hỗ trợ việc điều trị vì thế bạn cũng không nên quá lạm dụng.
Bài viết trên đây đã mang tới lời giải đáp cho vấn đề đau họng và sốt về chiều là bệnh gì, có nguy hiểm không và cách chữa trị như thế nào. Người bệnh không nên chủ quan trước tình trạng này, nếu thấy kéo dài mà không có dấu hiệu thuyên giảm thì hãy nhanh chóng tới bệnh viện để tìm ra nguyên nhân và được điều trị kịp thời.
Có thể bạn quan tâm: Rát lưỡi đau họng là gì? Cách giảm hiệu quả