Nhiều người thắc mắc rằng đau dạ dày có nên ăn xôi? Xôi là một món ăn gần gũi đối với người Việt. Có thể nói, mọi mâm cỗ dịp lễ Tết nhất định phải có sự xuất hiện của món ăn này. Bài viết dưới đây sẽ lý giải các câu hỏi này. Mời các bạn đón đọc.
Đau dạ dày có nên ăn xôi không?
Gạo nếp là nguyên liệu chính để chế biến lên món xôi thơm ngon. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, gạo nếp chứa hàm lượng lớn tinh bột, vitamin nhóm B, protein cùng khoáng chất canxi. Các chất này đem lại nguồn dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Bên cạnh đó, món ăn này có thể biến hóa đa dạng khi kết hợp với cốm, hạt sen, đỗ xanh,…
Mặc dù đem lại giá trị dinh dưỡng cao, nhưng nhiều người đau dạ dày khá băn khoăn khi ăn nhiều gạo nếp (xôi). Bởi theo các bác sĩ chuyên khoa, với hàm lượng calories cao, xôi gây ra các triệu chứng tức bụng, đầy hơi, có thể gây táo bón. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cho rằng đồ nếp như xôi lại khiến dạ dày co bóp nhiều hơn. Điều này có nghĩa dạ dày phải làm việc vất vả hơn để tiêu hóa hoàn toàn loại thức ăn này.
Đối với người bị đau dạ dày do các vết loét, viêm thì xôi được xem là một kẻ thù. Bởi xôi sẽ khiến vết thương trở nên khó lành miệng hơn. Ngoài ra, nhiều người có thói quen ăn xôi kèm tương ớt. Điều này gây hại rất nhiều cho hệ tiêu hóa. Ngoài những tác hại trực tiếp lên dạ dày, lượng tinh bột có trong món ăn này khiến bạn tăng cân nhanh chóng.
Với các lý do kể trên, các chuyên gia khuyên người đau dạ dày không nên ăn xôi. Như vậy, đau dạ dày có nên ăn xôi không, câu trả lời là không. Mặc dù vậy, người bệnh vẫn có thể sử dụng gạo nếp trong các bữa ăn hàng ngày. Sau đây, tác giả sẽ đưa ra một số cách sử dụng gạo nếp tốt cho người đau dạ dày. Các bạn đừng bỏ lỡ phần tiếp theo nhé!
Người bị đau dạ dày nên ăn gạo nếp như nào?
Ngoài việc sử dụng để nấu xôi, gạo nếp còn được chế biến thành các món dinh dưỡng khác. Các cách này không chỉ bổ sung sinh dưỡng tốt cho cơ thể mà còn không hại cho dạ dày.
Nấu cháo gạo nếp táo tàu
Táo tàu là một nguyên liệu thường được đưa vào các bài thuốc Đông y để dung hòa các vị thuốc khác. Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng để nấu cháo gạo nếp với hàm lượng các dưỡng chất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, bằng cách nấu nhừ, dạ dày không cần làm việc nhiều và thức ăn dễ dàng được tiêu hóa.
- Chuẩn bị: Gạo nếp, táo tàu với tỷ lệ vừa đủ cùng một số gia vị cần thiết.
- Cách làm: Đầu tiên, bạn cần vo gạo và rửa táo tàu. Tiếp đó, cho hai nguyên liệu này đun sôi cùng nước cho tới khi chín nhừ. Cuối cùng, nêm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
Nấu cháo gạo nếp mật ong
Mật ong thường được biết đến với công dụng làm đẹp tuyệt vời. Bên cạnh đó, nó cũng được sử dụng trong chế biến món ăn. Hơn nữa, vị ngọt của mật ong không gây tác hại cho cơ thể như đường tinh luyện. Với công dụng kháng viêm mạnh cũng các loại dưỡng chất có trong gạo nếp, món ăn này giúp người bệnh chống lại các cơn đau do viêm loét dạ dày.
- Chuẩn bị: Gạo nếp và mật ong theo tỷ lệ 1:1.
- Cách làm: Vo gạo nếp và xay nhuyễn. Sau đó, nấu số gạo này cùng nước sôi tới khi chín nhừ. Cuối cùng, đem mật ong trộn đều cùng cháo này. Dùng cháo gạo nếp mật ong để giúp giảm cơn đau dạ dày..
Nấu cháo gạo nếp bí đỏ
Theo các nghiên cứu, bí đỏ chứa hàm lượng lớn vitamin A, C, các chất chống oxy hóa cùng omega 3 giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể và ngăn ngừa nguy cơ mắc nhiều bệnh mãn tính. Hơn nữa, bí đỏ rất dễ nấu nhừ nên sử dụng để nấu cháo là sự lựa chọn đúng đắn.
- Chuẩn bị: Gạo nếp, bí đỏ, tôm theo tỷ lệ phù hợp cùng các gia vị cần thiết.
- Cách làm: Sau khi vo, ngâm gạo nếp cho mềm trong khoảng 2 tiếng. Bí đỏ gọt vỏ, tách vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng nhỏ. Sau đó, bạn tiến hành sơ chế tôm và băm hoặc xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho gạo nếp, bí đỏ đun cùng với nước cho đến khi chín nhừ thì cho tôm vào. Nếm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức.
Nấu cháo gạo nếp với gừng tươi
Theo Đông y, gừng có vị cay nhẹ, tính ấm giúp quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra suôn sẻ hơn. Mặt khác, theo y học hiện đại, gừng chứa một lượng lớn chất kháng viêm, giảm đau giúp cơ thể chống lại và ngăn ngừa các cơn đau do viêm loét gây ra.
- Chuẩn bị: Gạo nếp, gừng tươi, gia vị.
- Cách làm: Vo sạch gạo nếp, thái gừng thành nhiều lát mỏng. Sau đó đem gạo và gừng đun sôi với nước tới khi chín nhừ. Người bệnh có thể nêm nếm gia vị phù hợp và dùng ngay hoặc có thể chắt lấy nước cháo để uống.
Xem thêm:
- Đau dạ dày có nên ăn khoai lang? [GIẢI ĐÁP]
-
Đau dạ dày nên ăn hoa quả gì? 11 loại quả nên ăn và kiêng
Người đau dạ dày cần lưu ý điều gì khi ăn uống?
Ngoài việc kiêng ăn món xôi và sử dụng gạo nếp theo cách nấu cháo thì người bệnh đau dạ dày cần lưu ý một số điều sau để giảm gánh nặng lên bộ phận này.
- Hạn chế các đồ uống có ga, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá bởi chúng có thể khiến các vết loét trầm trọng hơn.
- Hạn chế đồ ăn chiên xào, thức ăn nhanh chứa nhiều dầu mỡ để tránh tình trạng đầy bụng, táo bón.
- Không ăn các món ăn cứng cần phải nhai nhiều bởi chúng khiến dạ dày bị áp lực khi phải co bóp liên tục để tiêu hóa thức ăn.
- Người đau dạ dày cần lưu ý không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Theo các chuyên gia, không ăn sáng khiến dạ dày tiết nhiều axit hơn. Lúc này không có thức ăn để trung hòa khiến các cơn đau dần xuất hiện.
- Bổ sung chất xơ cùng các loại vitamin giúp tăng đề kháng cho cơ thể, hạn chế tình trạng khó tiêu.
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tinh thần lạc quan để điều trị bệnh hiệu quả.
- Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao giúp cơ thể khỏe mạnh, cường tráng, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.
Nhìn chung, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “đau dạ dày có nên ăn xôi không” của bạn đọc. Để thận trọng, bạn hãy tham khảo các chuyên gia trước khi ăn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng các món ăn trên, hãy đến bệnh viện kiểm tra và được giúp đỡ. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!